Tin tổng hợp
Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân, nhân dân Việt Nam, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Người đã hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng loài người bị áp bức bóc lột. Người đấu tranh cho sự nghiệp vì độc lập, vì tự do cho dân tộc Việt Nam và người dân bị áp bức trên toàn thế giới. Cuộc đời cao đẹp, tấm gương đạo đức cách mạng của Người là tấm gương sáng, bình dị và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Người luôn sống mãi trong lòng người dân đất Việt và bạn bè quốc tế. Sự bình dị đó được khắc họa qua những hoạt động thường ngày của Người đối với mọi người, từ người già đến trẻ nhỏ, từ nông dân đến trí thức, từ những người dân trong nước đến bạn bè quốc tế.
Chị Nguyễn Thị Thế Ngân là một nữ chiến sĩ cách mạng trung kiên của Khu 5. Chị người xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cuối năm 1964, chị ra Bắc chữa bệnh và được chọn cùng một số đồng chí thành lập Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược họp tại Hà Nội. Chị có vinh dự được 6 lần gặp Bác Hồ kính yêu.
Sinh thời Bác Hồ không chỉ là nhà báo, nhà văn hóa, nhà lý luận chính trị thiên tài mà Bác còn là thi sĩ nổi tiếng. Tập thơ “Nhật ký trong tù” với hơn 100 bài, Bác viết các đây hơn 70 năm cùng nhiều bài thơ lẻ đã đăng tải trên sách báo, điều đó khẳng định tài năng sáng tác thơ của vị lãnh tụ kiệt xuất Hồ Chí Minh.
Bác Hồ kính yêu, nhà văn hóa lớn, bôn ba năm châu bốn biển, hiểu biết nhiều nền văn minh nhân loại. Bác càng yêu mến truyền thống văn hóa dân tộc hơn. Nghĩ tới Bác, chúng ta vẫn nuôi dưỡng hình ảnh một ông già văn hóa Việt Nam chất phác và thông thái.
Những ai sinh ra và lớn lên trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, khi Tết đến Xuân về đều bồi hồi nhớ lại những thời khắc thiêng liêng lúc giao thừa, ngồi bên chiếc đài bán dẫn nghe Bác Hồ đọc thư mừng năm mới và thơ chúc Tết của Người. Lớp trẻ sinh ra trong thời bình, khi đọc “Hợp tuyển thơ Hồ Chí Minh” cũng cảm nhận được tình cảm bao la của Bác đối với đồng bào và chiến sĩ trong ngày Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền của dân tộc
Từ Hà Nội, theo Quốc lộ 1A vào thành phố Nghệ An - thành phố Vinh, theo Tỉnh lộ 49, cách thành phố Vinh hơn 10 km, đến một làng nhỏ có tên Làng Sen - hoa sen; tên chữ là Kim Liên, Sen Vàng, đó là một làng quê cổ của dân tộc Việt.
Sáng ngày 2 tháng 2 năm 1960, khoảng 8 giờ 30 phút sáng, Bác lại về thăm Nhà máy chúng tôi. Lần này Bác cũng đi với hai ông bà luật sư người Anh – Luật sư đã bào chữa cho Bác trong một phiên tòa của bọn đế quốc Anh – đến thăm Nhà máy với danh nghĩa là khách riêng ân tình của Bác. Bác thân thiết dẫn hai vợ chồng luật sư đi thăm nơi sản xuất, tới nơi nào Bác cũng ân cần thăm hỏi nam nữ công nhân đang đứng máy.
Sinh thời Bác thường nhắc nhở cán bộ đảng viên: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Câu nói tưởng chừng như đơn giản ấy lại mang đậm tính nhân văn, đạo đức và giáo dục cán bộ đảng viên của Bác đối với người cán bộ cách mạng.