Tin tổng hợp
Tình cảm yêu mến đối với Bác Hồ không chỉ sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam mà cả với bạn bè quốc tế. Khi Bác mất, thế giới nhắc đến Người với một sự kính trọng.
Năm 1898, theo chân cha là ông đồ Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thành Huế dạy học, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu sau này) đã để lại một quãng thời thơ ấu êm đềm bên dòng sông Phổ Lợi, làng Dương Nỗ, huyện Phú Vang.
Đó là vợ chồng liệt sỹ Hoàng Văn Lộc (sinh năm 1900) và Nguyễn Thị Cúc (sinh năm 1907). Ông Hoàng Văn Lộc là người chiến sỹ bảo vệ, giúp việc Bác Hồ những năm tháng hoạt động tại Thái Lan, sau này trở thành đầu bếp của Người.
Không chỉ là một “pho sách sống” với hàng trăm câu chuyện, tư liệu quý về Bác Hồ, người cựu chiến binh Nguyễn Thị Nguyệt, 78 tuổi (trong ảnh) còn tìm cách vận dụng lời Bác dạy vào công việc cụ thể, hằng ngày. Bà còn là người đi đầu phong trào người người làm theo lời Bác tại phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Đến nhà cựu chiến binh (CCB) Ngô Sỹ Xuân, dù là người quen hay lạ đều được ông đón tiếp cởi mở. Phong cách giản dị, chan hòa với mọi người của ông khiến bà con quanh vùng hết mực quý trọng.
Về nước năm 1941, sau 30 năm xa xứ, Bác mới chính thức làm thơ, bắt đầu là hai bài về Pác Bó theo thể tứ tuyệt, tiếp đó là bài “Thượng sơn” (Lên núi), viết năm 1942 bằng chữ Hán. Nguồn thơ chữ Hán theo phong cách nhà Nho, thấm đẫm ý vị phương Đông ở Hồ Chí Minh có lẽ được bắt đầu bằng bài thơ này.
Một kỹ sư cầu đường, nhưng lại có hàng chục bài hát, trong đó có nhiều bài hát về Bác Hồ, về con đường Hồ Chí Minh. Không chỉ sáng tác nhạc, anh còn có hàng chục bài thơ về Bác. Dù là nhạc, hay thơ, thì trong mỗi sáng tác của anh, người nghe, người đọc đều cảm nhận sâu sắc tình yêu đặc biệt của anh với Bác Hồ. Anh là nhạc sỹ Phạm Hồng Sơn (ảnh), Hội viên Hội Nhạc sỹ Hà Nội.