Những điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần 5
197. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên - Căn cứ Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết giá trị tài sản bị vi phạm, nâng mức phạt tiền và bãi bỏ hình phạt cảnh cáo đối với hành vi phạm tội này.
- Chi tiết các trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, có thể lựa chọn hình phạt tiền thay hình phạt tù:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc loại khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên.
+ Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 trở lên.
+ Có tổ chức.
+ Gây sự cố môi trường.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên.
+ Làm chết người.
- Lần đầu quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
198. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai - Căn cứ Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nâng mức phạt tiền, đồng thời nâng mức phạt tù thấp nhất lên 06 tháng thay vì 03 tháng như trước.
- Nâng mức phạt tiền đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng).
199. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai - Căn cứ Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết các hành vi phạm tội, không thay đổi các mức phạt.
200. Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Căn cứ Điều 230 Bộ luật Hình sự năm 2015
Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015.
201. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ - Căn cứ Điều 231 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết giá trị tài sản bị vi phạm, đồng thời, thay hình phạt tù bằng hình phạt tiền.
- Thêm sự lựa chọn hoặc phạt tiền hoặc phạt tù, đồng thời, làm rõ trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ 300.000.000 đồng trở lên (làm rõ trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng).
+ Gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội (làm rõ trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng).
202. Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản - Căn cứ Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết các hành vi phạm tội này, đồng thời nâng mức phạt tiền và mức phạt tù thấp nhất lên 06 tháng thay vì 03 tháng như trước.
- Lần đầu quy định xử lý hình sự với pháp nhân thương mại.
- Thêm sự lựa chọn hoặc phạt tiền hoặc phạt tù, tách 02 nhóm và chi tiết các hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 40 (m3) đến dưới 80 (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 25 (m3) đến dưới 50 (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 30 (m3) đến dưới 60 (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 20 (m3) đến dưới 40 (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.
+ Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 30 (m3) đến dưới 60 (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 (m3) đến dưới 20 (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.
+ Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng.
+ Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 03 (m3) đến dưới 06 (m3) đối với gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 20 (m3) đến dưới 40 (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 40 (m3) đến dưới 80 (m3) gỗ của loài thực vật thông thường.
+ Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng.
+ Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
+ Phạm tội có tổ chức.
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung: Từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng).
203. Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng - Căn cứ Điều 233 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết các hành vi phạm tội.
- Chi tiết các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 25.000 (m2) đến dưới 40.000 (m2) đối với rừng sản xuất; từ 20.000 (m2) đến dưới 30.000 (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 15.000 (m2) đến dưới 25.000 (m2) đối với rừng đặc dụng (Chi tiết hành vi gây hậu quả nghiêm trọng).
+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 12.500 (m2) đến dưới 17.000 (m2) đối với rừng sản xuất; từ 10.000 (m2) đến 15.000 (m2) đối với rừng phòng hộ hoặc từ 7.500 (m2) đến 12.000 (m2) đối với rừng đặc dụng (Chi tiết hành vi gây hậu quả nghiêm trọng).
+ Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau (Chi tiết hành vi gây hậu quả nghiêm trọng).
i. Khai thác trái phép rừng sản xuất với khối lượng từ 40 (m3) đến dưới 80 (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 25 (m3) đến dưới 50 (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.
ii. Khai thác trái phép rừng phòng hộ với khối lượng từ 30 (m3) đến dưới 60 (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 20 (m3) đến dưới 40 (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.
iii. Khai thác trái phép rừng đặc dụng với khối lượng từ 30 (m3) đến dưới 60 (m3) gỗ loài thực vật thông thường; từ 10 (m3) đến dưới 20 (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA.
iv. Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng.
v. Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép từ 03 (m3) đến dưới 06 (m3) đối với gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; từ 20 (m3) đến dưới 40 (m3) gỗ loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài của loài thực vật thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp; từ 40 (m3) đến dưới 80 (m3) gỗ của loài thực vật thông thường.
vi. Tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái pháp luật các loài thực vật hoang dã khác trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng.
vii. Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
viii. Phạm tội có tổ chức.
ix. Tái phạm nguy hiểm.
- Chi tiết các hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
+ Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 40.000 (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 30.000 (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 25.000 (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng.
+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật từ 17.000 (m2) trở lên đối với rừng sản xuất; từ 15.000 (m2) trở lên đối với rừng phòng hộ hoặc từ 12.000 (m2) trở lên đối với rừng đặc dụng.
204. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã - Căn cứ Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết các hành vi vi phạm, tăng mức phạt cải tạo không giam giữ lên 03 năm thay vì 02 năm như trước.
- Lần đầu quy định xử lý hình sự với pháp nhân thương mại.
- Có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù, nâng mức phạt tù thấp nhất lên 03 năm thay vì 02 năm như trước và chi tiết trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm (trước đây, mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm):
+ Có tổ chức.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
+ Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm.
+ Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm.
+ Buôn bán, vận chuyển qua biên giới (chi tiết việc gây hậu quả rất nghiêm trọng)
+ Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng; động vật hoang dã thông thường hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên (chi tiết việc gây hậu quả rất nghiêm trọng).
+ Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (chi tiết việc gây hậu quả rất nghiêm trọng).
+ Tái phạm nguy hiểm.
Pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp trên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
- Lần đầu quy định xử lý hình sự với pháp nhân thương mại.
- Chi tiết các trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nâng khung hình phạt lên từ 07 năm đến 12 năm thay vì 02 năm đến 07 năm như trước:
+ Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc bộ phận, sản phẩm của các động vật đó trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên.
+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
- Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội quy định về đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung: Từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 2 – 20 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Chương XIX: Các tội phạm về môi trường
205. Tội gây ô nhiễm môi trường - Căn cứ Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết các hành vi phạm tội, nâng mức phạt tiền, bãi bỏ mức phạt cải tạo không giam giữ, đồng thời nâng mức phạt tù thấp nhất lên 01 năm thay vì 06 tháng như trước.
- Lần đầu quy định xử lý hình sự với pháp nhân thương mại.
- Bổ sung quy định sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam.
+ Chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy thuộc danh mục cấm sử dụng trái quy định của pháp luật từ 2.000 kilôgam trở lên.
+ Xả thải ra môi trường từ 1.000 (m3)/ngày đến 10.000 (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần.
+ Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần.
+ Xả ra môi trường từ 1.000 (m3)/ngày đến dưới 10.000 (m3)/ngày trở nước thải lên thuộc một trong các trường hợp nước có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14.
+ Thải ra môi trường từ 150.000 (m3)/giờ đến dưới 300.000 (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên.
+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 100.000 kilôgam đến 200.000 kilôgam.
+ Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
+ Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần.
- Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội quy định về đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung: Từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Quy định hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
206. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại - Căn cứ Điều 236 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Quy định chi tiết hành vi phạm tội, giảm mức phạt tiền tối đa và giảm khung hình phạt tù.
- Có thể lựa chọn hoặc phạt tiền hoặc phạt tù, giảm mức phạt tù cao nhất xuống còn 05 năm và thêm trường hợp phạm tội: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm (trước đây, mức phạt tiền từ 02 năm đến 07 năm):
+ Chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép (trường hợp bổ sung)
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Làm rõ trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
Phạm tội thuộc trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
207. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường - Căn cứ Điều 237 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Làm rõ hậu quả nghiêm trọng xảy ra do hành vi phạm tội này, và nâng mức phạt cải tạo không giam giữ lên 02 năm:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (trước đây, mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường.
+ Vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
Pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp trên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
- Lần đầu quy định xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội.
- Làm rõ trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng và có thể lựa chọn phạt tiền hoặc phạt tù: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Làm chết người.
+ Gây thiệt hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng.
Pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp trên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng.
- Làm rõ trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Làm chết 02 người trở lên.
+ Gây thiệt hại về tài sản 7.000.000.000 đồng trở lên.
Pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp trên, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng.
- Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Giảm mức phạt tiền tối đa xuống còn 50 triệu đồng đối với hình phạt bổ sung.
208. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông - Căn cứ Điều 238 Bộ luật Hình sự năm 2015
Đây là điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015.
209. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam - Căn cứ Điều 239 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Lần đầu quy định xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội
- Giảm mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung: Từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Quy định hình phạt bổ sung cho pháp nhân thương mại phạm tội: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
210. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người - Căn cứ Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nâng mức phạt tiền thấp nhất lên 20 triệu đồng đối với hình phạt bổ sung: Từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
211. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật - Căn cứ Điều 241 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra và nâng mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng).
212. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản - Căn cứ Điều 242 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết hậu quả do hành vi này gây ra và nâng mức phạt tiền đối với tội phạm này từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng).
- Lần đầu quy định xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội.
- Làm rõ trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và nâng mức phạt tiền:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng) hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
+ Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên.
+ Làm chết người.
Pháp nhân phạm tội thuộc các trường hợp trên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (trước đây, mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm):
+ Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Làm chết 02 người trở lên.
Pháp nhân phạm tội thuộc các trường hợp trên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 2 – 20 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Quy định hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn ngày 27 tháng 11 năm 2015 từ 01 năm đến 03 năm.
213. Tội huỷ hoại rừng - Căn cứ Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Cụ thể hóa các hành vi phạm tội, nâng mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng), nâng mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (trước đây, mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm).
- Lần đầu quy định xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội.
- Giảm mức phạt tù tối đa xuống còn 07 năm, chi tiết các trường hợp phạm tội:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm (trước đây, mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm):
+ Có tổ chức.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
+ Tái phạm nguy hiểm.
+ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 (m2) đến dưới 100.000 (m2) (chi tiết hành vi phạm tội)
+ Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2) (chi tiết hành vi phạm tội)
+ Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2) (chi tiết hành vi phạm tội)
+ Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2) (chi tiết hành vi phạm tội)
+ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu (chi tiết hành vi phạm tội).
+ Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng (chi tiết hành vi phạm tội).
- Lần đầu quy định xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội.
- Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định về đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 2 – 20 triệu đồng).
214. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm - Căn cứ Điều 244 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết các hành vi phạm tội, nâng mức phạt tiền và nâng mức phạt tù thấp nhất lên 01 năm.
- Lần đầu quy định xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội.
- Tăng khung hình phạt và làm rõ trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, và tăng khung hình phạt với tội phạm này.
- Bổ sung quy định sau:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
+ Số lượng động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, lớp bò sát trở lên hoặc 16 cá thể lớp khác trở lên thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
+ Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật trở lên thuộc các lớp khác.
+ Từ 03 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại trở lên; 06 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại trở lên; ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.
Pháp nhân phạm tội thuộc các trường hợp trên, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
- Lần đầu quy định xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội
- Ngoài ra, pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp quy định về đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 2 – 20 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
215. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên - Căn cứ Điều 245 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết các hành vi vi phạm và nâng mức phạt tiền đối với hành vi phạm tội này.
- Lần đầu quy định xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 2 – 20 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Quy định hình phạt bổ sung với pháp nhân thương mại phạm tội:
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
216. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại - Căn cứ Điều 246 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết hành vi phạm tội và nâng mức hình phạt như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (trước đây, mức phạt tù 06 tháng đến 05 năm).
Chương XX: Các tội phạm về ma túy
217. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy - Căn cứ Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Bổ sung trường hợp phạm tội:
Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây. (trường hợp bổ sung)
- Bổ sung quy định sau:
Người nào phạm tội thuộc trường hợp trên, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn TNHS.
- Thêm trường hợp phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, đó là trường hợp: Với số lượng 3.000 cây trở lên.
- Nâng mức phạt tiền thấp nhất lên 5 triệu đối với hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 1 – 50 triệu đồng)
218. Tội sản xuất trái phép chất ma túy - Căn cứ Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Thêm trường hợp bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, đó là trường hợp: Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam.
- Thêm trường hợp bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, đó là trường hợp: Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam.
- Thêm trường hợp bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, đó là trường hợp: Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 100 gam trở lên.
219. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy - Căn cứ Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết hành vi phạm tội và giảm khung hình phạt đối với tội này là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (trước đây, mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm).
220. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy - Căn cứ Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015
Quy định chi tiết hơn hành vi phạm tội này so với Bộ luật Hình sự năm 1999
221. Tội mua bán trái phép chất ma túy - Căn cứ Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Thêm trường hợp phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, đó là trường hợp: Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam và mua bán với 02 người trở lên;
- Thêm trường hợp phạm tội bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, đó là trường hợp: Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam.
- Thêm trường hợp phạm tội bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, đó là trường hợp: Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 100 gam trở lên.
222. Tội chiếm đoạt chất ma túy - Căn cứ Điều 252 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Giảm khung hình phạt đối với tội này là bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (trước đây, mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm).
223.Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy - Căn cứ Điều 253 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Làm rõ trường hợp phạm tội:
Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong những trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Tiền chất có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam đối với thể rắn, từ 75 mililít đến dưới 300 mililít đối với thể lỏng.
- Thêm trường hợp phạm tội bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm, đó là trường hợp: Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội.
- Bổ sung quy định sau:
Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng.
Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc điều khoản nào thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu TNHS theo điều khoản đó.
224. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy - Căn cứ Điều 254 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Bổ sung thêm trường hợp phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, đó là trường hợp: Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội và làm rõ số lượng vận chuyển phạm pháp “Vận chuyển với số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên”
225. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy - Căn cứ Điều 256 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Bổ sung thêm quy định “nếu không thuộc trường hợp phạm tội sử dụng trái pháp chất ma túy” vào quy định sau:
Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp phạm tội sử dụng trái pháp chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
226. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy - Căn cứ Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Bổ sung thêm trường hợp phạm tội bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, đó là trường hợp vì tư lợi.
227. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy - Căn cứ Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Giảm khung hình phạt đối với tội này:
Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (trước đây, mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm).
- Giảm khung hình phạt và bổ sung trường hợp phạm tội sau:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (trước đây, mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm):
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi.
+ Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi.
+ Đối với phụ nữ mà biết là có thai.
+ Đối với 02 người trở lên.
+ Đối với người đang cai nghiện.
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
+ Gây bệnh nguy hiểm cho người khác.
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Giảm khung hình phạt đối với các trường hợp phạm tội sau:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm (trước đây, mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm):
+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người.
+ Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên.
+ Đối với người dưới 13 tuổi.
- Quy định mức phạt tù thấp nhất đối với trường hợp sau:
Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
228. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần - Căn cứ Điều 259 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nâng mức phạt tiền tối thiểu đối với hình phạt bổ sung từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng), cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Chương XXI: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
229. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ - Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 - Căn cứ Điều 261 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nâng mức phạt tiền, tăng khung hình phạt và làm rõ thiệt hại do hành vi phạm tội này gây ra cụ thể: Nâng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (trước đây, mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm).
- Bổ sung quy định sau:
Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Có thể lựa chọn hình thức phạt tiền hoặc các hình thức phạt khác và giảm mức phạt tù cao nhất xuống còn 01 năm:
Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm (trước đây, mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm)
230. Tội cản trở giao thông đường bộ
- Làm rõ hậu quả do hành vi này gây ra, nâng mức phạt tiền và mức phạt tù thấp nhất đối với hành vi phạm tội này.
- Bổ sung quy định sau:
Người đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Bãi bỏ hình thức phạt tù đối với quy định sau:
Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
231.Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông - Căn cứ Điều 262 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Làm rõ hậu quả do hành vi này gây ra và nâng mức phạt tiền đối với hành vi phạm tội này.
- Bổ sung quy định sau:
Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
232. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ - Căn cứ Điều 263 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết hành vi phạm tội và làm rõ hậu quả do hành vi này gây ra, nâng mức phạt tiền đối với các hành vi này từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng).
- Bổ sung quy định sau:
Người có thẩm quyền mà biết rõ người không có giấy phép lái xe, không đủ sức khỏe, độ tuổi để điều khiển phương tiện, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà vẫn điều động người đó điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Bổ sung mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
233. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ - Căn cứ Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Cụ thể hóa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi này gây ra, đồng thời nâng mức phạt tiền và bãi bỏ hình phạt tù đối với tội này.
- Bổ sung quy định sau:
Người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
- Quy định hình phạt bổ sung đối với tội này như sau:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
234. Tội tổ chức đua xe trái phép - Căn cứ Điều 265 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nâng mức phạt tiền đối với tội này từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Bổ sung quy định sau:
Người tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 30 triệu đồng)
235. Tội đua xe trái phép - Căn cứ Điều 266 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Chi tiết hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra, nâng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng), và hạ mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (trước đây, mức phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm).
- Nâng mức phạt tiền đối với hình phạt bổ sung từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 5 – 30 triệu đồng).
236. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt - Căn cứ Điều 267 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Làm rõ hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra và nâng mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng).
- Bổ sung quy định sau:
Người chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
237. Tội cản trở giao thông đường sắt - Căn cứ Điều 268 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Làm rõ hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra, nâng mức phạt tiền và hạ mức phạt tù cao nhất.
- Bổ sung quy định sau:
Người đặt chướng ngại vật trên đường sắt; làm xê dịch ray, tà vẹt; tự ý khoan, đào, xẻ trái phép nền đường sắt, mở đường ngang, xây cống hoặc các công trình khác trái phép qua đường sắt; làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt; để súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển; đưa trái phép phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy trên đường sắt hoặc phá hoại phương tiện giao thông vận tải đường sắt hoặc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường sắt cản trở giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Nâng mức phạt tiền và mức phạt cải tạo không giam giữ đối với hình phạt bổ sung:
Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thực tế gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm (trước đây, mức phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm) hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
238. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn - Căn cứ Điều 269 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Bổ sung quy định sau: Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt mà cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện, thiết bị không có giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm hoặc có nhưng biết là các phương tiện, thiết bị đó không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
239. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt - Căn cứ Điều 270 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Làm rõ hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra và nâng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng).
- Bổ sung quy định sau:
Người điều động hoặc giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người không đủ sức khỏe; người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
240. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt - Căn cứ Điều 271 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Làm rõ hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra, nâng mức phạt tiền và giảm khung hình phạt tù.
- Bổ sung quy định sau:
Người giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
241. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ - Căn cứ Điều 272 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Làm rõ hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra và nâng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trước đây, mức phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng).
- Bổ sung quy định sau:
Người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Kim Yến (Tổng hợp)