Tin tổng hợp
Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: Đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.
Năm 1957, Bác Hồ và Chính phủ về Hà Nội đã được hai cái Tết.Mấy Tết trước đó, các cụ cao tuổi trong làng đào Nhật Tân vẫn chưa thực hiện được ước vọng của bà con trong làng là kính tặng Bác Hồ một cành đào đẹp, vừa có thể nói thay tấm lòng của người dân Hà Nội, vừa biểu thị lòng tôn trọng sự thanh cao, chí thiện của người nhận. Sợ Bác bận nhiều việc nên năm ấy các cụ đã nhờ ủy ban xã có giấy lên thưa trước với Bác.
Đại hội XII của Đảng thể hiện tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, kỷ cương, đổi mới và phát triển. Mùa Xuân về đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp là Đại hội XII của Đảng thành công.
Bác Hồ, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Bác đã để lại cho toàn dân ta một kho tàng đồ sộ các tác phẩm thuộc nhiều thể loại được viết bằng nhiều phong cách khác nhau. Trong đó có những bài thơ chúc Tết đặc sắc.
Sau cuộc hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước xuất phát từ Bến Nhà Rồng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam. Người tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta...
Mùa Xuân năm 1965, khi ngành Than đạt được sản lượng 3,2 triệu tấn than sạch (gần 4 triệu tấn than nguyên khai), Bác Hồ đã về vui Tết với công nhân mỏ. Đó cũng là lần cuối cùng Bác về thăm Quảng Ninh. Hình ảnh Bác vẫn quen thuộc với mọi người: Tóc bạc trắng, da thắm hồng, đôi mắt rực sáng, nụ cười hiền hậu. Bác đến thăm nhiều cơ sở sản xuất ở vùng mỏ, gặp gỡ thân mật và chúc Tết đồng bào, chiến sĩ, thợ mỏ Quảng Ninh.
Sinh thời, Bác Hồ viết tác phẩm “Mừng Tết Nguyên đán như thế nào?”. Người căn dặn: “Suốt năm chúng ta thi đua lao động sản xuất, những ngày Nguyên đán, chúng ta vui chơi một ngày để chào Xuân. Việc đó cũng đúng thôi. Nên chúng ta mừng Xuân một cách vui vẻ lành mạnh. Nếu có bao nhiêu tiền bỏ ra mua sắm hết để đánh chén lu bù, thế là mừng Xuân một cách lạc hậu, thế là lãng phí, thế là không Xuân”.
Đầu năm 1964, Bác Hồ viết báo kêu gọi toàn dân ăn Tết tiết kiệm. Vài tháng trước Tết Giáp Thìn (1964), nhà báo Trần Minh Tân đã có loạt bài về phong trào sản xuất, tiết kiệm ở Hợp tác xã Lỗ Khê (Đông Anh, Hà Nội) đăng trên báo Nhân dân, được Bác Hồ khen ngợi.