Tin tổng hợp
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người không chỉ là một nhà chính trị, nhà văn hóa, nhà thơ… mà còn là một nhà ngoại giao lỗi lạc. Trong suốt cuộc đời hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người chỉ đạo đường lối chiến lược, sách lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước, lại vừa trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao, nhằm từng bước kiến tạo và mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường “thế và lực” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa ngành ngoại giao nước ta lên một tầm cao mới.
Nông Thị Trưng là tên do “Chú Thu” (bí danh của Bác Hồ khi về nước hoạt động ở Cao Bằng) đặt năm 1941. Tên thật của Nông Thị Trưng là Nông Thị Bảy, dân tộc Tày, sinh năm 1920, quê xã Phú Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Căn nhà tình nghĩa cấp 4 nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở khóm 6, phường 9, thành phố Cà Mau của anh thương binh 3/4 Đỗ Lê Huy có rất nhiều hình ảnh, sách, báo nói về Bác Hồ kính yêu. Đó là tài sản vô giá được anh bỏ công sưu tập từ hơn 20 năm qua.
Hoà bình lập lại ở miền Bắc, không lâu sau một trong những bệnh viện ở Hà Nội được thành lập. Chỉ một tuần sau bác sĩ và y tá của bệnh viện số đông là người Nga đã nhận bệnh nhân vào điều trị, là Bệnh viện Hồng thập tự của Liên Xô (Sau này gọi là Bệnh viện Hữu Nghị). Bác Hồ cùng các viên chức cao cấp của ngành Y tế đã đến thăm. Bác sĩ trưởng Bệnh viện người Nga cùng một số viên chức y nghiệp Liên Xô rất vui được đón Bác.
Dịp kỷ niệm lần thứ 96 Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh được Đại tướng mời về trưng bày bộ tranh có một không hai tại nhà riêng ở phố Hoàng Diệu. Đại tướng viết lời khen ngợi: “Nghệ nhân Triệu Hoàng Giang với bàn tay điêu luyện và đức tính cần cù, đã khắc nên những bức tranh bằng đá về cả cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta. Tôi đã xem rất cảm động, cảm phục và tôi có lời khen ngợi nghệ nhân…”
Trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới, chưa có danh nhân nào được ''ca dao hóa'' nhiều như Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Nhà thơ Lê Anh Xuân đã từng viết: "Điệu lục bát, khúc dân ca / Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam".
Kể từ ngày rời Bến cảng Sài Gòn, lên tàu ra đi tìm con đường cứu nước, Bác chưa một lần được trở lại miền Nam. Chưa được thắp nhang trên mộ người cha già – người đã nén mọi tình cảm riêng tư để động viên con dứt áo ra đi. Bác cũng chưa một lần được đến với Tây Nguyên. Nhân dân Tây Nguyên biết đến Bác Hồ chỉ qua những câu chuyện kể của cán bộ, qua những huyền thoại về Bác lưu truyền khắp đất nước.
Khối tài liệu này hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.