Tin tổng hợp
"Bác đón thân nhân cán bộ, chiến sĩ làm việc tại Bắc Bộ Phủ trong bộ kaki màu sữa đã nhạt, ngồi với khách trên tấm chiếu trải dọc lối mòn trong vườn hoa, cạnh mấy rá cơm trắng...".
Anh hùng LLVT nhân dân Trịnh Văn Huyền là cựu Thanh niên xung phong (TNXP) có nhiều thành tích trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã vinh dự được Bác Hồ ba lần khen ngợi.
Cách đây 85 năm đã diễn ra một sự kiện trọng đại đối với đời sống và vận mệnh của dân tộc Việt Nam - Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam đã họp từ ngày 3-7/2/1930 ở bán đảo Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc).
Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 1 năm 2015 bao gồm:Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 103/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2014 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động;Nghị định số 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế...
Bác Hồ góp ý dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960
Ông Dương Xuân Sửu, thôn Đá Trắng, xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, là Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) xã Liễn Sơn. Sinh năm 1937, tại xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 9/1962, ông được tuyển dụng làm giáo viên, sau khi kết nạp Đảng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường cấp 1 Tam Đảo; Trưởng phòng Giáo dục thị trấn Tam Đảo, Trung đội trưởng Trung đội Dân quân khối Giáo dục - Y tế - Thương nghiệp.
Đầu tháng 5-1951, tôi đang là Đại đội trưởng Đại đội 612 sơn pháo 75mm thuộc Tiểu đoàn 960 pháo binh Mặt trận Tây Bắc thì được lệnh đưa toàn bộ đại đội cùng vũ khí đi Cao Bằng nhận nhiệm vụ mới. Chúng tôi khẩn trương tháo rời pháo thành từng bộ phận chất lên lưng lừa, ngựa rồi tổ chức hành quân. Sau những ngày hành quân vất vả, vừa đến Cao Bằng thì được lệnh trả pháo vào kho để sang Trung Quốc nhận vũ khí mới.
Ngày 10-12-1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua bản “Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền”. Sau sự kiện này, ngày 4-12-1950, với Nghị quyết số 423, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đồng thuận ra tuyên bố lấy ngày 10-12 hằng năm là “Ngày Nhân quyền quốc tế”.