Phần 5. Giai đoạn 1955 - 1969
*Tháng 7 - 1955
Từ ngày 22-6-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và Mông cổ.
- Ngày 1: Lúc 20 giờ, dự và phát biểu tại buổi dạ hội do Thành uỷ Bắc Kinh tổ chức nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và chào mừng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ ta, Người đánh giá cao những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Ngày 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường chế tạo cơ khí Bắc Kinh, nơi có nhiều học sinh Việt Nam đang theo học.
Cùng ngày, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:Có phê bình phải có tự phê bình, bút danh C.B., đăng báo Nhân Dân, số 488. Trong bài, Người biểu dương những đơn vị khi được phê bình trên báo, đã có bài tiếp thu phê bình và đề ra biện pháp sửa chữa khuyết điểm, đồng thời Người cũng phê phán những đơn vị không biết tự phê bình, không tiếp thu phê bình.
- Ngày 5: Bài viếtTình hình thế giới tháng 6-1955,bút danh T.L., đăng báoNhân Dân, số 489. Trong bài, Người phân tích những sự kiện nổi bật nhất của tình hình thế giới trong tháng 6-1955. Người nêu rõ những hoạt động của Chính phủ Liên Xô nhằm làm dịu tình hình thế giới; những hoạt động của Mỹ và phe lũ gây căng thẳng ở nhiều khu vực trên thế giới và cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương, nhân dân các nước Đông Nam Á đòi thi hànhHiệp định Giơnevơvà bảo vệ hoà bình.
9 giờ, Người hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Tống Khánh Linh. 15 giờ, Người dự lễ khai mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
- Ngày 6: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hồ chứa nước Quan Sảnh (gần Bắc Kinh). Trên đường về, Người dừng lại xem Vạn lý trường thành (phần Đông Bắc Bắc Kinh) và làm bài thơ chữ Hán ghi lại cảm tưởng về công trình vĩ đại này như sau:
"Thính thuyết Trường thành vạn lý trường,
Đầu liên Đông Hải vĩ Tây Cương,
Kỷ thiên bách vạn lao động giả,
Kiến trúc tư thành trấn nhất phương!
Dịch thơ:
"Nghe nói Trường thành vạn dặm trường,
Chạy từ Đông Hải đến Tây Cương,
Hàng bao nhiêu triệu người lao động,
Xây đắp thành này trấn một phương!"..
Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ai phá đạo, bút danh H.B., đăng báoNhân Dân, số 490. Bằng dẫn chứng cụ thể, bài báo viết về chính sách tự do tín ngưỡng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ở miền Bắc - đó là một sự thật không thể nói khác được.
- Ngày 7: Bài viếtNói rồng, nói phượng cũng không lừa dối được ai, bút danh H.B., đăng báoNhân Dân, số 491. Bài viết tố cáo chiêu bài loè bịp của Mỹ - Diệm về tự do dân chủ ở miền Nam, chống phá thực hiệnHiệp định Giơnevơ.
20 giờ, với tư cách Chủ tịch kiêm Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người cùng với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai kýTuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc.
Tối, Người dự chiêu đãi của Chủ tịch Mao Trạch Đông, trước khi Đoàn đại biểu Chính phủ ta rời Bắc Kinh đi thăm Mông Cổ, Liên Xô.
- Ngày 8: Bài viếtChủ quan là nguy hiểm, bút danh H.B., đăng báoNhân Dân, số 492. Bài viết phê bình những cán bộ không chăm lo lãnh đạo sản xuất, nhất là không chú ý vận động nông dân trồng mầu ngắn ngày v.v., và kết luận:Làm cán bộ lãnh đạo phải biết lo gần lo xa, nhất là phải hằng ngày chăm lo đời sống nhân dân.
6 giờ, tại nhà khách Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Raymông Ôbrắc, một trí thức Pháp đã dũng cảm chiến đấu chống chủ nghĩa phátxít, bạn cũ của Người ở Pari từ năm 1946. Người nói về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pháp:"Chúng tôi đang tìm cách ký một Hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Pháp. Phái đoàn Pháp thì đầy rẫy những thanh tra tài chính quá láu lỉnh. Còn các bộ trưởng của chúng tôi thì mới ở chiến khu về, chưa hiểu gì nhiều về công việc làm ăn, cho nên rất dè dặt. Từ nhiều tuần nay, đàm phán tắc nghẽn". Người mời ông Ôbrắc đến Hà Nội và ân cần hỏi thăm vợ con ông.
10 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi đến Thủ đô Ulan Bato, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ.
11 giờ 30, Người dự và đọc lời phát biểu trong cuộc míttinh của 5 vạn nhân dân Thủ đô Ulan Bato chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ ta. Người gửi lời chào của nhân dân Việt Nam tới nhân dân Mông Cổ và bày tỏ niềm tin tưởng tình đoàn kết và hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mông Cổ sẽ ngày càng phát triển và bền vững.
Chiều, Người đến Quảng trường Xukhê Bato, vào Lăng viếng Xukhê Bato, nhà sáng lập nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ. Sau đó, Người thăm Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng sinh vật học - khoáng sản, một ngôi chùa và một làng Mông Cổ.
- Ngày 9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sân bay Iếccút (Liên Xô). Trong đáp từ đọc tại đây, Người nói lên tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Liên Xô và cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của chính quyền và nhân dân Iếccút.
- Ngày 10: Đến thăm thành phố Nôvôxibia (Liên Xô), đáp từ tại buổi lễ đón tiếp, Người bày tỏ niềm vui được đến thăm Thủ đô của Xibêri và cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của các bạn Liên Xô đã dành cho các vị khách Việt Nam.
- Ngày 11: Bài viếtMột cuộc biểu tình kiểu Mỹ, bút danh H.B., đăng báoNhân Dân, số 495. Bài viết mô tả cuộc biểu tình của chính quyền tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam chống lại việc thực hiệnHiệp định Giơnevơ.
- Ngày 12: 17 giờ, Đoàn đại biểu Chính phủ ta đến Mátxcơva. Người phát biểu cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô, cảm ơn nhân dân Liên Xô đã, đang và sẽ tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, khôi phục và xây dựng đất nước. Người cũng bày tỏ sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam đối với Tuyên bố chung Liên Xô - Ấn Độdo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và Thủ tướng Ấn Độ ký tại Niu Đêli.
- Ngày 13: Người thăm Quảng trường Đỏ, đặt vòng hoa tại Lăng Lê-nin, tham quan cung điện Kremli. Khi đến thăm nơi làm việc của Lê-nin, Người ghi cảm tưởng vào sổ lưu niệm:"Lê-nin, người thầy vĩ đại của cách mệnh vô sản. Cũng là một vị đạo đức rất cao, dạy chúng ta phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Tinh thần Lê-nin muôn đời bất diệt".
- Ngày 14: Bài viếtKết hợp học với hành, bút danh H.B., đăng báoNhân Dân, số 498. Thông qua những dẫn chứng cụ thể, bài viết khẳng định học trò không chỉ học ở trường, trong sách mà còn học trong công tác phục vụ nhân dân một cách thực tế nữa.
- Ngày 18: Bài viếtSức mạnh của nhân dân, bút danh H.B., đăng báoNhân Dân, số 502. Qua câu chuyện của một cán bộ quân đội trong công tác phát động quần chúng, dù gặp nhiều khó khăn nhưng biết dựa vào nhân dân nên công việc đều có kết quả tốt.
Cùng ngày, Người kýTuyên bố chung Việt Nam - Liên Xô;cùng Đoàn đại biểu Chính phủ ta dự chiêu đãi của Chủ tịch K.E.Vôrôsilốp tại điện Kremli. Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ ta lên đường về nước. Phát biểu tại sân bay trước khi rời Mátxcơva, Người cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô dành cho Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sự đón tiếp nồng hậu; bày tỏ sự vui mừng trước những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đã đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước Xôviết. Người đánh giá cao sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ vô tư của nhân dân Liên Xô đối với nhân dân ta trong cuộc đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước; tin tưởng tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và Liên Xô sẽ ngày càng bền vững và phát triển. Trước khi lên thang máy bay, Người đã nói với các đồng chí Liên Xô bằng tiếng Nga:"Chúng tôi trở về Tổ quốc đem theo tình thân yêu và tình hữu nghị anh em của nhân dân Liên Xô. Tuy Việt Nam và Liên Xô cách xa nhau hàng ngàn dặm, nhưng trái tim chúng ta luôn luôn ở bên nhau và đập chung một nhịp".
- Ngày 19:Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi công hàm cho Ngô Đình Diệm. Trong đó nêu rõ:"Chúng tôi đề nghị cùng các ông cử đại biểu để cùng đại biểu chúng tôi mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955 như đã định trong Hiệp nghị Giơnevơ, tại một địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam do hai bên thảo luận để cùng nhau bàn vấn đề thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc".
- Ngày 20: Bài viếtNhững lời nói phá hoại và quanh co trong những câu văn dịch vụng, bút danh H.B., đăng báoNhân Dân, số 504. Bài viết tố cáo Ngô Đình Diệm - tay sai của Mỹ - chống lại hiệp thương, phá hoại thống nhất đất nước theoHiệp định Giơnevơ.
Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi trên đường về nước đến Bắc Kinh.
- Ngày 21: Bài viếtMột cốt một đồng, bút danh H.B., đăng báoNhân Dân,số 505. Bài viết vạch trần luận điệu xảo trá của bè lũ Ngô Đình Diệm và quan thầy Mỹ chống lại hiệp thương hai miền Nam - Bắc vào ngày 20-7-1955.
6 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bắc Kinh về nước.
- Ngày 22: 10 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh về đến Hà Nội.
- Ngày 23: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo về việc Đoàn đại biểu Chính phủ ta đi thăm các nước Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô, tại cuộc míttinh của hơn 5 vạn nhân dân Thủ đô tổ chức tại Quảng trường Thụy Khuê. Người đánh giá cao tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước Liên Xô, Trung Quốc; tỏ lòng cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ vô tư của Chính phủ và nhân dân các nước Liên Xô, Trung Quốc đã dành cho nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng lại đất nước. Nhắc nhở đồng bào ta phải sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của bạn, không được trông chờ, ỷ lại. Người nói: "Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta. Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại". Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ thân mật các đồng chí lái máy bay Liên Xô và Trung Quốc đưa Đoàn đại biểu Chính phủ ta đi thăm Trung Quốc, Liên Xô và Mông Cổ về.
- Ngày 25: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự phiên họp bất thường của Hội đồng Chính phủ. Người báo cáo về chuyến thăm hữu nghị các nước Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô của phái đoàn Chính phủ ta, do Người làm trưởng đoàn. Kết thúc phiên họp, Người nêu rõ:"Các bộ, các ban phải định chương trình công tác cho sát, làm cho mọi mặt công tác phát triển để xứng đáng với sự giúp đỡ khảng khái vô tư của các nước bạn. Cần chú trọng chống lãng phí trong việc sử dụng viện trợ của các nước bạn".
- Ngày 27: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quà cho một số thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ nhân Ngày Thương binh, liệt sỹ.
- Ngày 28: Bài viếtHành động phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng ở Nam Dương là một bài học cảnh giác đối với nhân dân châu Á, bút danh T.L., đăng báo Nhân Dân, số 512. Trong bài, Người lên án đế quốc Mỹ, thực dân Hà Lan và bọn tay sai của chúng hoạt động phá hoại hoà bình, tự do, dân chủ; gây mất ổn định và lật đổ chính phủ tiến bộ; phá hoại cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 9-1955 - Cuộc tổng tuyển cử chắc chắn sẽ dẫn đến thắng lợi của các lực lượng tiến bộ đứng đầu là Đảng Cộng sản Nam Dương. Bài báo kết luận:Hành động phá hoại của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng ở Nam Dương là một bài học cảnh giác đối với nhân dân châu Á..
- Ngày 31: Bài viết ý dân là ý trời, bút danh C.B., đăng báoNhân dân, số 515. Trong bài, Người lên án chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ngoan cố phá hoạiHiệp định Giơnevơ,lảng tránh những đề nghị đầy thiện chí của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử ở Việt Nam. Nhưng do bị dư luận trong nước và trên thế giới chỉ trích, Ngô Đình Diệm cũng buộc phải nhắc tới chủ trương hiệp thương tổng tuyển cử.
- Trong tháng 7-1955: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với cán bộ học viên Phân hiệu II, Trường Nguyễn Ái Quốc. Người phân tích tình hình, nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ và nhân dân trong giai đoạn trước mắt, mục đích, nhiệm vụ của lớp học lý luận. Sau đó nhấn mạnh, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện để xây dựng tổ chức đảng vững mạnh. Người nói:"Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của Tổ quốc, của giai cấp. Đảng phải rất mạnh, rất trong sạch. Lấy đồng hồ làm thí dụ: Bộ máy đồng hồ phải chạy đều, muốn chạy đều phải sạch sẽ. Đảng muốn trong sạch, mạnh mẽ thì mỗi bộ phận, mỗi đảng viên phải trong sạch, mạnh mẽ".
* Tháng 7-1956
- Ngày 1: Gửi thư cho Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt 5, sau khi nêu lên những thắng lợi căn bản to lớn và những sai lầm trong cải cách ruộng đất đợt 5, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:"Trung ương đã tự phê bình. Các cô, các chú cần phải kiểm điểm kỹ công tác của mình, đánh giá cho đúng thành tích và khuyết điểm. Chớ thấy thành tích mà kiêu. Chớ thấy khuyết điểm mà nản. Phải thành khẩn phê bình và thật thà tự phê bình để tiến bộ mãi".
- Ngày 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào cả nước. Người vạch rõ: TheoHiệp định Giơnevơquy định, tháng 7-1956, Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Nhưng đế quốc Mỹ và chính quyền thân Mỹ ở miền Nam đã làm trái với quy định củaHiệp định Giơnevơvà âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong tình hình đó, nhiệm vụ thiêng liêng của chúng ta là: kiên quyết tiếp tục đấu tranh thi hànhHiệp định Giơnevơ,thực hiện thống nhất nước nhà... Đường lối đấu tranh của chúng ta là toàn dân đoàn kết, ra sức củng cố miền Bắc thành nền tảng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Cuộc đấu tranh đó lâu dài, gian khổ, phức tạp, song nhất định thắng lợi.
Người tuyên bố với dư luận trong và ngoài nước rằng theo yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, Chính phủ nước Việt Nam chủ trương thực hiện hai điểm thiết thực là:
1. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tạo điều kiện cho các đoàn thể ở hai miền liên lạc với nhau.
2. Mở hội nghị hiệp thương giữa chính quyền hai miền để bàn việc tổng tuyển cử.
Người khẳng định: "Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta... chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất định thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất".
- Ngày 8: Bài viếtGửi Mr. Nicxon, Phó tổng thống Mỹ, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân,số 856. Người vạch rõ âm mưu của Phó tổng thống Mỹ
R. Níchxơn trong chuyến đi Sài Gòn là"tô son trát phấn thêm cho chính quyền thân Mỹ ở miền Nam",cùng chính quyền đó phá hoạiHiệp định Giơnevơ.
- Ngày 10:Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:Cần ra sức củng cố các tổ đổi công, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 858. Người khen ngợi việc xây dựng các tổ đổi công nhưng phải hiểu thấu, nhớ kỹ rằng:Tổ đổi công phải theo nguyên tắc tự giác, tự nguyện; lãnh đạo tổ đổi công phải dân chủ. Cán bộ huyện và tỉnh cần phải đến tận nơi hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra một cách thiết thực; không thể chỉ thoả mãn với những báo cáo và những con số trên giấy.
- Trước ngày 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên Hãng tin Mỹ U.P. về tình hình Việt Nam, chủ trương của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc thực hiệnHiệp định Giơnevơvà chính sách đối ngoại.
Trả lời câu hỏi: "Việc gì có thể xảy ra, nếu không có tổng tuyển cử trong toàn quốc ở Việt Nam đúng tháng 7?",Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:"Nhân dân cả nước Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh và đấu tranh mạnh hơn nữa để cho có tổng tuyển cử tự do trong khắp cả nước; vì đó là nguyện vọng tha thiết của toàn dân Việt Nam đã được Hiệp nghị Giơnevơ 1954 thừa nhận". Khẳng định chủ quyền, thống nhất của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ:"Đất nước Việt Nam từ Bắc đến Nam là một khối, cần được thống nhất. Không thể chia cắt Việt Nam thành hai nước riêng biệt, cũng như không thể chia cắt Hoa Kỳ thành hai nước riêng biệt".
Trả lời những câu hỏi về các mối quan hệ kinh tế hợp tác giữa Việt Nam với Nhật Bản, Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ nước Việt Nam sẵn sàng bàn bạc, thiết lập và phát triển các quan hệ đó, "trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi".
- Ngày 14: Bài viếtBước đầu, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 862. Người viết về những thành tích cụ thể của nhân dân ta trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Người nhận xét:"Chính sách của Đảng và Chính phủ ta trước hết là nhằm cải thiện dần đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân lao động... Cố nhiên, so với mục đích thì thành tích ấy còn rất nhỏ. Chúng ta không được tự mãn. Nhưng đó là thành tích bước đầu nó khuyến khích chúng ta cố gắng hơn nữa, cố gắng lên mãi".
- Khoảng giữa tháng: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ nghe báo cáo về cải cách ruộng đất đợt 5; thảo luận về công tác chỉnh đốn cơ quan chính quyền các cấp và công tác quản lý hộ khẩu.
- Ngày 16: Thăm Đại hội sơ kết công tác bình dân học vụ sáu tháng đầu năm 1956, sau khi biểu dương thành tích của công tác xoá nạn mù chữ trong sáu tháng đầu năm 1956, Người nêu ra năm điểm cần chú ý để phát triển công tác bình dân học vụ:
1. Phải biến phong trào bình dân học vụ thành phong trào quần chúng, phải có các hình thức tổ chức thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của người học, chú trọng vai trò của thanh niên.
2. Cán bộ bình dân học vụ phải có tinh thần khắc phục khó khăn; phải xác định đó là công việc cách mạng gắn với tiền đồ chung của dân tộc.
3. Cán bộ lãnh đạo phải đi sâu, đi sát kiểm tra đôn đốc.
4. Cần tranh thủ những người thuộc thành phần lớp trên có tinh thần yêu nước tham gia công tác bình dân học vụ.
5. Phải xác định rõ thành tích mới là bước đầu, phải tiến lên mãi, không được tự mãn.
Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi đại hội huy hiệu của Người làm giải thưởng cho những cán bộ có thành tích trong công tác bình dân học vụ.
Cùng ngày, bài viếtTreo đầu dê, bán thịt chó, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 864, Người vạch rõ cuộc"cải cách điền địa"của chính quyền miền Nam thực chất là cướp ruộng của nông dân đã được cấp trong thời kỳ kháng chiến giao cho địa chủ. "Cải cách điền địa"của chúng là trò"treo đầu dê, bán thịt chó".
- Ngày 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư nhờ bác sĩ Vũ Đình Tụng, Bộ trưởng Bộ Thương binh chuyển lời thăm hỏi thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ nhân Ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7). Người nhắc nhở đồng bào ta: "Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ".Người căn dặn thương bệnh binh:"Đã là quân nhân cách mạng thì bao giờ cũng phải là chiến sĩ anh dũng... Nếu anh em nào có sai lầm, như: công thần, ỷ lại, kém kỷ luật, kém tin tưởng, yêu cầu nhân dân quá đáng, không tích cực công tác... thì nên cố gắng sửa chữa".Người nhắc các cấp, các ngành chú ý làm tốt chính sách thương binh - liệt sĩ của Đảng và Nhà nước.
- Ngày 18: Bài viếtNói có sách, mách có chứng, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 866. Trong bài, Người khuyên cán bộ, khi nói vấn đề gì phải có dẫn chứng cụ thể mới thuyết phục được người nghe, công tác tuyên truyền mới đạt kết quả tốt.
- Ngày 19: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu báo chí Khme (Campuchia) đang ở thăm nước ta. Người tặng đoàn một củ khoai lang to do một thanh niên nông dân ngoại thành Hà Nội vừa biếu Người.
- Ngày 21: Bài viếtLễ nghĩa ngoại giao kiểu Mỹ, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 869. Bài báo viết về chuyến đi Mỹ của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Pinô và phê phán thái độ trịch thượng của Mỹ đối với chuyến đi này.
Nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá I Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ vai trò, vị trí của trí thức trong sự nghiệp cách mạng. Người nói:"Trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang"; "cần có thầy thuốc để săn sóc sức khoẻ cho nhân dân; cần có thầy giáo để dạy văn hoá và đào tạo cán bộ; cần có kỹ sư để xây dựng kinh tế".Người căn dặn trí thức phải gần gũi công nông, đoàn kết chặt chẽ với công nông.
Người gợi ý về phương pháp nghiên cứu và học tập, về vấn đề tự do tư tưởng trong nghiên cứu, thảo luận. Người vạch rõ: "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân".
Cuối cùng, Người khẳng định: "Đảng và Chính phủ ta rất quý trọng những người trí thức của nhân dân, vì nhân dân... Đảng và Chính phủ vừa phải giúp cho thế hệ trí thức ngày nay càng ngày càng tiến bộ, vừa phải ra sức đào tạo thêm trí thức mới.Đảng và Chính phủ phải giúp bằng cách giáo dục, để trí thức có lập trường vững vàng, quan điểm đúng đắn, tư tưởng sáng suốt, tác phong dân chủ. Nói tóm lại: Giúp đỡ các bạn trí thức chính tâm và thân dân".
- Ngày 22: Bài viết:Kinh tế miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân, số 870. Bài báo viết về nền kinh tế ở miền Nam Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc và các hậu quả của nền kinh tế - xã hội do sự phụ thuộc đó.
- Ngày 24: Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Trường Chinh tiếp Đoàn đại biểu đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta vừa đi thăm Trung Quốc về. Nói chuyện với đoàn, Người căn dặn các đại biểu khi trở về địa phương cần báo cáo lại với đồng bào những điều đã học được ở Trung Quốc, cùng ra sức đoàn kết, tổ chức tốt các tổ đổi công, thi đua tăng gia sản xuất, làm tốt mọi công tác, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Trước ngày 25: Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên Hãng tin Pháp A.F.P. Được hỏi về việc tổng tuyển cử trong cả nước doHiệp định Giơnevơquy định không được thực hiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:Giới cầm quyền thân Mỹ và bọn can thiệp Mỹ phải chịu trách nhiệm. Hiệp định không vì thế mà mất hiệu lực, phía Việt Nam vẫn sẵn sàng thực hiện những điều mà hiệp định đã quy định. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị với chính quyền miền Nam, nhưng vẫn chưa nhận được sự trả lời. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tán thành tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc để thống nhất đất nước.
Về chính sách đối ngoại của Nhà nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng lập quan hệ về mọi mặt với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng năm nguyên tắc chung sống hòa bình.
- Ngày 26: Bài viếtTự phê bình, phê bình, sửa chữa, bút danh C.B., đăng báoNhân Dân,số 874. Sau khi nêu những nét khái quát về tự phê bình và phê bình, Người nêu rõ:Chỉ có Đảng chân chính cách mạng và chính quyền thật dân chủ mới dám mạnh dạn tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Càng đoàn kết chặt chẽ, càng đồng tâm nhất trí thì tiến bộ không ngừng. Làm được như vậy sẽ thắng lợi.
- Trong tháng: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III và Hội nghị sư phạm. Nói chuyện tại lớp học, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ vai trò của tri thức văn hoá, khoa học - kỹ thuật đối với công cuộc xây dựng đất nước; vai trò của giáo dục, nhiệm vụ của các thầy cô giáo. Người nêu ra một số nét khái quát về vấn đề cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định:"Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh", "Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần", "Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác". Đó là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, "tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục. Đó là công tác chung của tất cả mọi người, của cả thầy giáo".
* Tháng 7-1957
- Ngày 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi hoa tặng Đoàn Canađa trong Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hànhHiệp định Giơnevơtại Việt Nam, chúc mừng Đoàn nhân Ngày Quốc khánh Canađa.
- Ngày 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên đường đi thăm các nước anh em. 6 giờ, Người và các vị trong đoàn đến sân bay Gia Lâm. Nói chuyện tại buổi tiễn đưa, Người nêu rõ:“Cuộc đi thăm này có ý nghĩa rất quan trọng là thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị sẵn có giữa các nước chúng ta, làm cho nhân dân các nước chúng ta hiểu biết nhau hơn, hợp tác và giúp đỡ nhau hơn trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hòa bình thế giới và chủ nghĩa xã hội”.
Trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn ghé thăm thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Người đến thăm công trường xây dựng cầu Trường Giang, cầu lớn nối liền Vũ Xương - Hán Khẩu. Các bạn Trung Quốc đề nghị Người ghi lưu niệm. Người viết một bài thơ chữ Hán, nhưng câu cuối cùng chưa viết xong thì giờ lên máy bay đã đến. Gấp cuốn sổ vàng lại, Người nói sẽ còn viết tiếp bài thơ.
18 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn dừng chân tại Bắc Kinh.
- Ngày 8: 10 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi đáp máy bay rời Bắc Kinh.
14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Bình Nhưỡng, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Sau lễ đón chính thức, Người và các vị cùng đi dự míttinh của hơn 10 vạn nhân dân Thủ đô Bình Nhưỡng chào mừng các vị khách Việt Nam, tổ chức tại Quảng trường Kim Nhật Thành.
Phát biểu tại cuộc míttinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời chào các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, gửi lời chào nhân dân Thủ đô Bình Nhưỡng và nhân dân Triều Tiên. Sau khi ca ngợi tinh thần anh dũng của nhân dân Triều Tiên trong cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Người nói: Thắng lợi của nhân dân Triều Tiên đã cổ vũ nhân dân Việt Nam rất nhiều trong cuộc đấu tranh chống đế quốc; nhân dân hai nước Việt Nam và Triều Tiên sẽ giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ để thống nhất Tổ quốc.
Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi tới đặt vòng hoa trước Đài giải phóng trên đồi Mẫu Đơn; tới đặt vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ Hồng quân Liên Xô đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp giải phóng nhân dân Triều Tiên khỏi sự thống trị của phátxít Nhật.
- Ngày 10: Tối, Chủ tịch Hồ Chí Minh chiêu đãi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Triều Tiên. Đọc diễn văn tại buổi chiêu đãi, Người bày tỏ sự phấn khởi trước những thành tựu quan trọng của nhân dân Triều Tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tin tưởng rằng:"Dù chúng ta còn có nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của bản thân chúng ta, với sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình toàn thế giới, dưới ngọn cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi”.
Cùng ngày, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo Liên Xô, đăng báoLao động(Liên Xô) nhan đề:Cách mạng Tháng Mười vĩ đại soi sáng con đường đưachúng ta tới hạnh phúc. Bài nói cho biết: Khi Cách mạng Tháng Mười nổ ra, Người sống ở Pháp và chưa hiểu ý nghĩa của cách mạng Nga. Nhưng từ khi tham gia Đảng Xã hội Pháp, những người vô sản Pháp đã giúp Người hiểu rõ ý nghĩa vĩ đại của những sự kiện lịch sử diễn ra ở nước Nga. Người đọc các tác phẩm của V.I.Lênin nói về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, tham dự những cuộc tranh luận sôi nổi trong Đảng Xã hội Pháp. Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế III -"chính là vì Quốc tế thứ III đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức". Sau đó, Người đã sống và hoạt động ở Liên Xô, chứng kiến những bước tiến vĩ đại trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xôviết. Người nói rõ:"Đối với nhân dân và đặc biệt là đối với những người cách mạng, Cách mạng Tháng Mười vĩ đại là ngọn đèn pha soi sáng cuộc đấu tranh cho tự do và hạnh phúc. Cách mạng Tháng Mười đã đem lại cho chúng tôi chủ nghĩa Mác - Lênin. Học thuyết bất hủ đó đã vạch ra con đường mà chúng tôi phải đi theo”. Người cho rằng:"Các dân tộc xây dựng xã hội mới, đang gặp phải và sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Nhưng... sớm hoặc muộn, tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội”.
- Ngày 12: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị cùng đi đáp máy bay rời Bình Nhưỡng. Đọc diễn văn trong lễ tiễn tại sân bay, Người cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Triều Tiên. Người nói:"Lần đi thăm này càng thắt chặt thêm mối tình đoàn kết giữa nhân dân anh em hai nước chúng ta. Việt Nam và Triều Tiên tuy đường xa, nhưng lòng rất gần. Khi đến đây, chúng tôi có nhiệm vụ trao tình thân ái của nhân dân Việt Nam cho nhân dân Triều Tiên. Lúc trở về, chúng tôi sẽ chuyển tình thân ái của nhân dân Triều Tiên cho nhân dân Việt Nam chúng tôi”.
9 giờ 50 phút, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đến Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang thuộc khu Đông Bắc Trung Quốc.
- Ngày 13: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ ta rời Cáp Nhĩ Tân, đi Liên Xô. Trên đường tới Mátxcơva, Người và các vị cùng đi ghé qua một số thành phố vùng Xibêri như Sita, Irơcút và Ômxcơ. Chiều, 18 giờ, Người và các vị cùng đi tới Mátxcơva.
- Ngày 14: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm khu triển lãm nông nghiệp và công nghiệp Liên Xô ở Mátxcơva. Tại đây, theo yêu cầu của phóng viên Đài phát thanh Mátxcơva, Người đã nói trước máy truyền thanh với đồng bào Việt Nam:
"Thưa đồng bào, Sáng hôm nay, chúng tôi đến thăm cuộc triển lãm nông nghiệp và công nghiệp ở Mátxcơva của Liên Xô. Công nghiệp và nông nghiệp của Liên Xô tiến bộ rất nhanh và rất nhiều. Sự tiến bộ đó chẳng những làm tăng tiến hạnh phúc của nhân dân Liên Xô mà đồng thời lại tăng tiến hạnh phúc của nhân dân đại gia đình xã hội chủ nghĩa chúng ta và nhân dân toàn thế giới”.
Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đi thăm sân vận động Lê-nin ở Lugiơniki.
- Trước ngày 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xixavang Vông, nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Quốc vương.
- Ngày 17: Theo yêu cầu của báoThiếu niên Liên Xô,Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho thiếu niên Liên Xô. Trong thư, Người viết:"Bác mong các cháu luôn luôn yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, kính trọng và yêu mến cha mẹ, thầy học và anh em bạn và luôn luôn đoàn kết chặt chẽ với thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi toàn thế giới".Người cũng chuyển lời chào đoàn kết của thiếu nhi Việt Nam tới các bạn thiếu nhi Liên Xô.
14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn rời Mátxcơva đi Praha.
Cùng buổi chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam tới Praha, mở đầu cuộc thăm hữu nghị Tiệp Khắc. Đọc đáp từ trong lễ đón tiếp trọng thể của Đảng và Chính phủ Tiệp Khắc tại sân bay Praha, Người cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Tiệp Khắc. Người nói:"Nhân dân Việt Nam rất vui sướng trước những thành tích rực rỡ của nhân dân Tiệp Khắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bởi vì những thành tích đó càng tăng cường phe xã hội chủ nghĩa chúng ta, góp phần gìn giữ hòa bình thế giới''.
- Trước ngày 19: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng Quốc vương Lào Xixavang Vông, nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Vương quốc Lào.
- Ngày 19: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đáp máy bay đi thăm Bratixlava, thủ phủ xứ Xlôvaki. Đáp từ tại lễ đón trọng thể của Đảng Cộng sản và chính quyền xứ Xlôvaki, Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của nhân dân Xlôvaki.
- Ngày 20: Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bratixlava trở về Praha.
- Ngày 21: Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Praha đi Ba Lan. Đọc đáp từ tại lễ đón trọng thể của Đảng Công nhân thống nhất và Chính phủ Ba Lan tại sân bay Vácxava, Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Ba Lan đối với công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam; cảm ơn đại biểu Ba Lan là thành viên ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát việc thực hiện đình chiến ở Việt Nam đã góp phần tích cực vào việc thực hiệnHiệp định Giơnevơnăm 1954 về Đông Dương; cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Ba Lan đã dành cho Đoàn.
- Ngày 23: Trưa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự bữa tiệc chiêu đãi của Chủ tịch nước Ba Lan Davátxki. Trong không khí thân mật, Chủ tịch Davátxki nói: "Cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh đã đưa lại cho Đảng và nhân dân Ba Lan chúng tôi một tình cảm vô cùng quý báu. Cho tôi hỏi Chủ tịch một câu: Đồng chí là người nổi tiếng về đạo đức khiêm tốn, vậy đồng chí có thể cho biết khiêm tốn là thế nào?".
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời:"Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam. Đối với bản thân tôi thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình. Đối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập. Đối với kẻ thù, cần biết cái mạnh của địch và chỗ yếu của ta".
- Ngày 25: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn rời Vácxava đi thăm Cộng hòa dân chủ Đức. Trong lễ tiễn trọng thể của Đảng và Nhà nước Ba Lan, Người đọc đáp từ cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và trọng thể của Đảng, Chính phủ Ba Lan và chuyển lời chào hữu nghị của nhân dân Việt Nam tới nhân dân Ba Lan anh em.
11 giờ 45, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam đến Béclin, mở đầu chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa dân chủ Đức. Đọc đáp từ tại lễ đón trọng thể của Trung ương Đảng Xã hội thống nhất và Chính phủ Cộng hòa dân chủ Đức tại sân bay Béclin, Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của các vị lãnh đạo Đảng Xã hội thống nhất, Chính phủ và nhân dân Cộng hòa dân chủ Đức đã dành cho đoàn. Người tin tưởng chuyến thăm này sẽ thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
- Ngày 29: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đi thăm học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập tại Đrétxđen. Người căn dặn:“Các cháu đừng quên tiết kiệm, phải giữ gìn tác phong giản dị, khiêm tốn. ở đây các cháu được săn sóc chu đáo để sau này có thể phục vụ Tổ quốc. Vì vậy, các cháu cần nỗ lực để đạt được những kết quả thật tốt, phải thi đua học tập với những bạn thiếu nhi Đức. Với các thầy cô giáo người Đức, Người nói: “Chúng tôi sẽ nói với cha mẹ các em, với nhân dân Việt Nam rằng các bạn đã chăm sóc thiếu nhi Việt Nam chu đáo như thế nào”.
* Tháng 7- 1958
- Ngày 1: Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:Mấy kinh nghiệm Trung Quốc mà chúng ta nên học, ký bút danh Trần Lực, đăng báoNhân Dân, số 1571.
Đây là bài đầu tiên trong loạt bài giới thiệu những kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc trên các lĩnh vực nông nghiệp, công thương nghiệp, giáo dục, văn hoá - xã hội, xây dựng đảng... đăng trên báoNhân dân. Kết thúc, Người viết:“Việt Nam ta là một thành viên trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải học những kinh nghiệm quý báu của các nước anh em, để tiến kịp các nước anh em. Cố nhiên, phải áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo, hợp với hoàn cảnh thực tế của nước ta, chứ không nên học một cách máy móc”.
- Ngày 2: Dự họp Ban Bí thư bàn về vấn đề tuyên dương và chọn anh hùng lao động. Phát biểu tại cuộc họp, Người nhắc nhở: Khen thưởng là để các anh hùng chiến sĩ phát huy tác dụng làm đầu tàu. Vì vậy, phải nghiên cứu chế độ chính sách bồi dưỡng vật chất, giáo dục và đề bạt các anh hùng chiến sĩ thi đua thành cán bộ nòng cốt sau này.
- Ngày 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị bàn về vấn đề tổng kết cải cách ruộng đất.
- Ngày 4: Bài viếtSo sánh, ký bút danh T.L., sau khi so sánh số học sinh và anh chị em lao động làm việc tốt được tặng huy hiệu của Người trong sáu tháng đầu năm 1958 với vụ trốn lậu thuế bị phát hiện trong cùng thời gian của bọn “vi phú bất nhân”, tác giả kết luận bằng bốn câu thơ:
“Ai xây mỹ tục thuần phong,
Ai là những kẻ đồng lòng xấu xa?
Trăm năm trong cõi người ta,
Ai là đáng kính, ai là đáng khinh?”
- Ngày 5 : Bài viếtĐang “nghèo” thì làm theo cách nghèo, ký bút danh Trần Lực, đăng báoNhân Dân, số 1575, nêu lên ích lợi của việc “trồng cây gây rừng” ở Trung Quốc; kinh nghiệm của nông dân Trung Quốc: “nhằm tăng gia sản xuất, họ đã làm theo nguyên tắc “cùng biện pháp, thổ kỹ sư”. Nghĩa là điều kiện đang “nghèo” thì tự lực cánh sinh, làm theo cách nghèo, làm nhỏ, thô sơ, miễn là dùng tốt; sau sẽ phát triển dần”...
- Ngày 7: Tham dự Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Câu lạc bộ Lao động (Hà Nội). Trong lời chào mừng, sau khi khen ngợi những thành tích và biểu dương các anh hùng, chiến sĩ“là những người tiên phong trong sản xuất, mà cũng là gương mẫu về đạo đức cách mạng”,Người căn dặn các anh hùng, chiến sĩ thi đua cần nhận rõ:“Thành tích là thành tích chung của tập thể. Tách rời tập thể thì dù tài giỏi mấy một cá nhân cũng không làm được gì. Cho nên càng có thành tích, thì càng phải cố gắng, càng phải khiêm tốn”.
Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Muốn cho đời sống đổi thay. Toàn dân, toàn Đảng ra tay cùng làm”,ký bút danh Trần Lực, đăng báoNhân Dân, số 1577, chỉ rõ sự tiến bộ của Trung Quốc qua các phong trào văn hóa, phong trào vệ sinh phòng bệnh... và khẳng định: Trung Quốc có được kết quả to lớn từ các phong trào này “là vì cố gắng của toàn Đảng kết hợp chặt chẽ với sự cố gắng của toàn dân, lực lựợng Chính phủ kết hợp chặt chẽ với lực lượng của quần chúng”. Bài viết kết luận:“Muốn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thì phải tăng gia sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực. Và muốn tăng gia sản xuất thì phải:
Thi đua làm nhiều thuỷ nông,
Dùng nhiều phân bón, là công việc đầu
Ba là cuốc bẫm, cày sâu,
Bốn chọn giống tốt, năm lo cấy dày
Sáu là kỹ thuật đổi thay,
Toàn dân, toàn Đảng ra tay cùng làm”.
- Ngày 12: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị thảo luận, tổng kết về cải cách ruộng đất. Phát biểu ý kiến, Người cho rằng nhìn toàn bộ chính sách của Đảng từ trước tới nay là đúng, nhưng phải tìm ra vì đâu mà phạm sai lầm.
Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:Kết hợp xí nghiệp vừa và nhỏ của địa phương với xí nghiệp to của Nhà nước, ký bút danh Trần Lực, đăng báoNhân Dân, số 1582, nêu lên việc công nhân Trung Quốc đã tự nguyện, tự giác bỏ những phúc lợi không hợp lý; thực hiện kết hợp những xí nghiệp vừa và nhỏ của địa phương và của nhân dân với xí nghiệp to của Nhà nước, xây dựng các xưởng hạng nhỏ và hạng vừa với phần lớn những xưởng ấy nhằm phục vụ nông nghiệp một cách hiệu quả.
- Ngày 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị nghe báo cáo về cuộc đảo chính ở Irắc và vấn đề tổng kết cải cách ruộng đất. Về tình hình cải cách ruộng đất, Người nói: “Đảng ta, chi bộ ta cơ bản là tốt, nhưng do đánh giá không đúng tình hình nên đã không biết dựa vào chi bộ để tiến hành cải cách ruộng đất, đi đến đả kích nội bộ Đảng. Đó là một sai lầm nghiêm trọng, nhưng Trung ương chậm biết. Đó là quan liêu nặng”.
- Ngày 21: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Bộ Chính trị nhận định về tình hình thế giới hiện nay. Phân tích tình hình, Người nêu rõ:Còn chủ nghĩa đế quốc thì còn khả năng chiến tranh và chúng còn tìm cách phá hoại phong trào giải phóng dân tộc. Hiện nay, tinh thần Băngđung ảnh hưởng mạnh, nhưng phải đề phòng đế quốc điên cuồng có thể làm liều, nhất là chúng đang bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.Người cũng chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
- Ngày 22: Bài viếtĐáng khen, đáng trách và đáng khen, ký bút danh L.T., đăng báoNhân Dân, số 1592, nêu lại ba sự việc đã được đưa tin trên các báoThủ đô(16-7-1958) vàThời mới (15-7-1958) để mọi người rút ra điều gì nên theo và nên tránh.
- Ngày 26: Nhân ngày 27-7, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư thăm hỏi anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Người mong các anh em thương binh, bệnh binh, tuỳ khả năng của mình, hăng hái tham gia sản xuất trong các tổ đổi công và hợp tác xã. Người đề nghị đồng bào các nơi sẵn sàng giúp đỡ anh em và gia đình liệt sĩ trong sản xuất và nhắc nhở các cơ quan, đoàn thể “phải chấp hành một cách chu đáo các chính sách của Đảng và Chính phủ đối với anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ”.
Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Ban Bí thư bàn tiếp về công tác báo chí.
* Tháng 7- 1959
- Ngày 1: 10 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam- Trung Quốc), Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch tỉnh Hà Nam đã đến chào Người. Dùng bữa trưa xong, Người tiếp tục lên đường.
14 giờ, Chủ tịch đến Bắc Kinh. Đón Người tại sân ga có các vị trong Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh. Người về nghỉ tại một biệt thự ở ngoại ô Bắc Kinh.
- Ngày 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bắc Kinh, tiếp tục hành trình đi thăm Liên Xô. Máy bay chở Người đã dừng ở Irơcutxk, Nôvôxibia, Xvéclốp để tiếp dầu. Tại những nơi Người dừng chân, cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương đã tới sân bay chào Người.
14 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Mátxcơva. Chủ tịch K.E.Vôrôsilốp và nhiều vị trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã đón tiếp trọng thể Người.
- Ngày 4: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bốn bác sĩ Liên Xô đến thăm và khám sức khỏe. Kết luận của bác sĩ: Sức khỏe của Người khá hơn năm trước.
Cùng ngày, tại Hà Nội, bài viết của Người:Xem Viện Bảo tàng Việt Nam, ký bút danh T.L., đăng báoNhân Dân, số 1936, nêu lên ý nghĩa quan trọng của việc giáo dục tư tưởng đạo đức cũng như mở rộng hiểu biết của nhân dân thông qua hình thức tham quan Bảo tàng.
- Ngày 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Mátxcơva đi Kiép, Thủ đô nước Cộng hòa Xô viết Ucraina. Người đã đề nghị với các vị lãnh đạo Nhà nước Liên Xô và các địa phương không tổ chức đón tiếp theo nghi lễ ngoại giao mà chỉ có những buổi gặp gỡ như trong gia đình.
- Ngày 19: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi máy bay đến Tbilixi, Thủ đô nước Cộng hòa Grudia, cách Xukhumi 350km.
- Trước ngày 22: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm ngày sinh Quốc vương Lào Xixavang Vông.
- Ngày 24: Chủ tịch Hồ Chí Minh đáp máy bay đi Askhabát, Thủ đô nước Cộng hòa Tuốcmênia.
- Ngày 25: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi Tasken, Thủ đô nước Cộng hòa Udơbêkixtan. Ra đón Người tại sân bay có bà Bí thư Xô viết tối cao Udơbêkixtan - Inkhaniba và bà Chủ tịch nước Cộng hòa Udơbêkixtan - Nađridinôva.
- Ngày 27: Sáng sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên máy bay đi Stalinabát, Thủ đô nước Cộng hòa Tadikixtan.
Trong ngày, Người gửi thư thăm hỏi anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ nhân Ngày 27-7. Sau khi biểu dương sự đóng góp của các gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bệnh binh trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Người nhắc “các cơ quan, đoàn thể chấp hành chu đáo chính sách của Đảng và Chính phủ đối với thương binh và liệt sĩ, để anh em thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ được ổn định hơn nữa trong công tác và trong đời sống”.
- Ngày 28: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ biệt Tadikixtan lên máy bay đi Phrungie, Thủ đô nước Cộng hòa Kiếcghidia.
- Ngày 29: Chủ tịch Hồ Chí Minh đi máy bay đến Anma Ata, thăm nước Cộng hòa Kadắcxtan.
* Tháng 7-1960
- Ngày 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đại hội Đảng bộ các cơ quan dân, chính, đảng ở Trung ương. Nói chuyện với các đại biểu, Người nêu rõ ý nghĩa đợt học tập, thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng đối với việc nâng cao tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ và yêu cầu các cán bộ, đảng viên cần nêu cao hơn nữatinh thần phấn đấu cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân, cần nâng caotinh thần làm chủ,tinh thầncần kiệm xây dựng nước nhà.
- Ngày 3: Bài viếtTa ngày càng mạnh địch ngày càng yếu (Tóm tắt tình hình thế giới), ký bút danh T.L., đăng báoNhân Dân,số 2297, nêu rõ tình hình thế giới với một bên thì: “Lực lượng của phe xã hội chủ nghĩa ngày càng mạnh. Khối đoàn kết, nhất trí ngày càng chặt chẽ giữa các đảng anh em...”. “Phong trào chống Mỹ đang cuồn cuộn lên khắp thế giới”với một bên thì: “Mỹ đã đi từ thất bại này đến thất bại khác... uy tín của Mỹ đã suy sụt nhiều”.Cuối cùng, tác giả kết luận: “Phe ta ngày càng hùng mạnh, đế quốc Mỹ ngày càng suy đồi”.
- Ngày 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư choNhân dân nhật báo(Trung Quốc), cảm ơn nhân dân các giới Trung Quốc đã gửi điện, gửi thư chúc thọ Người 70 tuổi.
- Ngày 5: Bài viếtChúng ta hãy đón chờ những thành tựu mới nhất của nền khoa học Xô viết,ký bút danh Chiến Sĩ, đăng báo Quân đội nhân dânsố 757, giới thiệu những tiến bộ về kỹ thuật phóng tên lửa của Liên Xô và cho rằng:“Mỗi lần thí nghiệm tên lửa, Liên Xô đều đem lại cho loài người những thành tựu mới về khoa học, mỗi ngày một tiến nhanh”. Bài báo kết luận: “Chắc chắn đây lại là một đảm bảo nữa cho hòa bình thế giới”.
- Ngày 7: Tại Nhà hát thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Người đọc lời chào mừng và đề nghị Quốc hội gửi lời chào thân ái và nhiệt liệt biểu dương tinh thần đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam.
- Ngày 10: Bài viếtQuốc hội ta vĩ đại thật, ký bút danh T.L., đăng báoNhân Dân, số 2304, nêu lên ý nghĩa trọng đại của sự ra đời Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, những đóng góp to lớn, những quyết định lịch sử quan hệ đến vận mạng đất nước của Quốc hội khoá I trong công cuộc kháng chiến kiến quốc vừa qua, đồng thời khẳng định thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá II, nó chứng tỏ“tinh thần đoàn kết và quyết tâm thống nhất đất nước của nhân dân ta”và tin tưởng rằng các đại biểu Quốc hội “phải lấy việc làm thực tế mà hướng dẫn nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Trong ngày, Người tới thăm và nói chuyện với đại biểu các dân tộc ít người trong Quốc hội khoá II về chính sách đoàn kết dân tộc của Chính phủ và nhiệm vụ của các đại biểu Quốc hội trong sự nghiệp cách mạng.
- Ngày 11: Bài viếtHoan hô thắng lợi mới của Liên Xô, ký bút danh T.L., đăng báoNhân Dân, số 2305, nêu lên những thắng lợi của Liên Xô trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ và bác bỏ những luận điệu vu cáo bịa đặt của một số báo chí phương Tây về chế độ Xôviết.
- Ngày 14: Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá II. Khi Đoàn Thư ký thông báo ý kiến của các đại biểu nhất trí đề nghị Quốc hội tặng Huân chương cho Người, Người đã cảm ơn và xin khất để chờ đến ngày nước nhà thống nhất.
- Ngày 15: nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu với Quốc hội danh sách các vị trong Hội đồng Quốc phòng.Tại lễ bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu cảm ơn Quốc hội, cảm ơn đồng bào đã tin cậy và giao cho trọng trách lãnh đạo Nhà nước. Sau khi phân tích và nêu rõ tình hình thế giới đang có lợi cho cách mạng Việt Nam, Người nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân dân, Quốc hội và Chính phủ ta là: “Phải ra sức phấn đấu đểxây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, và góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới”. Người căn dặn:“Để xứng đáng với vinh dự to lớn là người đầy tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và cán bộ chính quyền cần phải:Thực hành cần, kiêm, liêm, chính; chí công, vô tư. Gương mẫu về mọi mặt: Đoàn kết, công tác, học tập, lao động. Luôn luôn giữ vững tác phong khiêm tốn, chất phác và hòa mình với quần chúng thành một khối”.
- Ngày 21: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện tại Đại hội Đảng toàn quân. Sau khi khen ngợi kết quả tốt đẹp của Đại hội, Người căn dặn các đại biểu nêu cao hơn nữa tinh thần đoàn kết, ý thức cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ và kêu gọi toàn quân ra sức thi đua rèn luyện quân sự, giữ vững kỷ luật, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xứng đáng là một quân đội cách mạng.
Trước khi ra về, Người nhờ các đại biểu chuyển lời thăm hỏi của Trung ương Đảng và của Người tới cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị và đồng bào địa phương nơi đóng quân.
Còn nữa
Huyền Trang (tổng hợp)