Chỉ mục bài viết

bao chi the gioi
Nhà báo Wilfred Graham Burchett trong một lần phỏng vấn Bác Hồ. 
Ảnh: The Australian (Nguồn ảnh: http://antg.cand.com.vn)

1. Hồ Chí Minh là một trong những anh hùng của thời đại, của thế hệ chúng ta

Đồng chí Hồ Chí Minh là một trong những anh hùng của thời đại, của thế hệ chúng ta, là vị anh hùng dân tộc, đồng thời cũng là vị anh hùng của phong trào công nhân quốc tế. Người còn là vị anh hùng của cuộc đấu tranh cho tự do và tiến bộ của toàn thể loài người. Chân dung của Người chẳng những được treo ở các cơ quan nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà còn được giương cao trong hàng ngũ những đoàn công nhân đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống các công tu độc quyền ở Châu Âu và Châu Mỹ. Tên Người không chỉ được công nhân, nông dân, chiến sỹ Việt Nam nhắc đến với cả tấm lòng tôn kính và tình thương yêu sâu sắc, mà đồng thời là niềm cổ vũ đối với thanh niên tiến bộ toàn thế giới. Lòng yêu nước, tính trung thực, lòng trung thành với lý tưởng của Người, cũng như ý chí kiên cường và điêu luyện về chính trị đã làm cho ngay cả quân thù cũng phải khâm phục. Những người bình thường, những chiến sỹ bình thường sở dĩ giành được danh hiệu anh hùng thường là nhờ vào một hành động xuất sắc. Các chiến sỹ và lãnh tụ như đồng chí Hồ Chí Minh chiếm địa vị trong lịch sử thì nhờ vào thành quả cả cuộc đời mình. Vì thực chất cả cuộc đời của đồng chí Hồ Chí Minh rất xứng đáng với danh hiệu anh hùng. Cho đến phút cuối cùng, cả cuộc đời ấy là cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng đấu tranh cho thắng lợi của những lý tưởng thiêng liêng chung của loài người: Công lý xã hội, bình đẳng dân tộc. Chính vì vậy, giai cấp công nhân toàn thế giới, tất cả những người trung thực đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân và chống chiến tranh, đều ghi sâu công ơn Người trong tâm khảm của mình.

Trong thời kỳ niên thiếu của đồng chí Hồ Chí Minh, trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, nguyện vọng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam khỏi ách thực dân là mục tiêu can đảm và táo bạo đến nỗi tưởng chừng như không tưởng. Lúc đó, chủ nghĩa đế quốc đang còn là hệ thống thống trị trên toàn cõi địa cầu. Chủ nghĩa thực dân của các tập đoàn tư bản kếch xù Tây Âu chiến thắng liên tiếp ở Châu Á, dường như trở thành một lực lượng vô địch. Lúc bấy giờ, những khái niệm như quyền tự do và độc lập của các dân tộc trong thực tế đời sống chính trị hầu như không được ai đếm xỉa đến.

Đồng chí Hồ Chí Minh đã cay đắng hiểu điều này từ khi Người còn trẻ. Dựa vào những câu rất kêu trong tuyên bố của Tổng thống Mỹ, Người đã đòi công nhận quyền tự trị của các dân tộc Đông Dương thuộc Pháp lúc bấy giờ. Và Người không nản lòng. Từ đó, Người đã rút ra kết luận: Đồng minh của các dân tộc đang đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng khỏi ách áp bức thực dân chỉ có thể là cách mạng vô sản. Và Người đã trở thành một chiến sỹ kiên cường. Người tổ chức và lãnh đạo dẻo dai cuộc cách mạng ấy, cho đến những giây phút cuối cùng của đời mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người nhân đạo sâu sắc và là một chiến sỹ. Chủ nghĩa nhân đạo đã hướng Người vào những mục đích chiến đấu cao thượng, khiến Người hiến dâng cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh này. Đặc tính của một người chiến sỹ đã cho phép Người tiến hành cuộc chiến tranh này với tất cả nhuệ khí, sự bền bỉ và thái độ không mệt mỏi trong suốt những năm dài vô cùng gian khổ ở rừng sâu của vùng nhiệt đới, giữa những trận chiến đấu liên tục chống bạo lực của quân thù và giữa những khó khăn chồng chất.

Một phần tư thế kỷ trước đây, sau khi chiến thắng phát xít Nhật, lần đầu tiên Người đưa du kích về miền xuôi, và Người đọc "Tuyên ngôn Độc lập" của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội.

Song đó mới chỉ là mở đầu cho một bản anh hùng ca mới của những trận chiến đấu mới, cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp kết thúc bằng một thắng lợi huy hoàng ở Điện Biên Phủ.

Và sau đó, quân Mỹ tràn vào miền Nam, cuộc chiến đấu lại nổ ra khiến một nước nhỏ ở Châu Á phải đương đầu với một cường quốc mạnh nhất của thế giới tư bản. Nước nhỏ bé ấy trong trận quyết chiến chống bạo lực của đế quốc, đã đứng trên tuyến đầu của chủ nghĩa xã hội, của phong trào giải phóng dân tộc.

Với cuộc chiến đấu lần này, toàn thế giới đều thấy rõ hình ảnh quen thuộc của một vị lãnh tụ nhiều tuổi, đáng kính với đôi mắt cháy bỏng ngọn lửa cách mạng của tuổ trẻ, tràn đầy trí thông minh và hiền từ.

Tất nhiên, đồng chí Hồ Chí Minh không chỉ là tượng trưng cho đất nước mình đang chiến đấu. Hơn ai hết, Người là người tổ chức, người sáng tạo ra lịch sử của dân tộc Việt Nam trong suốt nửa thế kỳ XX/ Nay tuy Người đã qua đời, song Người để lại một nhà nước do chính Người thành lập, một dân tộc do Người tổ chức. Người còn để lại cả thành quả đầy sáng tạo của tư tưởng và nhiệt tình của lòng yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa nhân đạo cao thượng mà Người đã dày công vun đắp và truyền lại cho hàng vạn chiến sỹ của mình.

Đồng thời, Người còn để lại cả di sản về lý tưởng mà Người đã truyền lại cho tất cả chúng ta, tất cả những người trung thực trên hành tinh này, nêu một tấm gương về lòng trung thành phục vụ dân tộc và qua đó phục vụ cả loài người, nêu một tấm gương về ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất chống bạo lực của đế quốc, ý chí đó đã biến thành sức mạnh bất diệt.

(Bài đăng trên báo quân đội Ba Lan Chiến sĩ tự do, số ra ngày 10/9/1969).

2. Cụ là một người cộng sản

Cụ Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình tham gia cách mạng, Cụ là người kiên trì theo chủ nghĩa quốc tế. Cụ đã xác nhận chân lý cơ bản là, sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cuộc đấu tranh chung cho độc lập và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

Nhiều kẻ thù của Người tỏ lòng khâm phục và kính trọng đối với Người. Nhiều người tự do ở phương Tây ca ngợi những cống hiến của Người cho sự tiến bộ của nhân loại.

Nhưng nhiều tên phát ngôn của bọn tư bản phương Tây đang lợi dụng việc Cụ Hồ Chí Minh từ trần để tiến hành những chiến dịch gian dối và lừa gạt bỉ ổi nhắm biện bạch cho sự xâm lược của đế quốc Mỹ chống nước Việt Nam. Bọn lừa bịp lấp liếm chân lý đó đã xuyên tạc sự thật, nhằm bào chữa cho những cuộc ném bom ồ ạt, cho những vụ tra tấn và sử dụng chất hóa học vô nhân đạo của chúng để nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Chúng ra sức bưng bít nhân dân Mỹ về trách nhiệm của Oasinhton đối với những hành động vô nhân đạo và tàn ác mà chúng đã tiến hành chống nhân dân Việt Nam.

Cụ Hồ Chí Minh là một anh hùng đối với hàng triệu người trong phong trào rộng lớn trên khắp thế giới đang đấu tranh cho hòa bình, tiến bộ và chủ nghĩa xã hội. Là một trong những người hiếm có, được lịch sử giao phó, Người tiêu biểu cho một nền đạo đức mới, đạo đức mácxít mang đầy nhân tính sâu sắc và đầy tinh thần xả thâm quên mình.

Trước những đau thương vô cùng to lớn mà bọn tư bản phương Tây gây ra cho Người và nhân dân Việt Nam, Người đã tự mình kết hợp một cách thành thạo chủ nghĩa anh hùng phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh Việt Nam.

Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sỹ tiền bối của lớp người mới, những người "sẽ làm biến đổi thế giới, biến đổi nhân loại và đưa chúng ta vĩnh viễn thoát khỏi nanh vuốt của bọn quỷ dữ thời xưa và hiện nay đang luôn tìm cách hủy diệt chúng ta".

Đồng chí Hồ Chí Minh, chúng tôi xin kính chào Người.

(Xã luận đăng trên báo Diễn đàn (Canađa) số ra ngày 10/9/1969).

3. Người con lỗi lạc của nhân dân Việt Nam

Giai cấp công nhân quốc tế luôn luôn coi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ, nhà tổ chức của cách mạng Việt Nam, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương trước kia tức Đảng Lao động Việt Nam ngày nay là một trong những con người trung thành, nhà hoạt động quốc tế xuất hiện trong quá trình cuộc đấu tranh của giai cấp mình. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời của người cộng sản tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi của sự nghiệp vĩ đại giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức bóc lột của tư bản, là mẫu mực về tính đảng, về con người anh hùng cách mạng đã rèn luyện trong đấu tranh đầy khó khăn gian khổ. Những hoạt động cách mạng trong 50 năm qua của Người đều gắn liền với lịch sử anh hùng của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam…

Trong những năm xây dựng hòa bình cũng như trong những năm chống bọn xâm lược Mỹ, công lao vĩ đại của nhà tổ chức Hồ Chí Minh càng rõ rệt. Người đã giáo dục việc thực hiện sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh và đặc điểm của đất nước mình.

(Trích bài đăng trên báo Sự thật (Mông Cổ) ngày 18/8/1975)

4. Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ hiếm có

Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một vị lãnh tụ hiếm có trong thời đại của chúng ta. Người chẳng những được nhân dân Việt Nam mà còn được nhân dân thế giới yêu mến và kính phục. Người đã cống hiến đời mình từ thưở còn niên thiếu cho đến hơi thở cuối cùng cho cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Việt Nam. Người luôn luôn đứng về phía độc lập, công lý và phồn vinh của loài người và đấu tranh để thực hiện những mục tiêu đó. Người là hình ảnh của những đức tính khiêm tốn, giản dị và cần cù.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời của nhân dân Việt Nam, nhân dân các thuộc địa, các lực lượng dân chủ và hòa bình thế giới. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh mất đi, chẳng những là một tổn thất to lớn của nhân dân Việt Nam mà còn là một tổn thất lớn của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.

(Trích bài của Tổng thứ ký Hội đồng hòa bình Mianma, đăng trên báo Quan điểm, số ra ngày 15/9/1969).

5. Thương tiếc đồng chí Hồ Chí Minh

Nói chung, người ta không biết đồng chí Hồ Chí Minh đã ở Xri Lanca vài ngày trong khi Người từ Châu Âu trở về Việt Nam để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

Trong chuyến đi này, đồng chí Hồ Chí Minh đã ẩn danh là một thành viên của đoàn thủy thủ. Chiếc tàu Người đi đã ghé vào cảng Côlômbô, Thủ đô Xri Lanca. Người đã ở khách sạn ngày nay mang tên "Thắng lợi". Người cũng đã tới thăm tỉnh Canđi, cách Côlômbô khoảng 50 km.

Sau đó, Người đi một chiếc tàu khác về Việt Nam.

Bọn cầm quyền thực dân Anh không biết Người đã ở Xri Lanca trong thời gian này.

…Người là một trong những vĩ nhân của thời đại chúng ta, một người làm ra lịch sử hiện đại, một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng yêu nhất trong thời đại chúng ta.

Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của Người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không những đối với lịch sử Việt Nam mà còn có ảnh hưởng đối với quá trình phát triển của các sự kiện trên toàn thế giới.

Người ta nói: Lãnh tụ là người làm cho những người có hành động riêng trở thành những người có hành động chung. Qua tiêu chuẩn này, đồng chí Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ hàng đầu. Vì cuộc đời hoạt động của Người đã cổ vũ những người nam, nữ bình thường, những công nhân, nông dân, thanh niên và sinh viên khắc phục các khó khăn dường như không vượt qua nổi, tiến tới thắng lợi.

Các chiến sỹ tự do đang cầm vũ khí chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát xít hiện nay, biết rằng từ tấm gương của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Chí Minh, họ cũng có thể chiến thắng.

Tất cả những người Châu Á có thể tự hào rằng Người cũng là một người Châu Á. Chúng ta, những người cộng sản có thể tự hào rằng Người là một người cộng sản.

Đồng chí Hồ Chí Minh là hiện thân của tất cả những gì tốt đẹp nhất trong phong trào vĩ đại của chúng ta: Một nhà cách mạng, một người yêu nước, một người nhân đạo, một nhà hoạt động quốc tế toàn tâm toàn ý.

(Bài đăng trên báo Tiến lên, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Xri Lanca, ngày 09/9/1969)

Tâm Trang (tổng hợp)


 6. Hồ Chí Minh - lòng tin ở thắng lợi

Ở đây nói thật là bất lực: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt các bạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt chúng ta. Bác Hồ vô cùng kính yêu không còn ở vị trí chỉ huy cuộc chiến đấu lâu dài nhất chống đế quốc nữa. Con người mà bằng hoạt động của mình đã trở thành tượng trưng cho khí phách ngoan cường, ý chí kiên quyết và niềm hy vọng, không còn nữa. Nhưng Người để lại tấm gương của Người cho chúng ta. Người vẫn ở với chúng ta. Người vẫn sống mãi mãi, mãi mãi in sâu trong tâm trí nhân dân Việt Nam và các dân tộc ở khắp nơi trên Trái đất này chống lại chủ nghĩa đế quốc và mọi hình thức áp bức, về tự do và độc lập dân tộc, vì một cuộc sống mới trong một xã hội mới.

Khi muốn nói đến cuộc chiến đấu chống đế quốc, chúng tôi sẽ nói: Hồ Chí Minh;

Khi muốn nói đến lòn trung thành với nhân dân, đức độ giản dị và dũng khí kiên quyết, chúng tôi sẽ nói: Hồ Chí Minh;

Chúng tôi sẽ nói đến tên Người Hồ Chí Minh, mỗi khi chúng tôi muốn nói đến lòng tin ở thắng lợi.

Thay mặt tất cả những chiến sỹ chống phát xít và chống thực dân ở Bồ Đào Nha, thay mặt nhân dân nước chúng tôi, những chiến sỹ trong mặt trận yêu nước giải phóng dân tộc Bồ Đào Nha, chúng tôi xin chia sẻ nỗi đau thương với các bạn. Chúng tôi muốn nói với các bạn rằng tang của các bạn cũng là tang của chúng tôi, chúng tôi khóc cùng các bạn và đoàn kết hơn bao giờ hết với các bạn. Chúng tôi sẽ thắt chặt hơn nữa hàng ngũ của chúng ta trong cuộc chiến đấu chung chống chủ nghĩa đế quốc vì tự do và hòa bình.

Chúng tôi xin nhờ các bạn chuyển tới nhân dân Việt Nam lời chia buồn của chúng tôi, lòng khâm phục của chúng tôi và tình đoàn kết của chúng tôi.

(Ngày 05/9/1969, Mặt trận yêu nước giải phóng dân tộc Bồ Đào Nha, trích trong cuốn Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.426-427).

7. Người đã góp phần biến đổi bản đồ thế giới

"Người đã tới, đã nhìn, đã chiến thắng"1. Ngay trước khi mất, Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những nhân vật kiên cường nhất trong phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới đã đi vào truyền thuyết chiến đấu của thời đại chúng ta, tượng trưng cho cuộc chiến đấu giữa người bị áp bức với bọn đi áp bức trên trái đất, để giành một cuộc sống tốt đẹp hơn cho loài người…

Vóc dáng bề ngoài của Người không có gì đặc biệt đáng chú ý. Thân hình mảnh khảnh, lúc nào cũng ăn mặc giản dị, chân đi dép cao su. Ấy thế mà con người đó đã đóng một vai trò lịch sử vô cùng to lớn trong vòng 50 năm nay. Người đã làm lay chuyển hệ thống thực dân, Người đã góp phần biến đổi bản đồ thế giới. Người đã đẩy bánh xe lịch sử theo hướng tiến bộ. Cả ba đặc điểm đó thể hiện khái quát một trong những đường lối chiến đấu hoàn hảo nhất của thời đại của chúng ta…

Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Nguyễn Tất Thành đã được rèn luyện bởi cụ thân sinh là một nhà yêu nước bất khuất đã bị cách chức vì tham gia cuộc khởi nghĩa Văn Thân năm 1885. Ngay từ thời niên thiếu, Người đã dứt khoát hướng về những tư tưởng công lý và tự do. Người viết: "Vì bị áp bức mà phải làm cách mạng, càng bị áp bức thì càng kiên trì và quyết tâm làm cách mạng". Từ những lời lẽ đơn giản này, có thể thấy cách thức tiến hành và con đường chiến đấu của Người. Người nói rõ: Công nông là lực lượng cách mạng quan trọng nhất trong xã hội vì họ là những người bị áp bức nhất và đông đảo nhất. Với hai bàn tay trắng, họ chỉ mất có xiềng xích mà lại được cả thế giới.

Vì vậy họ là những lực lượng quyết tâm nhất, những nhân tố cơ bản của cách mạng. Ngoài ra còn một nhân tố thứ ba nữa thường thấy trong những văn kiện của Người và có thế giúp chúng ta nắm được những điều then chốt về cuộc đời chiến đấu của Người. "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin… Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, tôi dần hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ"2. Như vậy là mọi điều đều được sáng tỏ: Một con người, một mục tiêu, việc tìm kiếm những phương pháp để đạt mục tiêu đó. Về con người thì đó là nhân vật mà nhân dân Việt Nam anh hùng thường kính yêu gọi là Bác Hồ. Mục tiêu là giải phóng Việt Nam. Còn về phương pháp thì quần chúng bị áp bức ở trong nước dựa vào một tổ chức xã hội chủ nghĩa. Một cuộc đời như vậy đã đủ khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành con người có tầm quan trọng đối với toàn thế giới chưa?

Sở dĩ việc Người từ trần đã tác động đến toàn thế giới như một sự kiện có ý nghĩa quan trọng quốc tế, và sở dĩ trong hàng đầu của nhân loại chiến đấu, từ nay đã bị khuyết một chỗ còn lâu mới bù đắp được, chính là vì đồng chí Hồ Chí Minh đã biết gắn chặt cuộc chiến đấu của nhân dân nước Người với cuộc đấu tranh chung của tất cả các dân tộc bị áp bức chống bọn đế quốc xâm lược. Đến Pari từ năm 1917, sau một cuộc chu du vòng quanh thế giới, trí óc thông minh của Người được cọ xát với nền văn hóa và kinh nghiệm nước ngoài, Người đã đến thăm nhiều nơi trong đó có hải cảng Poăngtơ Noa ở Trung Cônggô, sau này trở thành nước Cộng hòa Cônggô Bradavin, nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một cuốn sách nhỏ với nhan đề "Bản án chế độ thực dân Pháp". Trong tác phẩm này, người ta thấy rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nắm được tính chất toàn cầu của chủ nghĩa cá nhân, tính chất toàn cầu đó biểu hiện ở chỗ là bọn thực dân đã đối xử tàn bạo và chà đạp nhân cách của những người mà chúng gọi là "mọi đen và annammít bẩn thỉu" và dùng họ là bia đỡ đạn trên cùng một chiến trường. Bởi vậy, tất nhiên những người vô sản ở mọi phương trời đều phải chống lại bọn thực dân đó…

Sự kiện lớn lao ấy (quật ngã thực dân Pháp năm 1954) lại tái diễn 10 năm sau, khi mà vẫn cái dân tộc nhỏ đó đã từng đánh bại chủ nghĩa thực dân, nhờ được cổ vũ, động viên, tôi luyện bởi những tư tưởng cũng của con người ấy lại đương đầu và hiện vẫn đương đầu trên cùng một chiến trường đó với tên đế quốc hùng mạnh nhất trong thời đại của chúng ta. Đó là hai chiến thắng quan trọng nhất mà Bác Hồ để lại cho toàn thể loài người tiến bộ. Chiến thắng chủ nghĩa thực dân, Người đã đánh bại một hệ thống bóc lột kinh tế dựa trên một tư tưởng lỗi thời mà trên lục địa chúng ta chỉ còn có bọn phân biệt chủng tộc như Xêatanô3, Ian Smit và Vóocstơ4 tán thành mà thôi. Bằng cách đánh bại Mắc Namara, ông trùm của tên lửa đạn đạo mà khi còn ngự trị ở Lầu Năm góc đã tưởng có thể dùng chiến tranh điện tử thắng một dân tộc kém phát triển về quân sự và kinh tế, Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng ý chí bất khuất giành độc lập là điều mà trên đời này sức mạnh cơ giới không thể nào khuất phục nổi. Tấm gương của Người sẽ thức tỉnh lòng căm thù chống đế quốc của các chiến sỹ từ đồng ruộng đến các thảo nguyên Ănggôla, Ghinê Bítxao, Môdămbích, qua những căn nhà ổ chuột ở Nam Mỹ. Họ sẽ tìm thấy trong cuộc chiến đấu lâu dài của Người những lý do để tiếp tục đến cùng cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình.

Một con người toàn diện đã sống trên thế gian này. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đó đã suốt đời chiến đấu toàn diện chống các lực lượng đi ngược lại với tiến bộ, công lý và tự do.

(Trích xã luận báo Chiến đấu (Cônggô) ngày 12/9/1969)

8. Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, chúng ta mất đi một nhân vật huyền thoại, một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của cuộc đấu tranh giải phóng và của sự vùng dậy của Châu Á trong thời kỳ hiện đại. Từ khi còn là một thiếu niên, Người đã hoạt động trong phong trào chống ách thống trị thực dân. Người đã kiên trì tự vạch cho mình con đường dẫn tới đỉnh cao của một lãnh tụ phi thường; Người đã cổ vũ dân tộc mình gồm những nông dân nghèo khổ, đứng lên đương đầu và thách thức một nước giàu nhất, mạnh nhất và có nền kỹ thuật tiến bộ nhất trên thế giới. Trong những cuộc đấu tranh liên tục của Người chống các lực lượng chiếm đóng của phát xít Nhật, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Người đã không ngừng nhấn mạnh một điểm mà các nước Á - Phi không bao giờ có thể quên được. Người kêu gọi: "Bất cứ một dân tộc nào dù nhỏ nhưng nếu đoàn kết chặt chẽ và kiên quyết chiến đấu... thì nhất định có thể giành thắng lợi bất cứ bọn đế quốc xâm lược nào, kể cả tên đế quốc đầu sỏ là đế quốc Mỹ"5. Trong giai đoạn lịch sử gần đây với những cuộc đấu tranh của mình, Người đã nêu thêm một bằng chứng rõ rằng những bọn đi áp bức mặc dù có ưu thế tuyệt đối về trang bị, hỏa lực, kỹ thuật và huấn luyện, cũng không thể thắng nổi các lực lượng chiến đấu cho công cuộc giải phóng dân tộc - khi những lực lượng đó biết dựa vào sự tham gia và ủng hộ của nhân dân và biết áp dụng chiến thuật chiến tranh lâu dài. Như vậy là Người đã nhóm lên ngọn lửa hy vọng và tin tưởng mới trong lòng nhân dân trên khắp thế gới đang đấu tranh chống những cuộc tấn công bất ngờ của chủ nghĩa thực dân mới. Kinh nghiệm của Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa lại nguồn lạc quan mới, một sự cổ vũ đối với nhân dân Casơmia đang chiến đấu cho quyền tự quyết của mình, cho những người Ảrập đứng dậy chống lại bọn xâm lược bành trướng Ixraen và những người Châu Phi đang rên xiết dưới ách của bọn phân biệt chủng tộc da trắng tàn bạo. Bức điện của Tổng thống Yahia Khan gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói lên điều đó. Tổng thống khẳng định rằng: "Với việc Người từ trần, không những Việt Nam mà cả Châu Á mất đi một lãnh tụ và một nhà hoạt động nhà nước đáng kính và vĩ đại".

Lịch sử Việt Nam và lịch sử Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai sẽ khác đi nhiều nếu những người nước ngoài - là những kẻ đã nhảy xổ vào "để cứu vãn nền dân chủ và tự do" trên mảnh đất nhỏ bé đó - hiểu hơn một chút về Chủ tịch Hồ Chí Minh và phong trào đấu tranh mà Chủ tịch là người tiêu biểu. Trước hết, Người là một chiến sỹ đấu tranh cho tự do. Điều quan trọng không phải ở chỗ Người là một người cộng sản mà ở chỗ Người trước hết là một chiến sỹ chống chủ nghĩa thực dân, một người dân tộc chủ nghĩa. Trong hồi ký của mình, Hồ Chủ tịch đã xác nhận lý do khiến Người tham gia Đảng Xã hội Pháp (và sau này là Đảng Cộng sản Pháp): Đó là "vì các "ông bà" ấy - (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với… cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức"6. Lúc đó, Người không hiểu mấy về Đảng, công đoàn, chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản.

Tại Quốc tế III, Người đã hỏi một cách thẳng thắn: "Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cách mạng làm gì?"7. Chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa cộng sản đã thúc đẩy Người kết luận rằng Việt Nam có thể nhờ chủ nghĩa Mác mà giành được độc lập. Người đã đi theo đường lối mà Người tin có thể "giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động trên toàn thế giới khỏi cuộc đời nô lệ". Có thể có hai ý kiến về sự phán đoán của Người. Nhưng không ai có thể nghi ngờ lòng chân thành và đức hy sinh tận tụy của Người cho sự nghiệp mà Người chiến đấu. Chỉ riêng điều này đã làm cho người ta thấy rõ hai điểm nổi bật trong cuộc đời hoạt động sôi nổi của Người. Một là, ngay cả những kẻ ghét Người cũng không dám phê phán Người không có tính độc lập. Hai là, trong suốt cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, ác liệt chống lại sự can thiệp của giặc ngoại xâm, Người đã tập hợp và lãnh đạo đại đa số đồng bào của Người, kể cả những kẻ không tin vào chủ nghĩa cộng sản.

Chính Tổng thống Aixenhao cũng nói rằng, sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp, Cụ Hồ Chí Minh đã được sự ủng hộ của ít nhất 80% nhân dân Việt Nam. Thượng nghị sĩ (sau này là Tổng thống) Giôn Kennơđi cũng có ý kiến tương tự: "Ông Hồ Chí Minh được sự đồng tình và ủng hộ của toàn thể nhân dân". Hiệp định Giơnevơ năm 1954 căn bản là một hiệp định giữa Chính phủ Pháp và chế độ của Cụ Hồ Chí Minh. Dù nước Mỹ không phải là một bên ký kết, Mỹ đã cam kết tôn trọng hiệp định đó. Điểm mấu chốt của hiệp định này là: Không có một nước ngoài nào được quyền can thiệp vào Việt Nam. Do đó, đáng lẽ Mỹ phải để cho cuộc tổng tuyển cử tự do được tiến hành vào năm 1956, đặng thống nhất nước Việt Nam - ngay cả trong trường hợp nhân dân chọn một chính phủ không phù hợp với ý muốn của Mỹ. Ngược lại, chính quyền Mỹ đã biến cuộc xung đột có tính chất địa phương - không có chút quan trọng gì đáng kể đối với Mỹ - thành một sự kiện có ý nghĩa toàn cầu. Họ đã bịa ra lý thuyết về nghĩa vụ của họ phải "bảo vệ tự do của các dân tộc" ở Việt Nam. Chúng ta khâm phục Cụ Hồ Chí Minh vì Cụ đã chứng minh rằng dân tộc Việt Nam là một, chứ không phải một nước gồm "các dân tộc". Đó là lý do tại sao có cuộc thương lượng hòa bình đang được tiến hành ở Pari hiện nay. Dù kết quả sau này sẽ ra sao, một vấn đề đã sáng tỏ: Những cuộc nói chuyện này sẽ không bao giờ có được nếu không có lập trường kiên định chống sự can thiệp của nước ngoài của Cụ Hồ. Tấm gương của Người do đó sẽ tiếp tục tỏa sáng để làm ngôi sao dẫn đường cho các dân tộc ở Châu Á và Châu Phi mà một số nguyện vọng của họ đang bị chà đạp bởi những lực lượng hiện nay còn mạnh hơn họ về quân sự và kỹ thuật.

Tên tuổi của Cụ Hồ sẽ còn mãi trong lòng mến yêu và khâm phục lớn lao không chỉ ở Việt Nam mà cả ở ngoài biên giới Việt Nam nữa.

(Xã luận báo Rạng Đông (Pakixtan) ngày 05/9/1969)

Tâm Trang (tổng hợp)

Chú thích:

 1. Một câu nói về danh tướng Xêđa thời cổ La Mã, được coi là một nhân vật có thiên tài, dũng cảm, sáng suốt và biết hành động mau lẹ để giành chiến thắng.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr.128.
3. Thủ tướng chính phủ phát xít Bồ Đào Nha hiện nay.
4. Ian Smít, đứng đầu chính quyền của bọn da trắng ở Rôđêdi Nam; Vóocstơ4, Thủ tướng Cộng hòa Nam Phi, cả hai đều là những tên phản động, phân biệt chủng tộc, đàn áp những người da đen.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.309.
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.126, 127.


17. Ít người đã đi qua lịch sử cận đại một cách sáng chói như đồng chí Hồ Chí Minh. Người trước hết là một trong những lãnh tụ cách mạng kiệt xuất nhất từ xưa đến nay trên thế giới. Đấu tranh là lẽ sống của Người. Người sẽ đấu tranh với một tinh thần hăng say, nồng nhiệt, bền bỉ và đã giành được những thành lợi phi thường.

Người sớm đi vào cách mạng và do đó Người đã được vinh dự lớn lao là một trong những người đầu tiên làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

(Xã luận báo Gơranma, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Cuba ngày 14/9/1969).

18. Là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tên Người phản ánh một cuộc đời đặc biệt rất hiếm có trong các vị lãnh đạo Nhà nước và trong các nhà chính trị của thời đại chúng ta. Con đường Người đã đi qua đánh dấu bằng cuộc đấu tranh gian khổ, bằng những khó khăn lớn lao nhưng đồng thời cũng đánh dấu bằng thắng lợi chính trị độc đáo phản ánh lịch sử dân tộc Người trong khoảng 50 năm vừa qua.

(Bài đăng trên tuần báo đối ngoại Chân trời, tháng 11 năm 1969).

19. Người vừa là lãnh tụ, vừa là bạn, là chiến lược và là người dìu dắt thúc đẩy phong trào. Cái chết của Người sẽ để lại một khoảng trống khó lòng bù đắp được, vì rằng, Người không phải chỉ là một vị Chủ tịch mà còn là một người đã làm cho nhân dân và đất nước lớn lên cùng với Người. Người đã trở thành một truyền thuyết sinh động, một người yêu nước, một người đồng chí, một nhà triết học và một chiến sỹ đấu tranh cho tự do.

(Bài đăng trên tuần báo Ấn Độ Thế kỷ, ngày 06/9/1969)

20. Nêru đã nhận xét về Người như sau: "Người không phải chỉ là một người yêu hòa bình mà còn là một nhân vật đặc biệt đáng yêu và hữu nghị, một con người không nghĩ gì đến mình, giản dị và khiêm tốn. Là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người không tự giam mình trong tháp ngà. Về cơ bản, Người là một con người của quần chúng - một lãnh tụ có sự kết hợp hiếm có giữa lòng khoan dung tột độ và ý chí kiên quyết nhất; xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào, Người cũng là nhân vật nổi bật nhất trong thời đại của chúng ta.

(Trích bài của N.K.Sinh, đăng trên báo Người yêu nước, Ấn Độ ngày 14/9/1969)

21. Giăng Lacutuya đã gọi rất đúng là "sự kết hợp tài tình giữa sự mềm dẻo với nghị lực bất khuất, giữa việc nhìn xa trông rộng về chính trị với thái độ kiên trì giữ vững những nguyên tắc về truyền thống yêu nước và về cách phân tích theo quan điểm mácxít…, tất cả những điều đó đã làm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tượng trưng cho cuộc đấu tranh giành tự do của các nước mới giành được độc lập.

(Trích bài của Pôn Bécnơten đăng trên tạp chí Châu Phi trẻ, Tuynidi đăng từ ngày 16 đến 22/9/1969)

22. Vóc dáng bề ngoài của Người không có gì đặc biệt đáng chú ý. Thân hình mảnh khảnh, lúc nào cũng ăn mặc giản dị, chân đi dép cao su. Ấy thế mà con người đó đã đóng một vai trò lịch sử vô cùng to lớn trong vòng 50 năm nay. Người đã làm lay chuyển hệ thống thực dân, Người đã góp phần biến đổi bản đồ thế giới. Người đã đẩy bánh xe lịch sử theo hướng tiến bộ. Cả ba đặc điểm đó thể hiện khái quát một trong những đường lối chiến đấu hoàn hảo nhất của thời đại của chúng ta…

(Trích Xã luận báo Chiến đấu, Cônggô đăng ngày 12/9/1969)

23… Những bài thơ viết từ trong địa ngục, đã được xuất bản dưới cái tên Nhật ký trong tù. Phần lớn là những bài thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán, những bài thơ đầy hình ảnh được hào hợp nột cách trang nghiêm với niềm hy vọng bồi hồi trong những giờ phút tâm hồn bay bổng vượt lên trên cảnh lao lung. Đó là những vần thơ cực kỳ tinh khiết, gắn liền với cuộc sống hàng ngày trong nhà tù.

(Trích bài đăng trên báo Phong trào, Mỹ, số ra tháng 10 năm 1969).

24. Dù ta có tìm xem ở Cụ, phần cộng sản hay phần quốc gia nào nhiều hơn, hoặc cho rằng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc gia đều ngang nhau ở Cụ, thì trong cương vị một nhà hoạt động chính trị và người đứng đầu Nhà nước - Cụ vẫn là "nhà cách mạng chuyên nghiệp" đã trước hết đánh đuổi Pháp khỏi đất nước Cụ và sau đó lại không một chút nao núng đương đầu với lực lượng quân sự hùng mạnh nhất của thời đại ngày nay là Mỹ…

(Trích bài đăng trên tuần báo Bằng chứng Thiên chúa giáo, Pháp, ngày 11/9/1969)

25. Cụ Hồ Chí Minh là người đã buộc Pháp phải bỏ thuộc địa quan trọng nhất là Đông Dương. Cụ Hồ đã chứng minh cho nước Mỹ hùng mạnh thấy rõ một cách đắng cay rằng con người có thể chiến thắng được vũ khí. Cụ là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất và làm cho chúng ta kinh ngạc nhất của thế kỷ chúng ta.

(Báo Lơ Phigarô, Pháp, ngày 04/9/1969)

26. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của Châu Á. Người vĩ đại vì tài lãnh đạo, vĩ đại vì tình yêu đối với nhân dân, vĩ đại vì lòng dũng cảm và quyết tâm trong cuộc kháng chiến lâu dài chống xâm lược… Sau vẻ dịu dàng của Người là một ý chí sắt thép, dưới bề ngoài giản dị là một tinh thần quật khởi, anh hùng, không gì uy hiếp nổi. Người là hiện thân tinh thần, tài năng và tâm hồn nghệ thuật của nhân dân Việt Nam, hiện thân của tinh thần yêu tự do tha thiết, của khả năng chịu đựng và đấu tranh của họ.

(Trích bài đăng trên báo Quốc gia, ngày 05/9/1969)

27. Khi mới liên hệ với Hồ Chủ tịch, tôi cảm thấy rằng đó là một nhân vật hàng đầu và khổ hạnh, với khuôn mặt đầy thông minh, mưu lược và tế nhị… Một nhân vật hàm chức một văn hóa sâu rộng, một trí tuệ tuyệt vời, tầm hoạt động phi thường và tính không vụ lợi tuyệt đối, đã có uy tín và được dân chúng kính yêu rất nhiều. Tất cả lời nói, việc làm và thái độ của Hồ Chủ tịch chứng tỏ rằng Người không muốn dùng giải pháp võ lực. Rõ ràng là suốt giai đoạn này, Người muốn trở thành một Thánh Găngđi của Đông Dương.

(Trích từ sách Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, tr.302-303)

28. Ca ngợi Cụ Hồ Chí Minh là việc làm hết sức mạo muội. Là nhân vật lỗi lạc nhất trong lịch sử Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cụ nổi bật lên như một ngọn núi cao chót vót giữa những đồi núi thấp lè tè và những thung lũng xung quanh.

(Trích xã luận tuần báo Ấn Độ Ánh điện, ngày 13/9/1969)

 29. … Đằng sau vẻ hiền lành bề ngoài, ông Hồ Chí Minh là một người cộng sản cứng rắn và tận tụy được đào tạo ở Mạc Tư Khoa, được tôi luyện hàng bao nhiêu năm hoạt động bí mật với cương vị là một cán bộ của Điện Cremlanh ở Châu Á.

Ông đã nhiều lần chứng tỏ có khả năng thỏa hiệp một cách không giáo điều vì lợi ích độc lập của Việt Nam và nếu có bị cản trở thì chỉ là do thái độ không khoan nhượng va thiếu hiểu biết của Phương Tây.

(Trích bài đăng trên xã luận Thời báo Nữu Ước ngày 04/9/1969)

30. Cụ Hồ Chí Minh có thể thật sự được coi là Lênin của Đông Nam Á. Những ai chịu tang Người đều nguyện đời đời trung thành với lý tưởng của Người.

(Trích bài đăng trên Tạp chí Tin tức Ấn Độ, ngày 14/9/1969)

31. Những thắng lợi rực rỡ của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho tự do, độc lập và phồn vinh của đất nước dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Chí Minh đang chiếm vị trí quang vinh nhất trong lịch sử của nhân dân Việt Nam và chiếm một trang đầy tự hào trong lịch sử đấu tranh chống đế quốc giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức trên thế giới.

(Xã luận báo Lao động tân văn, cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, ngày 04/9/1969)

32. Một vĩ nhân qua đời. Quả thật đó là một người cộng sản lâu năm - rất trung thực - nhưng trước hết, Cụ là một người yêu nước bất khuất. Cụ thuộc vào lớp "chiến sỹ kỳ cựu" trong giới trí thức ở những nước trước kia vốn là thuộc địa, những người trí thức này đi đến chủ nghĩa cộng sản, chủ yếu nhằm giải phóng đất nước và xây dựng một nền công lý xã hội mà dưới các chế độ bảo hộ không thể nào có được.

(Trích xã luận báo Thực tế Campuchia ngày 12/9/1969)

33. Năm 1966, khi đế quốc Mỹ đe dọa tàn phá toàn bộ đất nước dưới những trận mưa bom, Người đơn giản nhắc lại để mọi người nhớ rằng: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Điều mà Người đã truyền bá từ 60 năm nay là ý chí giành độc lập, là nguyện vọng về một tương lai công bằng, là chủ nghĩa quốc tế vô sản, đã này sinh mầm trong mọi trái tim, khối óc và trở thành một lực lượng vật chất mạnh hơn cả sức mạnh kỹ thuật và quân sự của đế quốc Mỹ.

Điều mà Người đã truyền bá, đó cũng là hình ảnh một con người mới, vì mọi người mà phục vụ; điều mà Người khắc sâu trong cả một dân tộc, đó là nền đạo đức trong sáng, một nền đạo đức cao quý mà không có nó thì mọi cuộc cách mạng đều sẽ không thành.

(Xã luận báo Annát, xuất bản ở miền Đông Angiêri ngày 05/9/1969)

34. Đúng như vậy, Cụ Hồ là "Gióocgiơ Oasinhtơn" của Việt Nam, vì trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Cụ đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi. Nhưng Cụ cũng là "Lênin" của Việt Nam, bởi vì dân tộc Việt Nam mà Cụ đã góp phần giải phóng - không dừng lại ở đó, mà còn tiếp tục làm một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và đã trở thành ngọn đèn biển soi sáng đường đi cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

(Xã luận báo Thế giới hàng ngày (Mỹ), tập II, ngày 05/9/1969)

35. Người là một người xã hội chủ nghĩa, một nhà lý luận, một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc. Nhưng đồng thời, Người quả là một nhà thực tiễn kiệt xuất tượng trưng cho sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm sáng ngời luôn luôn tin tưởng vào sự nghiệp của mình.

(Trích bài đăng trên tuần báo Ấn Độ Thế kỷ ngày 06/9/1969)

36. Nhiệt tình yêu nước của ông Hồ Chí Minh, một di sản ông thừa hưởng của người Cha, người mà không bao giờ chịu nhận sự thống trị của Pháp ở Đông Dương, sáng ngời qua mọi cử chỉ, hành động của ông… Trong sự nghiệp nhất quán để giành độc lập dân tộc, ông Hồ hành động theo truyền thống của các vị anh hùng lớn của Việt Nam như Lê Lợi và Hai Bà Trưng.

(Trích bài đăng trên tạp chí Hàng tuần (Mỹ) tháng 5 năm 1970)

37. Cụ Hồ có tên trong danh sách vàng son những người quốc gia mácxít, một danh sách tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng nghiêm ngặt. Những huyền thoại về tên tuổi, về cuộc đời của Cụ vừa do những người cùng chính kiến vừa do kẻ thù của Cụ thêu dệt nên.

Hồ Chí Minh không tự bằng lòng với cuộc gặp gỡ chủ nghĩa Mác - Lênin và áp dụng nó vào thực tế Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đề ra những lý luận cách mạng mà ngay cả bản thân Lênin cũng chưa đi sâu, và phải chờ đến khi Mao Trạch Đông xuất hiện để tìm thấy thêm một nhà lý luận mới về chủ nghĩa Mác, thì Hồ Chí Minh đã vạch rõ con đường, thông qua tư tưởng và châm ngôn của mình.

Công trình phân tích về thuộc địa của Hồ Chí Minh, vượt xa tất cả những gì mà cho tới lúc bấy giờ những nhà lý luận mácxít đã nói và chưa ai biết được tác phẩm của Mao Trạch Đông. Giống như ở thế kỷ trước, José Marti, nhà cách mạng lớn của Cuba đã là một người mácxít - lêninnít đầy sức thuyết phục trước khi đọc Mác và chưa hề biết rằng một người Nga tên gọi Lê nin sẽ khuấy động thế kỷ XX bằng chủ nghĩa duy vật của mình. Hồ Chí Minh đã soạn thảo một chùm lý luận đầy uy tín không thể chối cãi được, nhằm giải phóng người dân thuộc địa bị áp bức.

(Trích bài đăng trên tạp chí Hành tinh (Pháp), tháng 3 năm 1970)

38. "Hồ Chí Minh là người có cơ hội để thể hiện hết mình và đã đóng một vai trò quan trọng trong một hoàn cảnh quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất am hiểu đất nước và dân tộc mình, một người yêu chuộng hòa bình, một học giả tiến bộ. Người đã chiến đấu và cuộc chiến đấu do Người lãnh đạo đã tạo nên sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vì dân tộc này đã chiến thắng. Đây là di sản diệu kỳ nhất mà Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam".

(Phát biểu của bà Dominique de Miscault, Tổng Biên tập tạp chí Viễn cảnh Pháp - Việt)

Tâm Trang (tổng hợp)


38. Chủ tịch nước Việt Nam giản dị quá chừng. Quanh năm ông mặc một bộ kaki xoàng, khi những người cộng tác xung quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải ăn vận trang trọng, ông mỉm cười trả lời: “Chúng ta cứ tưởng mình được quý trọng vì có áo đẹp, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần dương rét run ở các nơi”.

Sự ăn mặc giản dị đến như ẩn sĩ, là một đức tính cụ thể nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tuần ông nhịn ăn một bữa, không phải vì để hành hạ mình cho khổ sở, chính là để nêu gương nhường áo xẻ cơm cho đồng bào, để làm giảm bớt nạn đói trong xứ. Hết thảy mọi người đều theo gương ông.

Bình nhật, ông dùng cơm ở dinh Chủ tịch ngồi chung với tất cả mọi người. Quây quần quanh bàn ăn: Các ông Bộ trưởng, những người thư ký và cả những cậu thiếu niên phụ việc bàn giấy. Nhờ có tính giản dị của ông nên khi ngồi ăn chung, không ai phải giữ kẽ, không khí chung lộ ra lối nhà trọ lúc nào cũng thân, cũng vui, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.

(Bài đăng trên báo Đây Pari, ngày 18/6/1946)

39. Nếu cần một từ để đặc trưng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi nghĩ đến từ vĩ đại, tư tưởng cao thượng, tính cách cao quý. Nhưng trước hết, Người vĩ đại bởi thiên tài, thiên tài chính trị tỏa rộng. Và thiên tài ở Người, như ở những người thực sự vĩ đại gắn liền với một đức tính cực kỳ giản dị. Đó là một con người thẳng thắn, nhìn thấy tất cả, tiên đoán được tất cả. Nếu đúng như thiên tài chỉ là một quá trình kiên trì lâu dài, thì ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, thiên tài chính trị là thành quả của một kinh nghiệm từng trải về chính trị được tích lũy ở mọi xứ sở và qua nghiên cứu kỹ lưỡng trong nhiều lĩnh vực. Thiên tài này, khi đạt tới đỉnh cao hoàn thiện của nó, có một khả năng tiên đoàn đến kỳ lạ, nói như vậy không phải là kém sự thực. Trí tuệ Người chỉ thoáng qua cũng thấy rõ cái cần phải thấy trong những hoàn cảnh rối ren nhất.

Chưa bao giờ có vị lãnh tụ nào lại gần gũi với nhân dân mình hơn, dưới ách áp ức cũng như sau giải phóng, khi đứng đầu một tổ chức cách mạng cũng như khi đứng đầu một Nhà nước cộng hòa. Trái tim Người cùng nhịp đập với trái tim của toàn dân Việt Nam, đồng bào nông thôn cũng như đồng bào thành thị, người lao động chân tay cũng như người lao động trí óc, thế hệ hôm nay cũng như thế hệ mai sau. Người đau nỗi đau của nhân dân, hiểu nguyện vọng của nhân dân và đoán được sự tiến hóa sâu xa đang diễn ra. Bí quyết sức mạnh của Người, nền tảng quyền lực của Người là ở đó. Người càng hiểu và yêu nhân dân bao nhiêu, nhân dân cũng hiểu và yêu Người bấy nhiêu. Vì vậy nhân dân tin ở Người và theo Người. Người ta sẽ không hiểu được lịch sử Việt Nam những năm qua nếu không thấu hiểu điều đó.

(Bài đăng trên báo Le Peuple, Pháp, năm 1946)

40. Hơn cả cái đức hạnh chân thành và sâu rộng, kết quả tốt đẹp của sự phối hợp của một tấm lòng nhân từ không bờ bến với cái ý chí cứng cỏi ít bì kịp, nguyên do địa vị siêu việt của Hồ Chí Minh có lẽ là ở chỗ phối hợp đức hạnh ấy với một sáng suốt vừa cao xa, vừa rộng rãi, vừa tinh vi, nhắm được đường lối đúng so với thời cuộc thế giới mà không bỏ dở trước nhiều tình cảnh éo le, nhỏ nhặt.

Hồ Chí Minh thành công vì ý chí vững, vì hy sinh lớn nhưng hơn cả, vì đã nhận định một con đường đúng.

Con người mảnh khảnh, ăn mặc xoàng mà cốt cách dễ yêu đã cám dỗ được phóng viên các báo. Theo báo Forces Francaises (Lực lượng Pháp): "Khi đến gần con người gầy ốm, có dáng khổ hạnh trong bộ quần áo sơ sài ấy, tức thì người ta kính nể và tôn trọng ngay”. Theo báo Cité Soir (Chiều đô thị): “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người dáng dễ thương, có gương mặt thông tinh mà chòm râu mềm làm thêm xinh”. Theo báo Gavroche (Trẻ ranh): “Chủ tịch của Việt Nam Dân chủ cộng hòa… có tâm hồn rắn như thép trong thân hình yếu đuối”…

Ông K.P.Ghost, trong bang United Press of India (Báo Ấn Độ liên hiệp)  luôn luôn giữ một kỷ niệm kỳ diệu những khi hầu chuyện Cụ. Sau ngày kỷ niệm thứ nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau một cuộc đàm luận thân mật, đây là cuộc đi chơi ở Soisy - Montmorancy: “Nơi ấy, lời ông Ghost nói, trong không khí tự do, không thúc ép của một buổi chiều ngoài nơi khoáng giã, một lúc người ta không thấy đâu nữa một người chỉ huy quân đội và người Chủ tịch Chính phủ mà chỉ thấy sự hiền lành giản dị và lòng bác ái của một người thường, khi Ngài chơi đùa với một trẻ con Pháp như cháu Ngài… Như vậy thì Chủ tịch Hồ Chí Minh được dân tộc Ngài yêu chuộng có gì lấy làm lạ”.

Sau bốn mươi năm chiến đấu, thiếu thốn và đau khổ, khi thanh danh đã lên tột bậc, Ngài vẫn giữ tính giản dị tự nhiên của một người trong dân chúng mà quyền thế không làm kiêu hãnh, vẫn luôn luôn làm gương, gương mẫu hy sinh và khiêm nhường (theo báo France au Combat - Nước Pháp trong chiến đấu).

Đó là đời bôn ba kỳ dị của người trong sạch vô cùng, một nhà ái quốc chỉ sống vì xứ sở, với một tấm lòng thành thật và hy sinh mà chúng ta phải kính phục. Người không biết oán ghét, người đứng trên những tình cảm ấy, Người chỉ có một tin tưởng: Độc lập cho nước nhà. Ngài đã hy sinh cả cho tin tưởng ấy, cả đến tên tuổi cũng hy sinh. Đôi mắt Người chiếu ra một đời trầm tư phi thường. Ngày trước Người mắc phải bệnh lao, bây giờ có lẽ đã hết. Nhưng điều đó có quan hệ gì. Chưa hề nghe có người nào thấy Người nói một câu oán ghét nước Pháp.

Đã là người hy sinh cho lý tưởng, cho dân tộc, Hồ Chủ tịch không bao giờ lo nghĩ đến sự sung sướng, giàu sang của mình. Tuy nhiên, không phải Cụ không chú ý đến bản thân. Trái lại, Cụ rất chú ý, nhưng sự chú ý ấy chỉ có một mục đích, một ý nghĩa là rèn luyện một thân hình tráng kiện, dẻo dai để phụng sự cho lý tưởng. Sự chăm lo ấy không phải ở chỗ nghỉ ngơi, tẩm bổ theo quan niệm thường tình mà là một kỷ luật nghiêm khắc gần như khổ hạnh.

Cảnh lầm than của dân chúng làm cho Cụ đau thương ngay từ lúc còn trai trẻ. Bởi thế cho nên khi trưởng thành, thoát được khuôn khổ của cha mẹ, họ hàng, Cụ không hề nghĩ đến việc vợ con. Cũng như Cụ đã hy sinh bản thân và Cụ hy sinh nốt cả sự đầm ấm gia đình để phụng sự cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho lý tưởng. Bốn mươi năm lưu lạc, chỉ có một gia đình là tất cả những người lầm than, đau khổ trên thế giới.

Cụ đối với dân tộc Việt Nam thế nào, không phải một trang giấy, một cuốn sách có thể viết ra hết được. Cả đời của Cụ chỉ là để lo cho dân tộc. Khi lưu lạc, trôi nổi khắp hoàn cầu, khi bị giam ở các nhà lao, khi gối đất nằm sương ở khu giải phóng, cũng như lúc làm Chủ tịch nước Việt Nam, đời của Cụ, Cụ đã hoàn toàn hiến cho dân tộc.

Hồ Chủ tịch là người như thế nào, đối với mọi người ra sao và dân chúng Việt Nam đối với Cụ thế nào, không bút mực nào nói hết ra được. Mọi lời bình luận, dù ca tụng đến đâu cũng không thể tả đúng uy tín của Cụ, vì cái uy tín ấy to lớn và sâu rộng vô cùng, một nhà văn nghệ có bản lĩnh siêu quần không ai mô tả được.

(Bài viết được Nha thông tin Chi bộ Pari xuất bản tháng 12 năm 1947)

41. Có lẽ bạn sẽ không biết Người trong một đám quần chúng và sẽ không phân biệt được Người về dáng dấp bên ngoài, vì Người cũng như mọi người khác. Nhưng không thể không biết Người, bởi vì Người không phải như mọi người. Người là Hồ Chí Minh.

(Trích bài đăng trên báo Sự thật, Liên Xô ngày 07/9/1969)

42. Đối với tất cả mọi người Việt Nam, Người là tượng trưng cho thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì tự do và tiến bộ. Đối với tất cả các dân tộc bị áp bức, Người đã vạch ra con đường đấu tranh đúng đắn để giành thắng lợi, thì đó là người cộng sản vĩ đại, đã trở thành ngọn cờ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống bạo lực của chủ nghĩa đế quốc.

(Trích xã luận báo Diễn đàn nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản thống nhất Ba Lan, ngày 05/9/1969)

43. Người ra đi để lại các hoạt động và sự nghiệp giải phóng với lòng tin vững chắc là cuộc đấu tranh này sẽ đi đến thắng lợi. Địa vị độc đáo của Người trong lịch sử cũng giống như vĩ nhân Lênin, Găngđi, Mađini và những người khác bằng nhiều cách đã góp phần giải phóng đất nước và dân tộc họ, giải phóng loài người.

(Bài đăng trên báo Ấn Độ Thế kỷ, ngày 06/9/1969)

44. Chính tấm gương của con “người mới” này - một con người xa lạ với chủ nghĩa cá nhân - con người không thể thiếu được, hiện thân của mọi cái gì là xã hội chủ nghĩa, đó là con người của tương lai.

(Xã luận báo Chiến sỹ, cơ quan Trung ương của Mặt trận dân tộc giải phóng Angiêri, ngày 05/9/1969)

45. Hồ Chủ tịch thuộc lớp người vô song khó ai có thể sánh kịp, khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người cũng là tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo và làm được như Người.

(Xã luận báo Gơranma, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Cuba, ngày 14/9/1969)

46. Cá nhân Cụ có một sức hấp dẫn đặc biệt không gì so sánh được, không những đối với nhân dân nước Cụ, mà còn đối với tất cả những ai không mang nặng đầu óc thù hằn hay thành kiến.

(Xã luận tuần báo Ấn Độ Ánh điện, ngày 13/9/1969)

47. Tất cả những người tiến bộ, tất cả những người có thiện ý mãi mãi trông vào tấm gương của ông, tấm gương về chủ nghĩa yêu nước không khoan nhượng gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa quốc tế vô sản, tấm gương về nhà lãnh đạo cộng sản biết giúp đỡ nhân dân nước mình tìm ra con đường riêng tới chủ nghĩa xã hội, tấm gương về con người chói ngời sự sáng suốt và sự khiêm nhường. Đối với mỗi người Việt Nam và đối với hàng triệu người khác, ông là “Bác Hồ” rất mực đáng yêu, đáng kính.

(Đăng trên báo L’Humanité, ngày 04/9/1969)

48. Bác Hồ chỉ chết về phần thể xác, phần vật chất, phần có thể mai một. Nhưng ý nghĩa của cuộc đời chiến đấu của Người thì như một kim chỉ nam sẽ hướng dẫn con đường đi cho các chiến sỹ chống thực dân và chống đế quốc. Trong chiến đấu, không khỏi có những giây phút do dự, mệt mỏi, nản lòng. Chính trong những giây phút đó, tấm gương Bác Hồ trở nên vô cùng quý báu, sẽ làm rắn chắc những trái tim đang dao động và sẽ tôi luyện thêm những ý chí đang rụt rè.

(Xã luận báo Êtumba, Cônggô, ngày 12/9/1969)

49. Người vẫn như xưa, vẫn là Bác Hồ không hề nao núng. Tất nhiên cảnh tàn phá ghê gớm do sự xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra có dày vò Người, nhưng Bác vẫn giữ một phong thái ung dung…, vì Người tin chắc ở thắng lợi.

Cuộc đời và những hoạt động của Người đã thể hiện lòng tin không thể lay chuyển của Người vào nhân dân, vào những người nam, nữ bình thường, những công nhân, nông dân, thanh niên, sinh viên có khả năng vượt qua nững trở ngại ghê gớm nhất và giữ vững tinh thần dũng cảm, tận tụy với sự nghiệp giải phóng dân tộc, chống lại một nước đế quốc mạnh nhất trên thế giới.

Đồng chí Hồ Chí Minh là một trong những người đã làm nên lịch sử hiện đại. Sự lãnh đạo của Người đối với nhân dân Việt Nam không những ảnh hưởng đến lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến cả chiều hướng phát triển của những sự kiện trên toàn thế giới.

(Bài đăng trên báo Sao mai, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Anh, ngày 05/9/1969)

50. Cụ Hồ xem khinh mọi vinh hoa của quyền cao chức trọng và Cụ sống không phải trong Phủ Chủ tịch mà trong một căn nhà nhỏ bằng gỗ. Cụ mặc một bộ quần áo kaki bạc màu, đi dép cao su bằng lốp ô tô cũ. Đây không phải là một hình ảnh nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền hay chính trị. Cụ không phải con người như vậy.

Cụ có thể mềm dẻo như một cái cung và lao thẳng tới đích như một mũi tên. Cụ vận dụng trăm phương ngàn kế, đánh đánh, đàm đàm, kết hợp nhiệt tình với quan điểm thực tế, nhưng không bao giờ đi chệch mục tiêu của mình.

(Bài đăng trên báo Diễn đàn, Pháp, ngày 12/9/1969)

51. Nhiều kẻ thù của Người tỏ lòng khâm phục và kính trọng đối với Người. Nhiều người tự do ở phương Tây ca ngợi những cống hiến của Người cho sự tiến bộ của nhân loại.

(Xã luận báo Diễn đàn Canađa, ngày 10/9/1969)

52…. Đông đảo nhân dân trên toàn thế giới vô cùng đau buồn trước cái chết của vị lãnh tụ lỗi lạc nhưng khiêm tốn của nhân dân Việt Nam. Người ta có thể nói chưa có nhà lãnh đạo chính trị nào qua đời lại làm cho đông đảo nhân dân trên toàn thế giới đau buồn sâu sắc như cái chết của Cụ Hồ Chí Minh.

(Bài đăng trên tạp chí Rơkixi Hyôrông, Nhật Bản, tháng 9 năm 1969)

53. Hầu hết các lãnh tụ đều phải xuống hòa mình cùng quần chúng nhưng Cụ Hồ Chí Minh đã sinh ra từ quần chúng, đã sống và chiến đấu cùng với quần chúng. Cụ không thích khoa trương, không thích kiểu cách. Nếu chúng ta cố tìm một lãnh tụ Châu Á giống như thế thì người đó rất có thể là Mahátma Găngđi quá cố của Ấn Độ.

Điều làm cho Cụ Hồ Chí Minh trở thành một lãnh tụ quần chúng tuyệt vời có thể là sự kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa xã hội, cũng như sự kết hợp phong trào độc lập dân tộc với cách mạng xã hội chủ nghĩa.

(Báo Asahi buổi chiều, ngày 05/9/1969)

54… Cuối cùng chúng ta tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh không những vì Người có những cống hiến vĩ đại như trên đã nói mà còn vì đạo đức tuyệt vời của Người và vì ánh sáng mà Người đã tỏa ra khắp nơi. Vị nguyên thủ ấy, nhà lãnh đạo được mọi người tôn kính ấy, người đã làm cho bọn đế quốc phải kinh hồn khiếp vía ấy chính là một người có đức tính dịu dàng, khiêm tốn, chỉ nghĩ đến người khác. Những đức tính tốt đẹp đó của Người đã biến thành một sức mạnh mà ngày nay - ngay cả trong giờ phút chúng ta tỏ lòng thương tiếc - đang được triển khai trên thế giới…

(Đăng trên báo Nhân đạo, Pháp, ngày 12/9/1969)

Tâm Trang (tổng hợp)


 55. Đồng chí Hồ Chí Minh không muốn ai sùng bái mình nhưng hiếm có một lãnh tụ lại được người ta tôn kính như Người. Đó là lòng yêu mến tuyệt đối của cả một dân tộc với một người, khi mà cả dân tộc đó đều thấy có mình trong con người đó và con người đó đã hy sinh tất cả cho dân tộc.

Đồng chí Hồ Chí Minh đã được nhân dân Việt Nam yêu mến. Đồng chí còn được sự yêu mến của tất cả những người đã từng biết Đồng chí trong suốt quãng đời 50 năm hoạt động cách mạng của Đồng chí.

(Đăng trên báo Nhân đạo, Pháp, ngày 14/9/1969)

56. Hơn bất cứ lãnh tụ cộng sản quan trọng nào ở thời đại chúng ta, Cụ Hồ Chí Minh là một nhà quốc tế chủ nghĩa - chủ nghĩa quốc tế là một phần xương thịt của Cụ, một quan niệm được hun đúc không phải chỉ thông qua việc hiểu biết chủ nghĩa Mác, mà còn nhờ kinh nghiệm hàng chục năm hoạt động cách mạng ở Pháp, ở Liên Xô, ở Trung Quốc và ở nhiều nước Đông Nam Á, chưa kể ở Việt Nam.

(Đăng trên báo Luận Đàn, ngày 10/9/1969)

57. Vinh quang đến tột đỉnh nhưng con người Cụ vẫn như trước kia, nghĩa là vẫn ghét xa hoa hào nhoáng, vẫn giản dị về ăn mặc cũng như trong tác phong sinh hoạt. Khi Cụ để cho các em học sinh vuốt râu mình lúc đến thăm trường, hoặc khi Cụ đi đôi dép bằng lốp cao su thì đều không có chút gì là mị dân hoặc giả tạo cả.

(Đăng trên tuần báo Bằng chứng thiên chúa, Pháp, ngày 11/9/1969)

58. Ông Hồ Chí Minh đã qua đời nhưng phẩm cách, tinh thần của Người vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân… Người là một nhà cách mạng kiên quyết - đã làm nên lịch sử đất nước Người và lịch sử của Châu Á. Người đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc chiến tranh yêu nước, chống những cường quốc mạnh nhất thế giới. Sự nghiệp của Người thật là quá lớn lao.

(Đăng trên báo Tấm gương hàng ngày, Anh, ngày 12/9/1969)

59. Bác Hồ đã mất nhưng trước khi từ trần, tư tưởng của Người chẳng những đã trở thành bất diệt mà còn trở thành sinh động nhờ tấm gương cụ thể về cuộc đời của Người. Tư tưởng đó sẽ nảy nở ở bất cứ những nơi nào cần có một cuộc đấu tranh giống như cuộc đấu tranh đang được tiến hành ở Việt Nam.

(Bài đăng trên báo Gơranma, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Cuba ngày 14/9/1969)

60. Cụ Hồ Chí Minh đã chứng minh rằng không thể có sự chung sống và hòa hợp giữa người dân thuộc địa và bọn thực dân. Để giành lại nhân phẩm, giành lại bản sắc dân tộc đã bị tha hóa, tất cả các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.

(Đăng trên báo Phong trào, tháng 10 năm 1969)

61. Người là một người xã hội chủ nghĩa, một nhà lý luận, một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc. Nhưng đồng thời, Người quả là một nhà thực tiễn kiệt xuất tượng trưng cho sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm sáng ngời luôn luôn tin tưởng vào sự nghiệp của mình.

(Đăng trên tuần báo Ấn Độ Thế kỷ ngày 06/9/1969)

62. Di chúc của Người, hiện nay cũng như mai sau, không chỉ là của nhân dân Việt Nam mà còn dành cho tất cả các dân tộc, các đảng đấu tramh vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản dù ở Châu Á, Châu Âu hoặc bất cứ nơi nào trên các lục địa.

(Xã luận báo Tự do nhân dân, Bungari ngày 11/9/1969)

63. Bác Hồ cùng với bản Di chúc của Người là thuộc về tất cả phong trào cộng sản, công nhân và cách mạng trên thế giới. Người được liệt vào những bậc mà thân thế và sự nghiệp đã vượt ra ngoài phạm vi biên giới Tổ quốc mình.

(Đăng trên báo Quyền lợi đỏ, Tiệp Khắc ngày 09/9/1969)

64. Hồ Chí Minh luôn luôn tồn tại như một Găngđi mácxít, vừa mang trong mình đức tính anh minh của Châu Á, ý chí độc lập của các dân tộc và tinh thần cách mạng xã hội chủ nghĩa của tương lai.

(Đăng trên tạp chí Hành tinh, Pháp, tháng 3 năm 1970)

65. Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, tôi đã gặp rất nhiều người nhưng Hồ Chí Minh đã tạo cho tôi những ấn tượng theo một cách thức rất đặc biệt. Những tín đồ tôn giáo thường nói về những thiên sứ thiêng liêng. Theo cách sống của mình và theo cách ông đã tạo nên những ấn tượng đối với người khác, Hồ Chí Minh giống như một trong những “thiên sứ thiêng liêng” đó. Ông là một Thiên sứ của Cách mạng.

(Dẫn theo tạp chí Nghiên cứu lịch sử, xuất bản năm 2008)

66. Cụ Hồ là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thời đại chúng ta,vì khi nói đến công cuộc giải phóng dân tộc ở nước ngoài, không thể nào không nghĩ đến nhân cách mạnh mẽ và độc đáo của Người. Cụ Hồ Chí Minh, người bạn của nhà yêu nước Mangasơ Ralamôngô, chắc chắn đã đi đầu trong cuộc đấu tranh chống thực dân của thời đại chúng ta. Dù chúng ta không cùng quan điểm chính trị với Người nhưng không thể không cảm thấy một niềm kính trọng và mến phục sâu sắc đối với tinh thần dân tộc mãnh liệt đối với người chiến sỹ không mệt mỏi đó.

(Đăng trên báo Êtumba, Cônggô ngày 12/9/1969)

67. Bác Hồ cười, làm cho khuôn mặt hiền từ của Người càng thêm hiền từ. Người khiêm tốn và kín đáo khi nói về cuộc đời mình. Người vui sướng nói rằng, cuộc đời ấy không phải lúc nào cũng lặng lẽ. Bất kỳ ai đã từng được biết thời kỳ Người sống gian khổ, cống hiến hoàn toàn cho cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng đất nước đều phải ngạc nhiên về sức cường tráng, năng lực và nhiệt tình của Người.

(Đăng trên báo Phong trào, tháng 10 năm 1969)

68. Ở Việt Nam người ta gọi Người là “Bác Hồ” với một lòng tôn kính, khâm phục và trìu mến. Và ngoài ra, ở khắp nơi trên thế giới, nam cũng như nữ, những người chưa bao giờ được thấy Người và không bao giờ còn có dịp thấy Người đều nhắc lại hai chữ “Bác Hồ”, như là họ cảm thấy thật sự gắn liền với Người bởi một sự gắn bó đặc biệt, bởi một mối quan hệ trực tiếp và cá nhân. Người tượng trưng cho Việt Nam, nét mặt của Người hòa lẫn với hình ảnh của đất nước, núi sông và đồng bào của Người, mà Người luôn luôn khẳng định rằng những thứ này đều bất diệt và bọn xâm lược sẽ bị vỡ đầu, sứt trán khi chúng đụng đến.

(Đăng trên báo Nhân đạo ngày 12/9/1969)

69. Có những con người mà cuộc đời và sự nghiệp gắn với một thời kỳ vinh quang của lịch sử dân tộc họ, mà bằng hành động và lời nói họ diễn tả sâu sắc nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong số những con người đó. Ông đã chiến đấu suốt cuộc đời cho tự do và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, ông đã thể hiện những đức tính cao đẹp nhất của dân tộc Việt Nam. Không bao giờ ông xa rời cái đức tính khiêm tốn đẹp đẽ ấy, nó đã khiến ông trở thành “Bác Hồ” của người Việt Nam và hàng nghìn người trên thế giới.

(Đăng trên báo L’Humannité ngày 04/9/1969)

70. Cái làm cho con người ta chú ý nhất trong con người của nhân vật hết sức phong phú và đa dạng này, đó là một nguồn tỏa sảng từ đó phát ra một sự hiền từ, sự trong sáng và lòng nhân ái. Trong tất cả những nhân vật lớn mà tôi đã được gặp trong vòng 30 năm qua chắc chắn Cụ Hồ là người mà lòng cảm phục của ta có thể biểu hiện một cách trọn vẹn hơn cả, không một chút gợn nào, không một chút pha tạp nào. Bời vì trong con người Cụ là một sự hòa hợp đến trình độ đặc biệt của chủ nghĩa anh hùng và đức tính anh minh, sự trong sáng về tinh thần yêu nước cũng như về tinh thần cách mạng, tính nghiêm khắc trước cuộc sống và tinh thần nhân ái đối với con người.

(Đăng trên tạp chí Planète tháng 3 năm 1970)

71. Tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đó là di sản Cụ Hồ Chí Minh để lại. Thật vậy, khía cạnh nổi bật nhất trong lịch sử gần đây của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Cụ không phải là cuộc kháng chiến chưa từng thấy của nhân dân Việt Nam chống bọn xâm lược tàn bạo mà là ở chỗ họ đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay giữa cảnh chiến trường khói lửa. Trong khi bom từ trên trời rơi xuống, gieo rắc sự chết chóc và tàn phá. Cụ Hồ Chí Minh vẫn nhìn về tương lai và lãnh đạo họ trong các nhiệm vụ xây dựng lại đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.

(Xã luận tuần báo Ấn Độ Ánh điện ngày 13/9/1969)

72. Người là một người xã hội chủ nghĩa, một nhà lý luận, một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc. Nhưng đồng thời, Người quả là một nhà thực tiễn kiệt xuất tượng trưng cho sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm sáng ngời luôn tin tưởng vào sự nghiệp của mình.

(Đăng trên tuần báo Ấn Độ Thế kỷ ngày 06/9/1969)

73.… Hồ Chí Minh là một nhân vật duy nhất đại diện cho quần chúng và được kính trọng ở cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam, điều đó khiến người dân bình thường của nước Mỹ không thể thờ ơ đối với vận mệnh của Việt Nam.

Tất cả những đức tính mà người Mỹ thường quen tôn kính, mặc dù không thực hành như thế, những đức tính như mềm mỏng, liêm khiết, hy sinh tất cả vì nhiệm vụ cao cả, được tập trung vào truyền thuyết về “Bác Hồ” trong khi còn ở Sài Gòn chỉ có những nhân vật đáng ngờ hay kém cỏi giới thiệu ra gánh vác việc quốc gia… Đáng chú ý là trước một thái độ không có gì tỏ ra chịu nhún nhường, thương lượng, ánh hào quang của Hồ Chí Minh không hề bị thương tổn.

(Đăng trên báo Le Monde (Thế giới) ngày 05/9/1969

74. Người là bậc vĩ nhân, là nhân vật tuyệt với. Cuộc đời của Người là những thế kỷ trong lịch sử và là những trang sử vẹn toàn, là cuộc chiến đấu đời đời đáng ghi nhớ. Vì vậy, tôi phủ nhận ý nghĩ cho rằng những tế báo trong cơ thể Người đã giá lạnh, tư duy của Người đã yên nghỉ. Không thể chấp nhận được ý nghĩ cho rằng đôi cánh tay Người đã ngừng hoạt động và Người đã nhắm mắt.

(Đăng trên tạp chí Vécđê Ôlivô, cơ quan của các lực lượng vũ trang Cuba ngày 14/9/1969)

75. Những thắng lợi rực rỡ của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho tự do, độc lập và phồn vinh của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đồng chí Hồ Chí Minh đang chiếm một vị trí quang vinh nhất trong lịch sử nhân dân Việt Nam và chiếm một trang đầy tự hào trong lịch sử đấu tranh chống đế quốc giải phóng dân tộc của nhân dân bị áp bức trên thế giới.

(Xã luận báo Lao động tân văn, cơ qan Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên ngày 04/9/1969)

76. Cụ Hồ Chí Minh là một trong những người hiếm có trong lịch sử. Cụ hiểu rõ và phản ánh một cách hoàn hảo những nguyện vọng của nhân dân.Cụ đã hiến trọn đời mình để hoạt động và chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng của Việt Nam, nước liên tục bị chủ nghĩa đế quốc Pháp, Nhật và Mỹ tấn công, và cho nền tự do của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

(Đăng trên báo Người bảo vệ, Mỹ, ngày 20/9/1969)

77. Cá nhân Cụ có một sức hấp dẫn đặc biệt không gì so sánh được, không những đối với nhân dân nước Cụ mà còn đối với tất cả những ai không mang nặng đầu óc thù hằn hay thành kiến.

(Xã luận tuần báo Ấn Độ Ánh điện ngày 13/9/1969)

78. Cụ Hồ Chí Minh từ trần, một trong những người chân thật nhất của thời đại chúng ta đã mất đi.

(Đăng trên tạp chí Tin tức Ấn Độ ngày 14/9/1969)

79. Cuộc đời Người là một thiên anh hùng ca của chủ nghĩa anh hùng, đầy trí thông minh, tinh thần trong sáng, hoài bão lớn lao và quyết tâm sắt đá nhằm thực hiện bằng được những mục đích mà Người đề ra. Người là bạn chiến đấu của tatst cả những lãnh tụ cộng sản vĩ đại trong thời đại của Người.

(Đăng trên báo Diễn đàn, Úc, ngày 17/9/1969)

Tâm Trang (tổng hợp)

Hết

Bài viết khác: