Tin tổng hợp
“Là giáo viên, tôi luôn tâm niệm phải kết hợp dạy chữ với dạy người, truyền cho học sinh niềm đam mê học tập, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng để trở thành người có ích cho xã hội. Đó chính là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực”, Lê Thị Trang, 24 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Khê, Đông Triều (Quảng Ninh) tâm sự.
Ngày 6-1-1946 được Chính phủ lâm thời ấn định là ngày nhân dân Việt Nam lần đầu tiên thực hiện Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của mình, sau khi giành được độc lập dân tộc. Gần đến ngày bầu cử, nhân dân ngoại thành Hà Nội gửi một bản đề nghị: “Yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng cho sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi lẽ, thanh niên là những chủ nhân tương của đất nước, mang trong mình trí tuệ, sức khoẻ, tuổi trẻ, và lòng nhiệt huyết.
"Người ta thấy Bác Hồ là một người cũng như mọi người: Cũng có khát vọng tình yêu, cũng mong muốn có mái ấm gia đình. Nếu ai đó cho rằng những điều nhỏ bé này làm Bác Hồ kém vĩ đại đi là không đúng, vì chính những cái đó làm cho Bác càng thêm vĩ đại, nhất là trong thời buổi hiện nay, một số đông người đã tha hoá do chạy theo cuộc sống hưởng thụ vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo đức, coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc sống... Cho nên, Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương về nhân cách một con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp sau” (sử gia người Mỹ J. Stension).
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang từng ngày ấm no, hạnh phúc. Dù Bác chưa một lần đến Tây Nguyên, nhiều người Tây Nguyên vẫn chưa một lần gặp Bác, nhưng tình cảm của Người đối với đồng bào Tây Nguyên và tấm lòng của người Tây Nguyên một lòng hướng về Bác đã trở thành nguồn động viên to lớn không chỉ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mà còn có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc kiến thiết, xây dựng quê hương, đất nước hôm nay.
Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử”. Nhận định của Tướng Giáp được minh chứng rõ nét trong quá trình hình thành bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc - Hiến pháp năm 1946.
Trong số những người tặng hiện vật về Bác cho Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) năm 2013, đáng chú ý có hai cụ già tóc bạc, da mồi đã trên dưới tuổi bát thập, cụ em dìu cụ anh, họ là anh em ruột. Lạ là cả hai anh em ông Bùi Thế Ngữ và Bùi Thế Năng đến tặng hiện vật về Bác nhưng đều chưa từng được gặp Bác Hồ.
Thật cảm động khi được biết, ở xã vùng sâu Tây Nguyên, một đảng viên hơn 50 năm tuổi Đảng đã dành thời gian hơn nửa thế kỷ sưu tầm những bức ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.