Tin tổng hợp
Cả cuộc đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí minh không quên chăm lo đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho thanh niên bởi đó là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Nguyễn Trãi viết: “Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc... Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăm nuôi muôn dân, khiến cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ được cái gốc của nhạc vậy”. Mở đầu Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tuyên bố đường lối: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Tiếp thu tinh thần ấy, Hồ Chí Minh đã hơn một lần nói: “Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, bị áp bức”. Ngay trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh nêu một nguyên lý: “Nước lấy dân làm gốc” để nhắc nhở cán bộ phải luôn biết dựa vào dân và phục vụ vì dân.
Đã đến ngày mồng 2-9. Tôi được Trung ương triệu tập lên dự Hội nghị Bí thư và Chủ tịch các tỉnh miền Bắc từ hôm trước. Chiều hôm sau cùng các đại biểu đi dự mít tinh ở Quảng trường Ba Đình để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập và giới thiệu danh sách Chính phủ lâm thời. Sau đấy lại cùng về Bắc Bộ Phủ, nay là Nhà khách Chính phủ ở phố Ngô Quyền, để họp với đồng chí Trường Chinh.
Năm 1987, tổ chức khoa học, giáo dục, văn hóa của Liên hiệp quốc, UNESCO trong cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 24 (tại Paris từ 20/10 đến 20/11) đã ra Nghị quyết phong tặng Hồ Chí Minh danh hiệu kép: “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn”. Bài viết này khái quát những đánh giá của UNSECO về Hồ Chí Minh thể hiện trong Nghị quyết, qua đó khẳng định tầm vóc văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xem đây như là những tiêu chí mà UNESCO đã căn cứ để phong tặng Người là nhà văn hóa lớn.
Nhớ lại cách đây hơn một năm khi vừa bước chân đến Ai cập, nghe kể về việc Bác Hồ từng đặt chân lên đất nước Bắc Phi nhiều huyền thoại này không phải hai lần mà đến ba lần và ước nguyện đi theo dấu chân Bác đã bùng lên trong chúng tôi.
Sinh năm 1908 tại Việt Nam, mất năm 2000 tại Pháp, Họa sĩ, điêu khắc gia Vũ Cao Đàm là tác giả của nhiều tranh, tượng sáng giá, được săn lùng trong các phiên giao dịch quốc tế...
Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, rất nhiều nghệ sĩ đã vinh dự và có niềm hạnh phúc lớn là được gặp Bác Hồ, được biểu diễn phục vụ các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước ta. Trong số đó, đặc biệt có các nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng như Trần Thị Tuyết, Linh Nhâm và Kim Liên.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng hết sức phong phú và sôi nổi của mình, Bác kính yêu đã dành sự quan tâm đặc biệt cho thế hệ trẻ và để lại cho thanh niên Việt Nam và thanh niên thế giới những tình cảm quí báu và những lới dạy thiết thực đối với lớp lớp con cháu.