Chỉ mục bài viết

Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần 4

161. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm - Căn cứ Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết các hành vi phạm tội này, nâng mức phạt tiền, đồng thời hạ mức phạt tù cao nhất xuống còn 03 năm.

- Có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, hạ khung hình phạt tù đối với trường hợp phạm tội sau thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm (trước đây chỉ có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm):

+ Có tổ chức.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

+ Có tính chất chuyên nghiệp.

+ Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (cụ thể giá trị hàng phạm pháp).

+ Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (trường hợp bổ sung).

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại (trường hợp bổ sung):

i. Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối.

ii. Hàng phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

iii. Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

iv. Hàng phạm pháp trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc một trong các tội sau: Tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, tội sản xuất, buôn bán hàng giả, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, tội đầu cơ, tội trốn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Làm rõ giá trị hàng phạm pháp và số lợi thu bất chính, đồng thời hạ khung hình phạt đối với trường hợp sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (trước đây mức phạt tù từ 8 năm đến 15 năm):

+ Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau mà qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại:

i. Có tổ chức.

ii. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

iii. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

iv. Có tính chất chuyên nghiệp.

v. Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

vi. Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

vii. Tái phạm nguy hiểm.

- Nâng mức phạt tiền đối với trường hợp sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây mức phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự tội này đối với pháp nhân thương mại.

162. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả - Căn cứ Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết hóa các hành vi phạm tội, đồng thời có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù đối với tội này như sau:

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn.

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn.

+ Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc một trong tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, tội đầu cơ, tội trốn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Thêm nhiều trường hợp phạm tội, đồng thời, nâng mức mức phạt thấp nhất lên 05 năm tù thay vì 03 năm tù như trước đây:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (trước đây, mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm):

+ Có tổ chức.

+ Có tính chất chuyên nghiệp.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

+ Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn (trường hợp bổ sung)

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn (làm rõ trường hợp này hơn so với BLHS 1999).

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (làm rõ giá trị số lợi thu bất chính)

+ Làm chết người (trường hợp bổ sung).

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên (trường hợp bổ sung).

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% (trường hợp bổ sung).

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng (trường hợp bổ sung).

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại (trường hợp bổ sung).

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Thêm nhiều trường hợp bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên (trường hợp bổ sung).

+ Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên (trường hợp bổ sung).

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn (làm rõ trường hợp này hơn so với trước).

+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên (làm rõ giá trị số lợi thu bất chính).

+ Làm chết 02 người trở lên (trường hợp bổ sung).

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên (trường hợp bổ sung).

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên (trường hợp bổ sung).

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên (trường hợp bổ sung).

- Nâng mức phạt tiền tối thiểu đối với trường hợp sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây mức phạt tiền là từ 5 – 50 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại:

163. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm - Căn cứ Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Giảm mức hình phạt tù cao nhất đối với các trường hợp sau, đồng thời, bổ sung một số trường hợp:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (trước đây, mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm):

+ Có tổ chức.

+ Có tính chất chuyên nghiệp.

+ Tái phạm nguy hiểm.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

+ Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại (trường hợp bổ sung).

+ Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn (trường hợp bổ sung).

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn (trường hợp bổ sung).

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (trường hợp bổ sung).

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (trường hợp bổ sung).

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% (trường hợp bổ sung).

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (trường hợp bổ sung).

- Làm rõ việc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đồng thời, giảm khung hình phạt đối với trường hợp này như sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm (trước đây, mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm):

+ Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên.

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn.

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

+ Làm chết người.

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Làm rõ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với trường hợp sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Thu lợi bất chính từ 1.500.000.000 đồng trở lên.

+ Làm chết 02 người trở lên.

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

- Nâng mức phạt tiền đối với trường hợp sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền là từ 5 – 50 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Lần đầu tiên quy định xử lý hình sự tội này đối với pháp nhân thương mại.

164. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh - Căn cứ Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Thêm trường hợp phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Có tổ chức.

+ Có tính chất chuyên nghiệp.

+ Tái phạm nguy hiểm.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

+ Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại (trường hợp bổ sung).

+ Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn (trường hợp bổ sung).

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn (trường hợp bổ sung).

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (trường hợp bổ sung).

+ Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (trường hợp bổ sung).

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% (trường hợp bổ sung).

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (trường hợp bổ sung).

- Làm rõ việc gây hậu quả rất nghiêm trọng tại quy định sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên.

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn.

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

+ Làm chết người.

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Làm rõ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại quy định sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.

+ Làm chết 02 người trở lên.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

- Nâng mức phạt tiền đối với trường hợp sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây mức phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự tội này đối với pháp nhân thương mại.

165. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi - Căn cứ Điều 195 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Cụ thể các hành vi vi phạm tội này, nâng mức phạt tiền đối với tội này như sau:

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn.

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn.

+ Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc tại một trong tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, tội đầu cơ, tội trốn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Tăng mức phạt thấp nhất trong trường hợp phạm tội này:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (trước đây, mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm):

+ Có tổ chức.

+ Có tính chất chuyên nghiệp. (trường hợp bổ sung)

+ Tái phạm nguy hiểm.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

+ Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại (trường hợp bổ sung).

+ Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn (trường hợp bổ sung).

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn (trường hợp bổ sung).

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng (trường hợp bổ sung).

 + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (trường hợp bổ sung).

- Làm rõ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp sau, đồng thời, nâng mức phạt tù thấp nhất lên 10 năm thay vì 07 năm như trước đây:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

+ Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên.

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn.

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

- Bổ sung thêm trường hợp xử lý hình sự sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

+ Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên.

+ Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.

- Nâng mức phạt tiền đối với trường hợp sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự tội này với pháp nhân thương mại.

166. Tội đầu cơ - Căn cứ Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết hóa hành vi phạm tội và nâng mức phạt tiền, đồng thời hạ mức phạt cao nhất xuống còn 03 năm thay vì 05 năm như trước đây:

Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (trước đây, mức phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm):

+ Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, đồng thời hạ mức phạt tù cao nhất xuống còn 07 năm thay vì 10 năm như trước:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm (trước đây, mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm):

+ Có tổ chức.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

+ Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng. (chi tiết giá trị hàng đầu cơ).

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. (chi tiết giá trị số lợi bất chính)

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, đồng thời hạ mức phạt tù thấp nhất xuống còn 07 năm thay vì 08 năm như trước:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (trước đây, mức phạt tù từ 08 năm đến 15 năm):

+ Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên (chi tiết giá trị hàng đầu cơ)

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên (chi tiết số lợi thu bất chính)

+ Tái phạm nguy hiểm (trước quy định là gây hậu quả nghiêm trọng)

- Nâng mức phạt tiền đối với trường hợp sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự tội này với pháp nhân thương mại.

167. Tội quảng cáo gian dối - Căn cứ Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015

Bãi bỏ quy định phạt tù đối với tội này.

168. Tội lừa dối khách hàng - Căn cứ Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết hành vi phạm tội này, bãi bỏ hình thức phạt tù, đồng thời nâng mức phạt tiền như sau:

Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng) hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

- Có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, đồng thời hạ khung hình phạt tù đối với trường hợp sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (trước đây, mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm):

+ Có tổ chức.

+ Có tính chất chuyên nghiệp.

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

- Thêm hình phạt bổ sung, đồng thời nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng), cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

169. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện - Căn cứ Điều 199 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết các hành vi phạm tội này, đồng thời nâng mức phạt tiền như sau:

Người nào có trách nhiệm mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định.

+ Từ chối cung cấp điện không có căn cứ.

+ Trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng.

- Làm rõ việc gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời, có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, hạ khung hình phạt này như sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

+ Làm chết người.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Làm chết 02 người trở lên.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

- Nâng mức phạt tiền đối với trường hợp sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 2 – 20 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

170. Tội trốn thuế - Căn cứ Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết các hành vi phạm tội trốn thuế, tăng giá trị tài sản bị vi phạm, đồng thời quy định cụ thể số tiền phạt và thay hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau: Tội buôn lậu, Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, Tội đầu cơ, Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả, Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép chất ma túy, Tội chiếm đoạt chất ma túy, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy, Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự, Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng (trước đây mức phạt tiền là 01 đến 05 lần số tiền trốn thuế) hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (trước đây quy định cải tạo không giam giữ đến 02 năm):

+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.

+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.

+ Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.

+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn.

+ Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.

+ Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.

+ Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa.

+ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

- Thêm nhiều trường hợp phạm tội, quy định cụ thể mức phạt tiền, nâng mức phạt tù thấp nhất lên 01 năm thay vì 06 tháng như trước:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền là 01 đến 05 lần số tiền trốn thuế) hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm (trước đây, mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm):

+ Có tổ chức.

+ Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng (trước đây số tiền trốn thuế từ 150 – 500 triệu đồng)

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Có thể lựa chọn phạt tiền hay phạt tù, đồng thời nâng số tiền trốn thuế lên 1.000.000.000 đồng trở lên thay vì 500.000.000 đồng như trước:

Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Thêm nhiều hình phạt bổ sung, quy định cụ thể mức tiền phạt:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự pháp nhân thương mại đối với tội này như sau.

171. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự - Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết giá trị lãi suất cao hơn được xem là vi phạm, quy định cụ thể mức phạt tiền, đồng thời, nâng thời hạn phạt cải tạo không giam giữ lên 03 năm thay vì 01 năm như trước đây:

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 01 đến 10 lần số tiền lãi vi phạm) hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (trước đây, mức phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm).

- Có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, đồng thời làm rõ số lợi thu bất chính: Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Làm rõ mức tiền phạt đối với hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 01 đến 05 lần số lợi thu bất chính), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

172. Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả - Căn cứ Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết các hành vi phạm tội, nâng mức phạt tiền, đồng thời thêm hình phạt cải tạo không giam giữ:

Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây mức phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng từ 15.000 đến dưới 30.000 đơn vị.

+ Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

- Thêm sự lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù đối với các trường hợp sau, đồng thời bổ sung một số trường hợp:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng 30.000 đơn vị trở lên (trường hợp bổ sung).

+ Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá 200.000.000 đồng trở lên (trường hợp bổ sung).

+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên (làm rõ số lợi thu bất chính)

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

173. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước - Căn cứ Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết số chứng từ và số lợi thu bất chính đối với hành vi phạm tội này:

Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Thêm sự lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, đồng thời chi tiết nội dung một số trường hợp:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức.

+ Có tính chất chuyên nghiệp.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

+ Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên (làm rõ số lượng hóa đơn chứng từ vi phạm)

+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên (làm rõ số lợi thu bất chính).

+ Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên (làm rõ việc gây hậu quả nghiêm trọng)

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Hạ mức phạt tiền cao nhất đối với hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 150 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Lần đầu tiên quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại.

174. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước - Căn cứ Điều 204 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Làm rõ giá trị tài sản bị thiệt hại, bãi bỏ hình phạt tù, nâng mức phạt cải tạo không giam giữ:

Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (trước đây, mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm).

- Thêm sự lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, giảm nhẹ mức phạt tù đối với các trường hợp sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (trước đây, mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm):

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

+ Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

175. Tội lập quỹ trái phép - Căn cứ Điều 205 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Thay hình phạt tù bằng hình phạt tiền đối với tội này:

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm) hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Thêm sự lựa chọn hoặc phạt tiền hoặc phạt tù, giảm khung hình phạt tù đối với các trường hợp sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (trước đây, khung hình phạt tù từ 03 – 10 năm):

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát.

+ Để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

+ Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

- Giảm khung hình phạt tù đối với trường hợp sau:

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (trước đây, mức phạt tù từ 08 năm đến 15 năm).

- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây mức phạt tiền từ 5 -30 triệu đồng).

176. Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài - Căn cứ Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết các hành vi phạm tội, nâng mức phạt tiền đối với tội này, giảm hình phạt tù đối với tội này:

Người nào trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng (mức phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (trước đây, mức phạt tù từ 01 năm đến 07 năm):

+ Cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.

+ Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng không được cấp tín dụng theo quy định pháp luật.

+ Vi phạm các hạn chế để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng hoặc cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng.

+ Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ tín dụng đối với các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng.

+ Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

+ Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng hoặc mua bán tài sản.

+ Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả; tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Quy định chi tiết các trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời quy định lại khung hình phạt:

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

177. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả - Căn cứ Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Làm rõ trường hợp nghiêm trọng đối với quy định sau:

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

- Làm rõ trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời quy định mức phạt tù thấp nhất:

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Quy định mức phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội:

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

178. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác - Căn cứ Điều 208 Bộ luật Hình sự năm 2015

Làm rõ trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đồng thời quy định lại khung hình phạt đối với các trường hợp sau:

- Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

- Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

- Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

179. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán - Căn cứ Điều 209 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Giảm mức phạt tù thấp nhất xuống còn 03 tháng thay vì 06 tháng như trước đây, đồng thời quy định chi tiết hành vi phạm tội:

Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (trước đây, mức phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm):

+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm.

- Có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, chi tiết một số trường hợp:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức.

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên (Làm rõ số lợi thu bất chính)

+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên (Làm rõ trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng)

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Nâng mức phạt tiền đối với trường hợp sau:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 150 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại.

180. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán - Căn cứ Điều 210 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Làm rõ số lợi thu bất chính, đồng thời, nâng mức phạt tiền và bãi bỏ hình phạt cải tạo không giam giữ:

Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu từ từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù và làm rõ một số trường hợp:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức.

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên (làm rõ số lợi thu bất chính).

+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên (làm rõ gây hậu quả nghiêm trọng).

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 150 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại.

181. Tội thao túng thị trường chứng khoán - Căn cứ Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết hành vi phạm tội hơn trước, nâng mức phạt tiền đối với hành vi phạm tội này, bãi bỏ hình phạt cải tạo không giam giữ:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.

+ Thông đồng với người khác đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo.

+ Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.

+ Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán.

+ Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó.

+ Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

- Làm rõ một số trường hợp, thêm sự lựa chọn hoặc phạt tiền hoặc phạt tù:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức.

+ Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên (làm rõ số lợi thu bất chính)

+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên (làm rõ việc gây hậu quả nghiêm trọng)

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 150 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại.

182. Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán - Căn cứ Điều 212 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

183. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm - Căn cứ Điều 213 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

184. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp - Căn cứ Điều 214 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

185. Tội gian lận bảo hiểm y tế - Căn cứ Điều 215 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

186. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động - Căn cứ Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015

187. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh - Căn cứ Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

188. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Căn cứ Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

190. Tội vi phạm qui định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng - Căn cứ Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

191. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng - Căn cứ Điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

192. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng -Căn cứ Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015

193. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng - Căn cứ Điều 223 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

194. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng - Căn cứ Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

195. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan - Căn cứ Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết giá trị số lợi thu bất chính hoặc giá trị gây thiệt hại, đồng thời nâng mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng), nâng mức phạt cải tạo không giam giữ đối với hành vi phạm tội đến 03 năm (trước đây, mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm) đối với tội này.

- Có thể lựa chọn phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, đồng thời bổ sung một số trường hợp phạm tội sau:

+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên (trường hợp bổ sung)

+ Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên (làm rõ trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng)

+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên (trường hợp bổ sung)

- Đối với hình phạt bổ sung về hành vi phạm tội này là nâng mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự với pháp nhân thương mại phạm tội:

196. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - Căn cứ Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015

- Chi tiết số lợi thu bất chính và giá trị tài sản gây thiệt hại vi phạm, nâng mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng) và mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (trước đây, mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm)

- Có thể lựa chọn phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, bổ sung một số trường hợp phạm tội:

+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên (trường hợp bổ sung)

+ Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên (chi tiết trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng)

+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên (trường hợp bổ sung)

- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Lần đầu quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại.

Kim Yến (Tổng hợp)

Bài viết khác: