84. Lấy lời khai của người làm chứng - Căn cứ Khoản 1, 3 Điều 99 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Bổ sung quy định về việc lấy lời khai của người làm chứng:
Trước khi lấy lời khai của người làm chứng, Thẩm phán phải giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình.
- Thêm đối tượng phải có người đại diện trong quá trình lấy lời khai, đó là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
85. Đối chất - Căn cứ Khoản 2 Điều 100 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Biên bản đối chất có thể có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất:
Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.
86. Xem xét, thẩm định tại chỗ - Căn cứ Điều 101 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Làm rõ quy định xem xét, thẩm định tại chỗ:
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
- Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ có thể có chữ ký, điểm chỉ của Công an xã, phường, thị trấn: Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định.
Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
- Bổ sung các quy định sau: Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Thẩm phán có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
87. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định - Căn cứ Khoản 1, 3, 4, 5 Điều 102 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Bổ sung quy định sau:
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự.
Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
- Làm rõ trường hợp giải thích kết luận giám định, trường hợp giám định lại, trường hợp giám định bổ sung:
Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao theo Luật giám định tư pháp.
88. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo - Căn cứ Khoản 3 Điều 103 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định đối với việc người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo: Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.
89. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản - Căn cứ Khoản 1, 3, 4, 5 Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Bổ sung quy định sau: Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
- Phải thành lập Hội đồng định giá trong các trường hợp sau:
+ Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.
+ Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản.
+ Các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
- Thay đổi hướng xử lý trong trường hợp cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá hoặc người được cử tham gia Hội đồng định gia không tham gia trong thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản: Trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản:
+ Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người được quy định phải từ chối hoặc phải thay đổi người THTT không được tham gia Hội đồng định giá.
Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.
+ Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ.
Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá.
Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá.
+ Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
- Bổ sung quy định sau: Việc định giá lại tài sản được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết VADS.
90. Ủy thác thu thập chứng cứ - Căn cứ Khoản 5 Điều 105 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau: Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo đúng thời hạn quy định hoặc đúng quy định ủy thác phải thu thập chứng cứ ở nước ngoài hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Tòa án giải quyết vụ án trên cơ sở chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc dân sự.
91. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ - Căn cứ Điều 106 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định chi tiết cụ thể hơn trước, tuy nhiên, không thay đổi thời hạn cung cấp tài liệu, chứng cứ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm.
- Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ, đương sự phải làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp; lý do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người có yêu cầu.
- Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu, chứng cứ cần thu thập; lý do mình không tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.
- Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhânđang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
- Trường hợp VKS có yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo quy định trên.
92. Bảo quản tài liệu, chứng cứ - Căn cứ Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Việc bảo quản tài liệu tương tự việc bảo quản chứng cứ đã được đề cập tại BLTTDS 2004, đồng thời, bổ sung quy định sau:
Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.
Căn cứ Khoản 4 Điều 107 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
93. Đánh giá chứng cứ
Nhấn mạnh kết quả đánh giá chứng cứ được công nhận:
Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.
94. Công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ - Căn cứ Khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Việc công bố và sử dụng tài liệu tương tự việc công bố và sử dụng chứng cứ, đồng thời bổ sung loại chứng cứ không công khai và quy định các chứng cứ không công khai nhưng phải thông báo cho đương sự biết về những tài liệu, chứng cứ không công khai này: Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.
95. Bảo vệ chứng cứ - Căn cứ Khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau:
Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản.
Chương VIII: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
96. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - Căn cứ Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Mở rộng mục đích yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định (sẽ đề cập sau) có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
97. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng - Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Thêm trường hợp Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp này hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường thiệt hại, đó là trường hợp: Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.
- Bổ sung quy định sau: Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
98. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời - Căn cứ Khoản 1, 4, 5, 13, 14, 15, 16 Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã đề cập tại BLTTDS 2015, bổ sung các biện pháp sau:
- Giao người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
- Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đìn.
- Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
- Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
99. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục - Căn cứ Điều 115 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Thêm quy định đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến những người này mà họ chưa có người giám hộ. Đồng thời, nhấn mạnh nguyện vọng của người chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trở lên. Việc giao người chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người đó.
100. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động - Căn cứ Điều 118 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Tương ứng với các biện pháp khẩn cấp tạm thời được bổ sung, biện pháp này được quy định chi tiết, cụ thể hơn trước: Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động được áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền bồi thường, tiền trợ cấp, chăm sóc sức khỏe theo quy định pháp luật.
101. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động - Căn cứ Điều 119 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Nội dung quy định này được nêu cụ thể hơn như sau:
Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải người lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc không được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định pháp luật về lao động.
102. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ - Căn cứ Điều 128 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
103. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình - Căn cứ Điều 129 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình được áp dụng nếu biện pháp đó là cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự của nạn nhân bạo lực gia đình theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
104. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu - Căn cứ Điều 130 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Tạm dừng việc đóng thầu, phê duyệt danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng được áp dụng nếu quá trình giải quyết vụ án cho thấy việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật.
105. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án - Căn cứ Điều 131 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay để bảo đảm giải quyết vụ án dân sự mà vụ án đó do chủ sở hữu tàu bay, chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm, người bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc người có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay khởi kiện theo quy định pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam.
- Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau:
+ Tàu biển bị yêu cầu bắt giữ để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ tàu biển đã khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án.
+ Chủ tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án đang giải quyết và vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
+ Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người có nghĩa vụ về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
+ Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án phát sinh trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó.
+ Tranh chấp đang được giải quyết trong vụ án liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu tàu biển đó.
- Trình tự, thủ tục bắt giữ tàu bay, tàu biển được áp dụng theo quy định pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.
106. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài các nội dung đã quy định tại BLTTDS 2004, bổ sung các nội dung sau:
+ Số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
+ Số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Không thay đổi thời hạn giải quyết, nhưng nêu chi tiết việc giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án:
+ Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm buộc phải thực hiện thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
+ Trường hợp HĐXX nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì HĐXX xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án.
Nếu chấp nhận thì HĐXX ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm bắt buộc.
Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm HĐXX ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi HĐXX vào phòng nghị án; nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì HĐXX phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.
107. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm - Căn cứ Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Thêm biện pháp bảo đảm và quy định chi tiết như sau:
Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.
+ Kê biên tài sản đang tranh chấp.
+ Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
+ Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
+ Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
+ Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
+ Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
+ Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
Đối với trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.
108. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời - Căn cứ Điều 138 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Thêm trường hợp Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng:
+ Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo BLTTDS 2015.
+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo BLTTDS 2015.
+ Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn.
+ Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo BLTTDS 2015.
- Tương ứng biện pháp bảo đảm được bổ sung thì khi hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng bổ sung thêm khoản nhận lại, đó là chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác: Trường hợp hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá quy định, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
- Bổ sung quy định thủ tục ra quyết định hủy bỏ:
Thủ tục ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết.
109. Thi hành quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời - Căn cứ Khoản 2 Điều 142 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung cụm từ “quyền sử dụng” vào quy định sau:
Trường hợp quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì đương sự có nghĩa vụ nộp bản sao quyết định cho cơ quan quản lý đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Chương IX: Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
110. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí - Căn cứ Khoản 3 Điều 143 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau:
Tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.
111. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí - Căn cứ Khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Bổ sung cụm từ “được miễn” vào quy định sau:
Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Ngoài ra, bổ sung quy định sau:
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.
112. Nghĩa vụ chịu lệ phí - Căn cứ Khoản 2 Điều 149 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau:
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định pháp luật.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.
113. Quy định cụ thể về án phí, lệ phí - Căn cứ Điều 150 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định cụ thể như sau: Căn cứ vào quy định của Luật phí và lệ phí và BLTTDS 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về án phí, lệ phí Tòa án; mức thu án phí, lệ phí Tòa án đối với mỗi loại vụ việc cụ thể; các trường hợp được miễn, giảm hoặc không phải nộp án phí, lệ phí Tòa án; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.
114. Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài - Căn cứ Điều 151 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là số tiền mà Tòa án tạm tính để chi trả cho việc ủy thác tư pháp khi tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định và các yêu cầu tương trợ tư pháp có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
- Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định pháp luật Việt Nam và của nước được yêu cầu ủy thác tư pháp.
115. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài - Căn cứ Điều 152 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Nguyên đơn, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
- Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
116. Nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài - Căn cứ Điều 153 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được xác định như sau:
- Đương sự phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài nếu yêu cầu giải quyết vụ việc của họ không được Tòa án chấp nhận.
- Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
- Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định sau thì nguyên đơn phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài:
+ Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
+ Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. HĐXX phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định sau thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
+ Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị.
+ Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
- Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo BLTTDS 2015 thì người yêu cầu phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
117. Xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài - Căn cứ Điều 154 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp không phải chịu chi phí ủy thác tư pháp thì người phải chịu chi phí ủy thác tư pháp theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp.
- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp phải chịu chi phí ủy thác tư pháp, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
118. Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ - Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
- Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định pháp luật.
119. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ Căn cứ Điều 156 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.
- Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
120. Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ - Căn cứ Khoản 1 Điều 157 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
- Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
- Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
- Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định sau thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ:
+ Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
+ Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. HĐXX phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định sau thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ:
+ Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị.
+ Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
- Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo BLTTDS 2015 thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
121. Xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ - Căn cứ Điều 158 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì người phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
122. Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định - Căn cứ Khoản 1 Điều 159 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung cụm từ “hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự” vào quy định sau: Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.
123. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định - Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 160 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định trong trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác: Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Đương sự, người có yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo Luật Giám định tư pháp.
124. Nghĩa vụ chịu chi phí giám định - Căn cứ Điều 161 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định chi tiết hơn trước như sau:
Trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định như sau:
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
- Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định sau thì nguyên đơn phải chịu chi phí giám định:
+ Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
+ Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. HĐXX phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định sau thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định:
+ Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị.
+ Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
- Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định theo quy định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
- Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo BLTTDS 2015 thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.
125. Xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp - Căn cứ Khoản 2 Điều 162 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung cụm từ “theo quyết định của Tòa án”:
Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải chịu chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
126. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản - Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 164 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản trong trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác:
- Trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.
- Đối với trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
127. Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá - Căn cứ Điều 165 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định lại các trường hợp thực hiện nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, trong đó cũng bổ sung nhiều trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ này: Trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:
- Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
- Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
- Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản nếu các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định theo mức thấp hơn giá thị trường nơi có tài sản định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước hoặc với người thứ ba thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:
+ Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ.
+ Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ khi họ đề nghị xét xử vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng; bị đơn chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm do người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng nghị, người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.
- Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của BLTTDS 2015 và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.
Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản nêu trên, trừ trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản do các bên thỏa thuận thấp hơn giá thị trường để trốn tránh nghĩa vụ.
128. Quy định cụ thể về các chi phí tố tụng - Căn cứ Điều 169 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định chi tiết hơn BLTTDS 2004:
Căn cứ vào quy định của BLTTDS 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Chương X: Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
129. Các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt, thông báo - Căn cứ Điều 171 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Hệ thống lại các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt, thông báo:
- Thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự.
- Bản án, quyết định của Tòa án.
- Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát; các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự.
- Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.
130. Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng - Căn cứ Khoản 5 Điều 172 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài những người được quy định tại BLTTDS 2004, bổ sung thêm người có chức năng tống đạt.
131. Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng - Căn cứ Khoản 2, 5 Điều 173 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài những các phương thức được quy định tại BLTTDS 2004, bổ sung thêm phương thức sau:
- Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định pháp luật về giao dịch điện tử.
- Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác đối với việc thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
132. Tính hợp lệ của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng - Căn cứ Điều 174 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bãi bỏ quy định xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu không thi hành hoặc thi hành không đúng việc cấp, tống đạt, thông báo.
133. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng - Căn cứ Khoản 2 Điều 175 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau:
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng.
Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho Tòa án.
Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
134. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử - Căn cứ Điều 176 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là một trong những phương thức cấp, tống đạt, thông báo mới nên cần phải có hướng dẫn thủ tục cụ thể.
Việc cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử.
TAND tối cao hướng dẫn thi hành vấn đề này.
135. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cá nhân - Căn cứ Điều 177 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định chi tiết hơn so với BLTTDS 2015.
- Văn bản tố tụng được cấp, tống đạt, thông báo đến địa chỉ mà các đương sự đã gửi cho Tòa án theo phương thức đương sự yêu cầu hoặc tới địa chỉ mà các đương sự đã thỏa thuận và đề nghị Tòa án liên hệ theo địa chỉ đó.
- Người được cấp, tống đạt, thông báo là cá nhân thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho họ.
Đương sự phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng.
- Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo đã chuyển đến nơi cư trú mới và đã thông báo cho Tòa án việc thay đổi nơi cư trú thì phải cấp, tống đạt, thông báo theo địa chỉ nơi cư trú mới của họ.
Đương sự phải ký nhận hoặc điểm chỉ vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng. Nếu họ không thông báo cho Tòa án biết về việc thay đổi địa chỉ nơi cư trú và địa chỉ nơi cư trú mới thì Tòa án thực hiện theo quy định về thủ tục niêm yết công khai, thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.
- Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc để thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt, thông báo. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.
Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt ở nơi cư trú mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới của họ thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt theo quy định về thủ tục niêm yết công khai. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.
136. Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức - Căn cứ Khoản 2 Điều 178 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau:
Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng hoặc vắng mặt thì thực hiện theo quy định sau:
- Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.
- Trường hợp người đượ cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc để thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được ấp, tống đạt, thông báo. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.
Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt ở nơi cư trú mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới của họ thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt theo quy định. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.
137. Thủ tục niêm yết công khai - Căn cứ Khoản 2 Điều 179 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Thêm đối tượng được ủy quyền niêm yết công khai, đó là người có chức năng tống đạt:
Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở thực hiện theo thủ tục sau:
- Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo.
- Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo.
- Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
138. Thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng - Căn cứ Khoản 3, Điều 180 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài các phương thức đăng trên báo, đài thì việc thông báo này còn được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Chương XI: Thời hạn tố tụng
139. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự - Căn cứ Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định ngắn gọn, súc tích hơn BLTTDS 2004 như sau:
- Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo Bộ luật Dân sự.
- Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Kim Yến (Tổng hợp)
Còn nữa