PHẦN THỨ HAI: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM
Chương XII: Khởi kiện và thụ lý vụ án
140. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước - Căn cứ Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bao quát hết các đối tượng có quyền khởi kiện VADS:
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình.
- Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định pháp luật.
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định pháp luật.
- Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo Luật Hôn nhân và gia đình.
141. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện - Căn cứ Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Chi tiết hóa hình thức, nội dung đơn khởi kiện so với BLTTDS 2004:
- Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có).
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
- Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
142. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án - Căn cứ Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài các phương thức gửi đơn khởi kiện đã được quy định tại BLTTDS 2004, bổ sung phương thức gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bổ sung các quy định sau:
- Đối với trường hợp gửi qua tổ chức dịch vụ bưu chính:
Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
- Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
- Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định trên.
- TAND tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
143. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện - Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Phân định rõ từng giai đoạn nhận và xử lý đơn khởi kiện:
- Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
Trường hp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định.
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
144. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện - Căn cứ Khoản 1, 2, 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Làm rõ và bổ sung các trường hợp trả lại đơn khởi kiện:
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau:
+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định về quyền khởi kiện, quyền khởi kiện VADS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước hoặc không có đủ năng lực hành vi TTDS.
+ Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định pháp luật.
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
+ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.
+ Hết thời hạn quy định về nộp tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không hải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.
+ Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
+ Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán.
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.
+ Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
- Bổ sung quy định về đơn khởi kiện, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại:
Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
- Không thay đổi trường hợp đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện, chỉ thay cụm từ “xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, xin thay đổi người quản lý tài sản..” thành cụm từ “yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản…” nhằm khẳng định vai trò quan trọng của Nhân dân theo tinh thần Hiến pháp 2013.
145. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện - Căn cứ Khoản 1 Điều 193 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Không thay đổi thời hạn giải quyết, quy định cụ thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện như sau:
Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng.
Trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Văn bản thông báo có thể được giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người khởi kiện qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
146. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện - Căn cứ Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 194 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Kéo dài thời hạn được quyền khiếu nại, khởi kiện:
Trong thời hạn 10 ngày (trước đây là 03 ngày làm việc), kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
- Bổ sung quy định sau:
Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
- Bãi bỏ quy định thời hạn Thẩm phán phải ra một trong các quyết định giữ nguyên hoặc nhận lại: Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện VKS và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau:
+ Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, VKS cùng cấp.
+ Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
- Kéo dài thời hạn được quyền khiếu nại, khởi kiện:
Trong thời hạn 10 ngày (trước đây quy định là 07 ngày làm việc), kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
- Bổ sung quy định sau: Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quy định có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị với Chánh án TAND cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án TAND cấp tỉnh hoặc với Chánh án TAND tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án TAND cấp cao.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của VKS thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.
147. Thụ lý vụ án - Căn cứ Khoản 2, 3, 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Chỉ định rõ người dự tính số tiền tạm ứng án phí là Thẩm phán và rút ngắn thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày (trước đây là 15 ngày), kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Chỉ định rõ người thụ lý vụ án: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp gười khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
148. Thông báo về việc thụ lý vụ án - Căn cứ Điều 196 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Không thay đổi thời hạn thụ lý vụ án, chỉ định rõ người thông báo về việc thụ lý vụ án: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Quy định chi tiết nội dung văn bản thông báo:
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo.
+ Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án.
+ Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện.
+ Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn.
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện.
+ Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).
+ Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện.
- Bổ sung quy định mới sau:
Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp.
149. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án - Căn cứ Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài các quy định đã được đề cập tại BLTTDS 2004, bổ sung các quy định sau:
Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của BLTTDS 2015.
Trong trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì ngoài việc phải xét xử lại từ đầu, Tòa án phải thông báo cho đương sự, VKS cùng cấp.
150. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án - Căn cứ Khoản 1 Điều 198 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Thay nhiệm vụ “Thông báo về việc thụ lý vụ án” theo BLTTDS 2004 bằng nhiệm vụ “lập hồ sơ vụ án theo quy định”
151. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo - Căn cứ Điều 199 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Không thay đổi thời hạn giải quyết, làm rõ đối tượng nhận được thông báo là ai và quy định thêm các tài liệu cần phải nộp:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).
Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
152. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn - Căn cứ Khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Thay đổi thời điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố:
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (trước đây quy định trước thời điểm Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm).
153. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Căn cứ Khoản 2 Điều 201 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Thay đổi thời điểm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (trước đây quy định trước thời điểm Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm).
Chương XIII: Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
154. Thời hạn chuẩn bị xét xử - Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Không thay đổi thời hạn chuẩn bị xét xử như BLTTDS 2004 đã đề cập mà bổ sung thêm các quy định sau:
Vẫn tuân thủ quy định về thời hạn chuẩn bị, trừ trường hợp các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đọan chuẩn bị xét xử:
+Lập hồ sơ vụ án theo quy định.
+Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác.
+ Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng.
+Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án.
+Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của BLTTDS 2015.
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
+ Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của BLTTDS 2015, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của BLTTDS 2015.
155. Lập hồ sơ vụ án dân sự - Căn cứ Điều 204 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới tại BLTTDS 2015:
- Hồ sơ VADS bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, VKS về việc giải quyết VADS.
- Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ VADS phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định pháp luật.
156. Nguyên tắc tiến hành hòa giải - Căn cứ Khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định không tiến hành hòa giải trong trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
157. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được - Căn cứ Khoản 1, 4 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài những trường hợp đã được BLTTDS 2004 đề cập, bổ sung trường hợp:
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
158. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải - Căn cứ Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Không chỉ đơn thuần là thông báo về phiên hòa giải như BLTTDS 2004 quy định mà bổ sung thêm việc thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Đồng thời quy định cụ thể nội dung này như sau:
- Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự.
Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Trường hợp VADS không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp.
Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.
159. Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải - Căn cứ Điều 209 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Do nội dung phiên họp nhiều hơn (bao gồm cả việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ), nên thành phần tham gia bổ sung các đối tượng sau:
+ Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).
+ Người phiên dịch (nếu có).
- Thêm trường hợp cần thiết đối với vụ án về hôn nhân gia đình:
Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
- Không thay đổi bản chất nội dung, thay cụm từ “hòa giải” thành cụm từ “phiên họp”: Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt.
Nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.
160. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải - Căn cứ Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định cụ thể hơn trước như sau:
- Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của BLTTDS 2015.
- Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau:
+ Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.
+ Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
+ Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
- Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.
- Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
+ Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
+ Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải uyết vụ án (nếu có).
+ Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến.
+ Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
+ Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
161. Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải - Căn cứ Khoản 1, 2, 4 Điều 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài việc lập biên bản hòa giải như BLTTDS 2004 đã đề cập, bổ sung thêm biên bản kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản này phải đảm bảo đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp.
- Địa điểm tiến hành phiên họp.
- Thành phần tham gia phiên họp.
- Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự về các nội dung kiểm tra.
- Các nội dung khác.
- Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.
Ngoài quy định về chữ ký hoặc điểm chỉ đã nêu tại BLTTDS 2004, bổ sung:
Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
162. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Căn cứ Điều 214 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết VADS như BLTTDS 2004 đề cập, bổ sung căn cứ:
- Cơ quan, tổ chức đã hợp nhất mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
- Đương sự là người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
- Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ.
- Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
- Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền.
Bổ sung quy định thời hạn Tòa phải gửi quyết định tạm đình chỉ cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đương sự và VKS cùng cấp:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và VKS cùng cấp.
163. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 215 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau bên cạnh các quy định đã đựơc đề cập tại BLTTDS 2004:
- Trường hợp tạm đình chỉ do một trong các căn cứ nêu trên thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án TAND tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
- Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
164. Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự - Căn cứ Điều 216 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định chi tiết nội dung này như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết VADS và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, VKS cùng cấp.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết VADS. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết VADS.
165. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Căn cứ Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Làm rõ một số trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS: Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS trong các trường hợp sau:
+ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế.
+ Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
+ Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
+ Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
+ Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo BLTTDS 2015.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo BLTTDS 2015 thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết.
+ Các trường hợp quy định Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện mà Tòa án đã thụ lý.
+ Các trường hợp khác theo quy định pháp luật.
- Bổ sung quy định sau: Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
+ Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn.
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cần độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
- Bổ sung quy định thời hạn Tòa án phải gửi quyết định đình chỉ giải quyết VADS: Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết VADS, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Thêm quy định sau: Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
166. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Căn cứ Điều 219 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Bổ sung quyết định tiếp tục giải quyết VADS đối với thẩm phán được phân công:
Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết VADS có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS, quyết định tiếp tục giải quyết VADS, quyết định đình chỉ giải quyết VADS.
- Bãi bỏ quy định sau khi ra quyết định phải gửi cho đương sự và VKS cùng cấp:
Tại phiên tòa, HĐXX có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS, quyết định tiếp tục giải quyết VADS, quyết định đình chỉ giải quyết VADS.
167. Quyết định đưa vụ án ra xét xử - Căn cứ Khoản 2 Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định thời hạn gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đương sự và VKS cùng cấp: Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và VKS cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
168. Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật - Căn cứ Điều 221 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới tại BLTTDS 2015:
- Trong quá trình giải quyết VADS, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết VADS có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án TAND tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì HĐXX tạm ngừng phiên tòa do cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án TAND tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chánh án Tòa án cấp dưới thì Chánh án TAND tối cao phải xem xét và xử lý như sau:
+ Trường hợp đề nghị có căn cứ thì phải ra văn bản kiến nghị gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật và thông báo cho Tòa án đã đề nghị để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
+ Trường hợp đề nghị không có căn cứ thì phải ra văn bản trả lời cho Tòa án đã đề nghị để tiếp tục giải quyết vụ án theo đúng quy định pháp luật.
- Cơ quan nhận được kiến nghị của Tòa án về việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm giải quyết như sau:
+ Đối với văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên bị kiến nghị xem xét thì trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Chánh án TAND tối cao, cơ quan đã ban hành văn bản đó phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho TAND tối cao; nếu quá thời hạn này mà không nhận được văn bản trả lời thì Tòa án áp dụng văn bản có hiệu lực cao hơn để giải quyết vụ án.
+ Trường hợp kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật là luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ của Quốc hội thì thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chương XIV: Phiên tòa sơ thẩm
169. Địa điểm tổ chức phiên tòa - Căn cứ Điều 223, 224 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Trước đây, BLTTDS 2004 không đề cập nội dung này:
Phiên tòa được tổ chức tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án nhưng phải bảo đảm tính trang nghiêm và hình thức phòng xử án quy định nêu sau:
- Quốc huy nước CHXHCNVN được treo chính giữa phía trên phòng xử án và phía trên chỗ ngồi của HĐXX.
- Phòng xử án phải có các khu vực được bố trí riêng cho HĐXX, KSV, Thư ký Tòa án, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người tham gia tố tụng khác và người tham dự phiên tòa.
170. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói - Căn cứ Điều 225 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định này được nêu ngắn gọn, súc tích hơn trước:
- Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên tòa; hỏi và nghe trả lời câu hỏi; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; điều hành và nghe tranh luận giữa các đương sự; nghe KSV phát biểu ý kiến của VKS.
- Việc xét xử phải bằng lời nói và được tiến hành tại phòng xử án.
171. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự - Căn cứ Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Gộp chung quy định về sự có mặt của nguyên đơn, bị đơn và người bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thành 1 điều và quy định rõ từng trường hợp nếu được Tòa án triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt:
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
+ Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định pháp luật.
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà kông có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định pháp luật.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định pháp luật.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
172. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa - Căn cứ Khoản 3 Điều 228 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa mà vẫn xét xử:
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định pháp luật.
173. Sự có mặt của người làm chứng - Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 229 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Làm rõ trường hợp nào HĐXX vẫn tiến hành xét xử, trường hợp nào hoãn phiên tòa nếu người làm chứng vắng mặt: HĐXX vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó. HĐXX quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.
- Bổ sung điều khoản loại trừ tại quy định sau: Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của HĐXX, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
174. Sự có mặt của người phiên dịch - Căn cứ Khoản 2 Điều 231 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bãi bỏ trường hợp loại trừ nếu người phiên dịch vắng mặt mà không có người thay thế: Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.
175. Sự có mặt của Kiểm sát viên - Căn cứ Khoản 1 Điều 232 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau:
Nếu KSV vắng mặt thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa.
176. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa - Căn cứ Khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định thời hạn hoãn phiên tòa đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
177. Nội quy phiên tòa - Căn cứ Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 234 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Ngoài các quy định đã đựơc đề cập tại BLTTDS 2004, bổ sung quy định sau:
- Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
- Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
- Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
- Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
- Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh.
- Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
- Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.
- Trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa thì không phải đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án và khi tuyên án.
178. Thủ tục ra bản án và quyết định của Tòa án tại phiên tòa - Căn cứ Khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung cụm từ “quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa” vào quy định sau:
Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa phải được HĐXX thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản.
179. Biên bản phiên tòa - Căn cứ Khoản 2 Điều 236 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa không cần có sự đồng ý của HĐXX như BLTTDS 2004 đã nêu:
Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, HĐXX có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
180. Thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng - Căn cứ Điều 238 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới tại BLTTDS 2015:
- Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định pháp luật khi có đủ các điều kiện sau:
+ Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
+ Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
- Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị HĐXX vắng mặt.
- Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. HĐXX thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
- KSV phát biểu ý kiến của VKS.
- HĐXX tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của BLTTDS 2015.
181. Khai mạc phiên tòa - Căn cứ Khoản 2, 7, 8 Điều 239 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau:
- Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
- Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
Ngoài việc kiểm tra căn cước của đương sự, thì chủ tọa phiên tòa cũng có trách nhiệm kiểm tra căn cước của người tham gia tố tụng khác.
182. Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa - Căn cứ Điều 247 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Đây là quy định mới tại BLTTDS 2015.
- Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
- Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
- Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến không có liên quan đến VADS.
183. Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa - Căn cứ Điều 249 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Quy định cụ thể, rõ rang hơn BLTTDS 2004 như sau:
- Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định trên, theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:
+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Những người tham gia tố tụng khác.
+ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân.
+ KSV tham gia phiên tòa.
- Việc đặt câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng.
184. Hỏi người làm chứng - Căn cứ Khoản 5 Điều 253 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bổ sung quy định sau:
Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỏi người làm chứng sau khi được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
185. Công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án - Căn cứ Khoản 2 Điều 254 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Việc HĐXX công bố chứng cứ tương tự việc công bố như tài liệu, bổ sung cụm từ “bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên” vào quy định sau:
Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự thì HĐXX không công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
186. Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh - Căn cứ Khoản 2 Điều 255 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Làm rõ các đối tựơng yêu cầu:
Theo yêu cầu của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác, KSV hoặc khi xét thấy cần thiết, HĐXX cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa, trừ trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự.
187. Hỏi người giám định - Căn cứ Khoản 2, 4 Điều 257 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Làm rõ những đối tượng có quyền nhận xét về kết luận giám định:
KSV, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định; hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án sau khi được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
- Làm rõ quy định sau:
Khi có đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì HĐXX quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này, HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa theo quy định.
Kim Yến (tổng hợp)
Còn nữa