Chỉ mục bài viết

1. Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Thưa các cụ và các chú,

Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính.

Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm.

Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng tas ẽ thành công.

Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả. Theo ýtôi, có sáu vấn đề:

Một là, nhân dân đang đói - Ngoài những kho chứa thóc màPháp, Nhật vơ vét của nhân dân, bọn Nhật, Pháp còn bắt đồng bào chúng ta giảm bớt diện tích cấy lúa để trồng thầu dầu, đay và những thứ cây khác cần thiết cho cuộc chiến tranh của chúng. Hơnnữa, chúng ta còn tìm thấy hai kế hoạch của bọn cầm quyền Pháp với mục đích gây nạn đói, để ngăn trở phong trào yêu nước và bắtbuộc đồng bào chúng ta phải làm việc như nô lệ.

Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này. Vừa rồi nạn lụt đã phá hoại tám tỉnh sản xuất lúa gạo. Điều đó càng làm cho tình hình trầm trọng hơn. Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nàocho họ sống.

Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất.

Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên.

Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo.

Vấn đề thứ hai, nạn dốt - Là một trong những phương phápđộc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươiphần trăm đồng bào chúng ta mù chữ.

Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước tatheo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôiđề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ.

Vấn đề thứ ba - Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyênchế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế,nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống, v.v..

Vấn đề thứ tư - Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu vàthuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dânchúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.

Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dânbằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH.

Vấn đề thứ năm - Thuế thân, thuế chợ, thuế đò, là một lối bóclột vô nhân đạo. Tôi đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế ấy. Cuối cùng tôiđề nghị tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.

Vấn đề thứ sáu - Thực dân và phong kiến thi hành chính sáchchia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết.

(Trích trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 121-123).

2. Cách tổ chức các ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân (làng, huyện, tỉnh, thành phố) là hình thứcChính phủ trong các địa phương, sau khi khởi nghĩa thắng lợi.

Toàn thể nhân dân Việt Nam (trừ bọn Việt gian bị tước công quyền) từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái, giàu nghèo,Việt Minh hay ngoài Việt Minh, ai cũng có quyền ứng cử hay bầu cử người vào các ủy ban này.ủy ban có từ 5 đến 7 người phải cử ra:

1) Một Chủ tịch, đứng đầu ủy ban, có nhiệm vụ đốc suất, củ soát các ủy viên khác, liên lạc với các cấp bộ trên và các tổ chức trong địa phương, chiêu tập và điều khiển các cuộc họp.

2) Một Phó Chủ tịch, giúp đỡ và thay Chủ tịch khi anh này bậnhay đi vắng.

3) Một Thư ký giữ sổ sách, làm biên bản trong các cuộc hội họp.

4) Một ủy viên phụ trách chính trị có nhiệm vụ thành lập tòa án dân chúng trừng trị những kẻ phạm tội, trái luật, do thám, tiễutrừ Việt gian. Tuyên truyền hay huấn luyện chính trị cho nhân dân, làm cho họ đoàn kết chặt chẽ xung quanh Chính phủ.

5) Một ủy viên phụ trách kinh tế tài chính, có nhiệm vụ:

a- Giữ và dùng quỹ địa phương, quyên tiền, thu thuế lợi tứcluỹ tiến, v.v.;

b- Khuyếch trương nền kinh tế địa phương; nâng cao trình độ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp;

c- Cải thiện đời sống cho nhân dân.

6) Một ủy viên phụ trách quân sự, có nhiệm vụ:

a- Đốc suất tự vệ giữ vững an toàn cho nhân dân;

b- Võ trang và huấn luyện quân sự cho nhân dân; động viên họ lên trường tranh đấu du kích chống xâm lược.

7) Một ủy viên phụ trách xã hội, có nhiệm vụ:

a- Tổ chức và giám đốc các cơ quan y tế, vệ sinh, cứu tế, bài trừhủ tục, v.v..

b- Tổ chức và điều khiển những cuộc giải trí công cộng, du lịch,ca kịch, chiếu bóng, hội hè, kỷ niệm.

c- Tổ chức và trông coi công cuộc giáo dục nhân dân: mở trườnghọc, chống nạn mù chữ, mở thư viện, v.v..

Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký có thể kiêm phụ trách hoặc kinh tế, tài chính, hoặc tuyên truyền huấn luyện, hoặc quân sự,hoặc xã hội.

Họp Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký thành Ban thường vụ đểchỉ huy công tác hằng ngày.

Những ủy viên phụ trách, nếu cần, có thể lấy một số ngườingoài Ủy ban lập ra các Tiểu ban tuyên truyền huấn luyện, Tiểu ban tư pháp, Tiểu ban quân sự, v.v.. Trong các tiểu ban đó, ủy viên phụ trách sẽ làm Trưởng ban. Ủy ban nào cũng có quyền giải quyết những vấn đề thuộc về địa phương mình, nhưng phải báo cáo lên cấp trên.

Trong một thời hạn (Chính phủ sẽ định), ủy ban nhân dân phải chiêu tập1) đại hội địa phương để báo cáo công việc đã làm,trình bày và đưa ra thảo luận các công việc sẽ phải làm, bầu ủy ban mới.

Ban thường vụ phải khai hội ít nhất mỗi tuần một lần, toàn thể ủy ban nửa tháng một lần để bàn bạc công tác. Trước ngàykhai hội của ủy ban, ai có điều gì đề nghị, chất vấn hay phê bìnhcứ gửi cho Chủ tịch.

Xem như trên, ủy ban nhân dân tổ chức và làm việc theo mộttinh thần mới, một chế độ dân chủ mới, khác hẳn các cơ quan dobọn thống trị cũ đặt ra.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 40, ngày 11-9-1945)

3. Chính phủ là công bộc của dân

Non hai tháng trước đây, trước cuộc khởi nghĩa 19-8-1945, nóitới hai chữ Chính phủ người ta nghĩ ngay tới một bọn đầu đảngcướp nguy hiểm, xảo quyệt. Trái lại, ai ai đối với Chính phủ nhân dân hiện nay cũng đều có một cảm tình thân mật xen lẫn với một tôn kính sâu xa: Chính phủ đối với ta như người "anh cả" trong giađình, một đồng chí phụ trách trong một địa phương, một người đứng mũi chịu sào ta có thể vững lòng trông cậy và gửi số mệnh vào. Người xưa nói: Quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh.

Các ủy ban nhân dân làng, phủ là hình thức Chính phủ địa phương, phải chọn trong những người có công tâm, trung thành,s ốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt các ủy ban đó. Ủy ban nhân dân làng trái với các hội đồng kỳ mục cũ thối nát,sẽ làm những việc có lợi cho dân, không phạm vào công lý, vào tựdo của dân chúng. Nó hết sức tránh những cuộc bắt bớ đánh đập độc đoán, những cuộc tịch thu tài sản không đúng lý.

Ủy ban nhân dân thận trọng hết sức trong chỗ chi dùng công quỹ, không dám tùy ý tiêu tiền vào những việc xa phí như ăn uống.

Những nhân viên ủy ban sẽ không lợi dụng danh nghĩa ủy ban để gây bè tìm cánh, đưa người "trong nhà trong họ" vào làmviệc với mình.

Nói tóm lại, bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồntại trong các ủy ban nhân dân bây giờ.

Ủy ban nhân dân là ủy ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dânchủ đó.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 46, ngày 19-9-1945).

4. Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng

Hỡi các bạn!

  1. Nước ta bị Tây áp bức hơn 80 năm và bốn, năm năm bịNhật áp bức.

Dân ta đói rét, khổ sở, không thể nói xiết. Ngày nay nhớ lại,còn rất đau lòng.

Nhờ dân ta đoàn kết một lòng và Chính phủ lãnh đạo khônkhéo, mà chúng ta bẻ gẫy xiềng xích nô lệ, tranh được độc lậptự do.

Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng.Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậynên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngàynay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thìđộc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.

  1. Chính phủ ta đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấyđều có phần hạnh phúc. Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa sangmọi việc, phải làm dần dần, không thể một tháng, một năm màlàm được hết. Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúngphương châm.

Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toànquốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thờikỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.

Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.

Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.

  1. Tôi vẫn biết trong các bạn có nhiều người làm theo đúngchương trình của Chính phủ, và rất được lòng nhân dân. Songcũng có nhiều người phạm những lầm lỗi rất nặng nề. Những lầmlỗi chính là:
  2. Trái phép - Những kẻ Việt gian phản quốc, chứng cớ rõ ràngthì phải trừng trị đã đành, không ai trách được.Nhưng cũng có lúc vì tư thù tư oán mà bắt bớ và tịch thu làmcho dân oán thán.
  3. Cậy thế - Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngangtàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, khôngnghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân,chứ không phải để cậy thế với dân.
  4. Hủ hoá - Ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngàycàng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra?

Thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm,đạo đức. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên, cho đến các cô cáccậu ủy viên, cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đóai phải chịu?

  1. Tư túng - Kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tàinăng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưngkhông vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công,chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai.
  2. Chia rẽ - Bênh vực lớp này, chống lại lớp khác, không biếtlàm cho các từng lớp nhân nhượng lẫn nhau, hoà thuận với nhau.

Thậm chí có đôi nơi để đất ruộng bỏ hoang, nông gia ta thán. Quênrằng lúc này ta phải toàn dân đoàn kết, không chia già trẻ, giàunghèo để giữ nền độc lập, chống kẻ thù chung.

  1. Kiêu ngạo - Tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thầnthánh rồi. Coi khinh dân gian, nói phô, cử chỉ lúc nào cũng vácmặt "quan cách mạng" lên. Không biết rằng, thái độ kiêu ngạo đósẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến oai tín của Chính phủ.
  2. Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thìphải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trênnày, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đãphạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếukhông tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung.

Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà, mà tôiphải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ "công bình, chínhtrực" vào lòng.

Mong các bạn tiến bộ.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 69, ngày 17-10-1945)

5. Nhân tài và kiến quốc

Sau 80 năm bị bọn Pháp thực dân giày vò, nước Việt Nam tacái gì cũng kém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là rất cao. Naymuốn giữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hănghái đó vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiếnquốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiếnquốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiếnthiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắmnhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thìnhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều.

Chúng ta cần nhất bây giờ là:

Kiến thiết ngoại giao

Kiến thiết kinh tế

Kiến thiết quân sự

Kiến thiết giáo dục

Vậy chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sángkiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nướcnhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽnghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành đượcthì sẽ thực hành ngay.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 91, ngày 14-11-1945)

6. Ýnghĩa tổng tuyển cử

Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọnnhững người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà.

Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việcnước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyềnđi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giaicấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó.

Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức làdân chủ, đoàn kết.

Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cửra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân.

Vậy nên khẩu hiệu cuộc Tổng tuyển cử thứ nhất của nước ViệtNam ta phải là:

Kháng chiến đến cùng để hoàn toàn độc lập!

Ra sức phấn đấu để xây dựng nước nhà.

Tôi mong rằng toàn thể quốc dân sẽ hăng hái tham gia cuộcTổng tuyển cử này.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 130, ngày 31-12-1945).

7. Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu

Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946.Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ.

Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên tronglịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dânchủ của mình.

Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Vềmặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quânthù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống vớiquân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn.

Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân ViệtNam ta đã:

 Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ,

 Kiên quyết chống bọn thực dân,

 Kiên quyết tranh quyền độc lập.

Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những ngườixứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.

Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽtất nhiên, có người được cử, có người không được cử.

Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập củaTổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luônnhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quênlợi riêng.Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc.

Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏlòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hănghái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra nsức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làmcho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhấtđịnh cử ta.

Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngàymai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dânđộc lập, tự do.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 134, ngày 5-1-1946).

8. Lời phát biểu trong buổi lễ ra mắt ứng cử viên tổ chức tại Việt Nam học xá

Từ xưa đến nay, toàn quốc chưa bao giờ tuyển cử vì xưa dânchưa bao giờ làm chủ mình, xưa dân phải nghe lời vua quan, sauphải nghe thực dân Pháp, Nhật. Vừa rồi đây ta vừa tranh đượcđộc lập. Một số ít người, chỉ một số ít thôi, đã quên cái công khónhọc của dân chúng. Ta đã phải hy sinh nhiều mới có cái quyềncầm lá phiếu ngày nay đó. Cụ Phan Đình Phùng, cụ Hoàng HoaThám đã khó nhọc về cái quyền dân chủ ấy lắm. Biết bao ngườiđã bị bắn, bị chém, đã đeo cái tên chính trị phạm và bị nhốt đầycác nhà tù Sơn La, Côn Đảo, Ban Mê Thuật... mới đòi được cáiquyền bầu cử ngày nay.

Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêngmà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhấtđịnh không nên bầu. Ngày mai không ai ép, không ai mua, toàndân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 135, ngày 07-01-1946).

Quốc Thành (tổng hợp)

Bài viết khác: