Chỉ mục bài viết

1. Những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Thưa các cụ và các chú,

Sau tám mươi năm bị áp bức, bị bóc lột, và dưới chính sách ngu dân của thực dân Pháp, các bạn và tôi, chúng ta đều chưa quen với kỹ thuật hành chính.

Nhưng điều đó không làm cho chúng ta lo ngại. Chúng ta vừa làm vừa học, vừa học vừa làm. Chắc rằng chúng ta sẽ phạm khuyết điểm, nhưng chúng ta sẽ sửa chữa, chúng ta có can đảm sửa chữa khuyết điểm.

Với lòng yêu nước và yêu nhân dân sâu sắc, tôi chắc chúng tas ẽ thành công.

Hiện nay những vấn đề gì là vấn đề cấp bách hơn cả. Theo ýtôi, có sáu vấn đề:

Một là, nhân dân đang đói - Ngoài những kho chứa thóc màPháp, Nhật vơ vét của nhân dân, bọn Nhật, Pháp còn bắt đồng bào chúng ta giảm bớt diện tích cấy lúa để trồng thầu dầu, đay và những thứ cây khác cần thiết cho cuộc chiến tranh của chúng. Hơnnữa, chúng ta còn tìm thấy hai kế hoạch của bọn cầm quyền Pháp với mục đích gây nạn đói, để ngăn trở phong trào yêu nước và bắtbuộc đồng bào chúng ta phải làm việc như nô lệ.

Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này. Vừa rồi nạn lụt đã phá hoại tám tỉnh sản xuất lúa gạo. Điều đó càng làm cho tình hình trầm trọng hơn. Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nàocho họ sống.

Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất.

Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên.

Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo.

Vấn đề thứ hai, nạn dốt - Là một trong những phương phápđộc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươiphần trăm đồng bào chúng ta mù chữ.

Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước tatheo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôiđề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ.

Vấn đề thứ ba - Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyênchế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế,nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống, v.v..

Vấn đề thứ tư - Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu vàthuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dânchúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.

Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dânbằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH.

Vấn đề thứ năm - Thuế thân, thuế chợ, thuế đò, là một lối bóclột vô nhân đạo. Tôi đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế ấy. Cuối cùng tôiđề nghị tuyệt đối cấm hút thuốc phiện.

Vấn đề thứ sáu - Thực dân và phong kiến thi hành chính sáchchia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết.

(Trích trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 121-123).

2. Cách tổ chức các ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân (làng, huyện, tỉnh, thành phố) là hình thứcChính phủ trong các địa phương, sau khi khởi nghĩa thắng lợi.

Toàn thể nhân dân Việt Nam (trừ bọn Việt gian bị tước công quyền) từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt trai gái, giàu nghèo,Việt Minh hay ngoài Việt Minh, ai cũng có quyền ứng cử hay bầu cử người vào các ủy ban này.ủy ban có từ 5 đến 7 người phải cử ra:

1) Một Chủ tịch, đứng đầu ủy ban, có nhiệm vụ đốc suất, củ soát các ủy viên khác, liên lạc với các cấp bộ trên và các tổ chức trong địa phương, chiêu tập và điều khiển các cuộc họp.

2) Một Phó Chủ tịch, giúp đỡ và thay Chủ tịch khi anh này bậnhay đi vắng.

3) Một Thư ký giữ sổ sách, làm biên bản trong các cuộc hội họp.

4) Một ủy viên phụ trách chính trị có nhiệm vụ thành lập tòa án dân chúng trừng trị những kẻ phạm tội, trái luật, do thám, tiễutrừ Việt gian. Tuyên truyền hay huấn luyện chính trị cho nhân dân, làm cho họ đoàn kết chặt chẽ xung quanh Chính phủ.

5) Một ủy viên phụ trách kinh tế tài chính, có nhiệm vụ:

a- Giữ và dùng quỹ địa phương, quyên tiền, thu thuế lợi tứcluỹ tiến, v.v.;

b- Khuyếch trương nền kinh tế địa phương; nâng cao trình độ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp;

c- Cải thiện đời sống cho nhân dân.

6) Một ủy viên phụ trách quân sự, có nhiệm vụ:

a- Đốc suất tự vệ giữ vững an toàn cho nhân dân;

b- Võ trang và huấn luyện quân sự cho nhân dân; động viên họ lên trường tranh đấu du kích chống xâm lược.

7) Một ủy viên phụ trách xã hội, có nhiệm vụ:

a- Tổ chức và giám đốc các cơ quan y tế, vệ sinh, cứu tế, bài trừhủ tục, v.v..

b- Tổ chức và điều khiển những cuộc giải trí công cộng, du lịch,ca kịch, chiếu bóng, hội hè, kỷ niệm.

c- Tổ chức và trông coi công cuộc giáo dục nhân dân: mở trườnghọc, chống nạn mù chữ, mở thư viện, v.v..

Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký có thể kiêm phụ trách hoặc kinh tế, tài chính, hoặc tuyên truyền huấn luyện, hoặc quân sự,hoặc xã hội.

Họp Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký thành Ban thường vụ đểchỉ huy công tác hằng ngày.

Những ủy viên phụ trách, nếu cần, có thể lấy một số ngườingoài Ủy ban lập ra các Tiểu ban tuyên truyền huấn luyện, Tiểu ban tư pháp, Tiểu ban quân sự, v.v.. Trong các tiểu ban đó, ủy viên phụ trách sẽ làm Trưởng ban. Ủy ban nào cũng có quyền giải quyết những vấn đề thuộc về địa phương mình, nhưng phải báo cáo lên cấp trên.

Trong một thời hạn (Chính phủ sẽ định), ủy ban nhân dân phải chiêu tập1) đại hội địa phương để báo cáo công việc đã làm,trình bày và đưa ra thảo luận các công việc sẽ phải làm, bầu ủy ban mới.

Ban thường vụ phải khai hội ít nhất mỗi tuần một lần, toàn thể ủy ban nửa tháng một lần để bàn bạc công tác. Trước ngàykhai hội của ủy ban, ai có điều gì đề nghị, chất vấn hay phê bìnhcứ gửi cho Chủ tịch.

Xem như trên, ủy ban nhân dân tổ chức và làm việc theo mộttinh thần mới, một chế độ dân chủ mới, khác hẳn các cơ quan dobọn thống trị cũ đặt ra.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 40, ngày 11-9-1945)

3. Chính phủ là công bộc của dân

Non hai tháng trước đây, trước cuộc khởi nghĩa 19-8-1945, nóitới hai chữ Chính phủ người ta nghĩ ngay tới một bọn đầu đảngcướp nguy hiểm, xảo quyệt. Trái lại, ai ai đối với Chính phủ nhân dân hiện nay cũng đều có một cảm tình thân mật xen lẫn với một tôn kính sâu xa: Chính phủ đối với ta như người "anh cả" trong giađình, một đồng chí phụ trách trong một địa phương, một người đứng mũi chịu sào ta có thể vững lòng trông cậy và gửi số mệnh vào. Người xưa nói: Quan là công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh.

Các ủy ban nhân dân làng, phủ là hình thức Chính phủ địa phương, phải chọn trong những người có công tâm, trung thành,s ốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt các ủy ban đó. Ủy ban nhân dân làng trái với các hội đồng kỳ mục cũ thối nát,sẽ làm những việc có lợi cho dân, không phạm vào công lý, vào tựdo của dân chúng. Nó hết sức tránh những cuộc bắt bớ đánh đập độc đoán, những cuộc tịch thu tài sản không đúng lý.

Ủy ban nhân dân thận trọng hết sức trong chỗ chi dùng công quỹ, không dám tùy ý tiêu tiền vào những việc xa phí như ăn uống.

Những nhân viên ủy ban sẽ không lợi dụng danh nghĩa ủy ban để gây bè tìm cánh, đưa người "trong nhà trong họ" vào làmviệc với mình.

Nói tóm lại, bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồntại trong các ủy ban nhân dân bây giờ.

Ủy ban nhân dân là ủy ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dânchủ đó.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 46, ngày 19-9-1945).

4. Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng

Hỡi các bạn!

  1. Nước ta bị Tây áp bức hơn 80 năm và bốn, năm năm bịNhật áp bức.

Dân ta đói rét, khổ sở, không thể nói xiết. Ngày nay nhớ lại,còn rất đau lòng.

Nhờ dân ta đoàn kết một lòng và Chính phủ lãnh đạo khônkhéo, mà chúng ta bẻ gẫy xiềng xích nô lệ, tranh được độc lậptự do.

Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng.Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậynên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngàynay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thìđộc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.

  1. Chính phủ ta đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấyđều có phần hạnh phúc. Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa sangmọi việc, phải làm dần dần, không thể một tháng, một năm màlàm được hết. Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúngphương châm.

Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toànquốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thờikỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.

Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh.

Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.

  1. Tôi vẫn biết trong các bạn có nhiều người làm theo đúngchương trình của Chính phủ, và rất được lòng nhân dân. Songcũng có nhiều người phạm những lầm lỗi rất nặng nề. Những lầmlỗi chính là:
  2. Trái phép - Những kẻ Việt gian phản quốc, chứng cớ rõ ràngthì phải trừng trị đã đành, không ai trách được.Nhưng cũng có lúc vì tư thù tư oán mà bắt bớ và tịch thu làmcho dân oán thán.
  3. Cậy thế - Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngangtàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, khôngnghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân,chứ không phải để cậy thế với dân.
  4. Hủ hoá - Ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngàycàng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra?

Thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm,đạo đức. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên, cho đến các cô cáccậu ủy viên, cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đóai phải chịu?

  1. Tư túng - Kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tàinăng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưngkhông vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công,chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai.
  2. Chia rẽ - Bênh vực lớp này, chống lại lớp khác, không biếtlàm cho các từng lớp nhân nhượng lẫn nhau, hoà thuận với nhau.

Thậm chí có đôi nơi để đất ruộng bỏ hoang, nông gia ta thán. Quênrằng lúc này ta phải toàn dân đoàn kết, không chia già trẻ, giàunghèo để giữ nền độc lập, chống kẻ thù chung.

  1. Kiêu ngạo - Tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thầnthánh rồi. Coi khinh dân gian, nói phô, cử chỉ lúc nào cũng vácmặt "quan cách mạng" lên. Không biết rằng, thái độ kiêu ngạo đósẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến oai tín của Chính phủ.
  2. Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thìphải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trênnày, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đãphạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếukhông tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung.

Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà, mà tôiphải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ "công bình, chínhtrực" vào lòng.

Mong các bạn tiến bộ.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 69, ngày 17-10-1945)

5. Nhân tài và kiến quốc

Sau 80 năm bị bọn Pháp thực dân giày vò, nước Việt Nam tacái gì cũng kém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là rất cao. Naymuốn giữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hănghái đó vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiếnquốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiếnquốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiếnthiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắmnhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thìnhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều.

Chúng ta cần nhất bây giờ là:

Kiến thiết ngoại giao

Kiến thiết kinh tế

Kiến thiết quân sự

Kiến thiết giáo dục

Vậy chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài năng và sángkiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nướcnhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽnghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành đượcthì sẽ thực hành ngay.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 91, ngày 14-11-1945)

6. Ýnghĩa tổng tuyển cử

Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọnnhững người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà.

Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việcnước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyềnđi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giaicấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó.

Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức làdân chủ, đoàn kết.

Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cửra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân.

Vậy nên khẩu hiệu cuộc Tổng tuyển cử thứ nhất của nước ViệtNam ta phải là:

Kháng chiến đến cùng để hoàn toàn độc lập!

Ra sức phấn đấu để xây dựng nước nhà.

Tôi mong rằng toàn thể quốc dân sẽ hăng hái tham gia cuộcTổng tuyển cử này.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 130, ngày 31-12-1945).

7. Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu

Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946.Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ.

Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên tronglịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dânchủ của mình.

Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Vềmặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quânthù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống vớiquân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn.

Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân ViệtNam ta đã:

 Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ,

 Kiên quyết chống bọn thực dân,

 Kiên quyết tranh quyền độc lập.

Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những ngườixứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.

Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽtất nhiên, có người được cử, có người không được cử.

Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập củaTổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luônnhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quênlợi riêng.Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc.

Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏlòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hănghái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra nsức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làmcho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhấtđịnh cử ta.

Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngàymai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dânđộc lập, tự do.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 134, ngày 5-1-1946).

8. Lời phát biểu trong buổi lễ ra mắt ứng cử viên tổ chức tại Việt Nam học xá

Từ xưa đến nay, toàn quốc chưa bao giờ tuyển cử vì xưa dânchưa bao giờ làm chủ mình, xưa dân phải nghe lời vua quan, sauphải nghe thực dân Pháp, Nhật. Vừa rồi đây ta vừa tranh đượcđộc lập. Một số ít người, chỉ một số ít thôi, đã quên cái công khónhọc của dân chúng. Ta đã phải hy sinh nhiều mới có cái quyềncầm lá phiếu ngày nay đó. Cụ Phan Đình Phùng, cụ Hoàng HoaThám đã khó nhọc về cái quyền dân chủ ấy lắm. Biết bao ngườiđã bị bắn, bị chém, đã đeo cái tên chính trị phạm và bị nhốt đầycác nhà tù Sơn La, Côn Đảo, Ban Mê Thuật... mới đòi được cáiquyền bầu cử ngày nay.

Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêngmà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhấtđịnh không nên bầu. Ngày mai không ai ép, không ai mua, toàndân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy.

(Đăng trên Báo Cứu quốc,số 135, ngày 07-01-1946).

Quốc Thành (tổng hợp)


 9. Binh pháp tôn tử

Theo các nhà nghiên cứu "binh pháp" của Tôn Tử ở Nhật Bản thì Tôn Tử đã dựa vào 10 nguyên lý chính để sáng tạo ra binh pháp của ông.

Nguyên lý thứ nhất - Phải biết xét đoán trước.

Trước khi khai chiến, phải biết mình, biết người, biết tình hình thiên thời, địa lợi để định kế hoạch hành động, mới có thể thắng trận được.

Tôn Tử nói: "Biết mình, biết người, đánh trăm trận được trăm trận. Chỉ biết mình mà không biết người, đánh trận có khi được khi thua. Không biết mình, không biết người, đánh trận chỉ thua hoài".

Ông lại nói: "Biết mình, biết người, thắng trận mà không gặp nguy hiểm. Lại biết thiên thời địa lợi nữa, cầm chắc được toàn thắng".

Nhưng làm thế nào có thể biết mình được?

Vậy trước khi chưa khai chiến, nghĩa là lúc đương định kế hoạch chiến tranh, phải tự xét mình xem đã đủ 5 điều kiện chính sau này chưa:

1- Đạo nghĩa, là chính sách của chính phủ đối với dân chúng - chính sách này phải hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng. Đối với dân, chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, v.v.. Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc. Có như thế thì dù tình thế nguy khốn đến bực nào, dân chúng không sợ hãi gì hết mà cố sức quyết chiến, quyết thắng.

2- Thiên thời, nghĩa là lợi dụng ngày, đêm, sớm, tối, mưa, nắng, nóng, rét ...

Về thời cổ, tối kỵ là đánh trận vào lúc rét quá hay nóng quá, vì sợ binh sĩ chết rét hay chết dịch nhiều hơn là chết vì chiến tranh.

Ngay trong thời đại khoa học ngày nay, sự phòng nóng rét đã tiến bộ nhưng chưa thể chinh phục hẳn được thời tiết. Trong trận chiến tranh vừa qua, ở mặt trận Nga Đức, rét đến nỗi dầu xăng trong ô tô hay xe tăng đông lại và bùn lầy cao ngập gối làm cho xe cộ không đi lại được nên hành quân rất khó khăn.

Vậy khoa nghiên cứu thời tiết, nóng rét, mưa gió rất cần cho quân sự. Như lúc pháo binh bắn đại bác, lúc phóng hơi ngạt, lúc phi cơ ném bom, hay lúc chiến hạm hoạt động phải biết trước thời tiết mới có thể định đoạt được. Lại như lúc đặt phòng thuốc cho binh sĩ, lúc bố trí những nơi chứa quân nhu, lúc đặt kế hoạch vận tải binh lương, khí giới, và lúc thiết lập cửa bể hay trường tàu bay, không thể không biết rõ khí hậu ở những nơi định lập.

3- Địa lợi, là từ nơi căn cứ ra đến chiến trường xa hay gần, chiến địa hiểm trở hay bằng phẳng, chiến tuyến rộng hay hẹp, địa điểm lui quân có an toàn hay không an toàn. Đó là khoa địa hình học ngày nay cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trong khi đánh trận.

4- Tướng nghĩa, là người làm tướng chỉ huy phải có đủ trí, tín, nhân, dũng, nghiêm. Trí là mưu trí. Nếu có đủ mưu trí có thể quyết định được thua từ ngoài nghìn dặm. Tín là không lừa dối, thưởng phạt công bình, tài chính phân minh. Nhân là yêu binh sĩ, yêu nhân dân. Dũng là không sợ hãi, trầm tĩnh để chiến đấu và gặp nguy nan phải tiến trước binh sĩ. Nghiêm là không dung thứ, phải nghiêm trang và trọng kỷ luật.

5- Pháp gồm có 3 mục là:

a- Cách tổ chức quân đội lúc bình thời thế nào, lúc thời loạn thế nào.

b- Quy luật làm việc của các quan trưởng, nghĩa là lúc làm việc, các quan trưởng phải làm đúng quy luật đã định.

c- Quân phí, quân nhu phải lo tính cho đầy đủ.

Năm điều nói trên, người làm tướng tất phải biết rõ. Thế tức là biết mình. Nhưng biết phải có làm. Làm được thời sẽ có đủ nhân hòa, địa lợi, thiên thời, tướng giỏi, quân nhu đầy đủ để nắm chắc được phần thắng trong lúc chiến tranh.

(Đăng trên Báo Cứu quốc, số 242, ngày 17-5-1946)

10. Lời phát biểu tại phiên họp bế mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Hơn 10 ngày nay, các đại biểu đã khó nhọc làm việc. Quốc hội đã thu được một kết quả làm vẻ vang cho đất nước là đã thảo luận xong bản Hiến pháp. Sau khi nước nhà mới tự do được 14 tháng, đã làm thành được bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bản Hiến pháp đó còn là một vết tích lịch sử, Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông này nữa. Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp.

Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc.

Chúng ta không mong gì hơn nhưng chúng ta không chịu gì kém. Quốc hội đã thông qua bản Luật lao động. Kiến thiết phải sản xuất. Sản xuất phải cần có sức lao động. Chính phủ cám ơn các đại biểu về những công tác đã qua. Và nhờ các đại biểu giúp những công tác sắp tới.

Chính phủ nhờ các đại biểu làm cho sự liên hiệp quốc dân mỗi ngày một thêm vững, một lan rộng hơn nữa. Các đại biểu thực hiện đời sống mới khắp các nơi. Và khuyên nhân dân tăng gia sản xuất, đi học các lớp bình dân học vụ.

Toàn cả nhân dân và Chính phủ nhất trí, chúng ta thế nào cũng đạt được độc lập, thống nhất, nước mạnh, dân giàu.

(Đăng trên Báo Cứu quốc, số 401, ngày 10-11-1946).

11. Thư chúc Tết đồng bào và chiến sỹ Nam bộ

Nhân dịp Nguyên đán âm lịch, tôi thay mặt Chính phủ đặc biệt chúc đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ năm mới.

Vì quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc, đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh chiến đấu hơn một năm nay, mà từ nay vẫn kiên quyết hy sinh phấn đấu nữa. Sự trung thành dũng cảm đó sẽ đem Tổ quốc đến thắng lợi, và sẽ ghi những trang vẻ vang trong lịch sử nước nhà.

Vì yêu chuộng hòa bình, vì thật tâm muốn cộng tác với nhân dân Pháp, Chính phủ ta đã tìm hết cách dàn xếp với Pháp. Nhưng bọn thực dân phản động bội tín bất nhân, hòng dùng vũ lực để cướp nước ta một lần nữa. Chúng gây ra cuộc chiến tranh toàn quốc đã hơn một tháng nay.

Vì chủ quyền, vì Tổ quốc, toàn dân Việt Nam đã thề kiên quyết kháng chiến đến cùng, kháng chiến đến lúc lấy lại được thống nhất độc lập mới thôi. Chúng ta đã thề thà chết chứ không làm nô lệ.

Chúng ta đã phải trải qua những bước gay go cực khổ trong cuộc trường kỳ kháng chiến. Nhưng chúng ta chắc rằng thắng lợi cuối cùng sẽ về ta.

Nhân vì ở Nam Bộ còn có một số ít người bị thực dân Pháp tuyên truyền lừa gạt mà nghĩ lầm, cho nên nhân dịp này tôi muốn thêm mấy lời giải thích:  

1. Bọn thực dân nói: Nếu ba kỳ thống nhất thì những người ái quốc sẽ khủng bố những người hiện nay sai lầm đi theo Pháp.

Tôi cả quyết cam đoan rằng Chính phủ và đồng bào ta sẽ hết sức khoan hồng đại độ. Chẳng những để cho những người đó cải quá tu tâm, quay về với Tổ quốc, mà lại sẵn sàng trọng dụng họ, nếu những người đó có tài nghệ. Một dân tộc đã tự cường, tự lập, dân chủ cộng hòa thì không làm những việc nhỏ nhen, báo thù báo oán.

2. Bọn thực dân nói: Nếu Việt Nam thống nhất thì người Nam sẽ bị người Bắc cai trị.

Đó là cái mưu của chúng hòng chia rẽ đồng bào ta. Ai cũng biết rằng: Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ làng xã đến toàn quốc những người chức trách đều do dân cử ra. Dân tin cậy ai thì người ấy trúng cử và bổn phận những người trúng cử là làm đày tớ công cộng cho dân chứ không phải làm quan phát tài. Như thế thì đồng bào Nam có lo gì là bị đồng bào Bắc cai trị.

3. Bọn thực dân lại nói: Chính phủ ta là Chính phủ Việt Minh. Đó lại là một câu nói nhầm. Trong Chính phủ có đủ những người các đảng phái, như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Đảng Quốc dân, Đồng minh hội, lại có những người không thuộc đảng phái nào. 5 vị Bộ trưởng và Thứ trưởng là những người quê quán ở NamBộ. Thế thì sao lại nói là Chính phủ Việt Minh?

4. Sau hết chương trình nội chính của Chính phủ và quân dân ta chỉ có ba điều mà thôi:

a) Tăng gia sản xuất để làm cho dân ai cũng đủ mặc, đủ ăn.

b) Mở mang giáo dục, để cho ai nấy cũng biết đọc biết viết.

c) Thực hành dân chủ để làm cho dân ai cũng được hưởng quyền dân chủ tự do.

Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình.

Sự thật là rất giản đơn như thế, mong đồng bào hiểu rõ, chớ mắc lừa bọn thực dân.

(In trong sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, t.1, tr.34-35)

12. Bài nói chuyện với các đại biểu thân sỹ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa

Lần này là lần đầu tiên tôi đến thăm Thanh Hoá, được các ngài tới dự đông đúc, tôi lấy làm hân hạnh. Trước tôi tới thăm đồng bào, sau là tôi có nhiệm vụ báo cáo công việc kháng chiến.

Hành chính: Chính phủ Cộng hòa Dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nhưng khi dân dùng đày tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi.

Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm.

Có người làm quan cách mạng, chợ đỏ chợ đen, khinh dân, mưu vinh thân, phì gia. Từ một năm nay, nội hoạn, ngoại xâm không lúc nào không có, nên còn nhiều việc đáng làm mà Chính phủ trung ương không làm được. Có nhiều cái biết là hay, nhưng còn việc gấp phải làm gấp cái đã.

Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc Chính phủ. Còn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng. Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong.

Tóm lại chính trị là:

1. Đoàn kết.

2. Thanh khiết từ to đến nhỏ.

Kinh tế: Thực dân Pháp phá kinh tế của ta, phong toả cả trong và ngoài. Ta phải làm tự cấp tự túc, dù nó có phong toả 10 năm, 15 năm ta cũng không sợ. Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào?

Không phải Chính phủ bỏ 10 - 15 triệu để mở lò máy, làm cái này cái khác. Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân. Trước kia, sức dân, của dân làm lợi cho đế quốc, nay đem làm lợi cho dân.

Ban tăng gia sản xuất phải giúp đỡ cho đồng bào, bày kế hoạch cho đồng bào làm thế nào cho đỡ tốn mà lợi nhiều. Thí dụ: một làng dệt vải 10 khung, 10 nhà, tốn dầu, tốn công đánh suốt, nay tổ chức lại làm một nhà đỡ đèn dầu, v. v..

Về tăng gia sản xuất không phải đại điền chủ, đại thương gia, ai cũng có thể làm được. Thí dụ: một em chăn bò mà chăn cho bò ăn, tìm chỗ có cỏ cho bò ăn; một em bé đi học, trước nó vẽ nhảm vào vở nay nó biết tiết kiệm giấy, trước viết bút chì sau sẽ viết bút mực, đó cũng là tăng gia sản xuất. Một bên cần, một bên kiệm, ở ta nó là mới nhưng thực ra nó rất xưa, ở sách Đại học có câu “Làm cho nhiều, tiêu thì ít, làm chóng tiêu chậm, tức là đầy đủ”. Nghèo trở nên đủ, đủ trở nên giàu, giàu thì giàu thêm. Nay phải đem ra mà làm ở nhà mình, tỉnh mình, nước mình.

Làm cho mình khỏi đói rét, đồng bào mình khỏi đói rét tức là kháng chiến. Thêm một điều nữa: Hiện nước ta đang kháng chiến, từ đây ra Bắc có những nơi, thành thị thành chiến tuyến, có nhiều đồng bào tản cư không chịu ở lại với Pháp mà đi rất cực khổ, phần đông tay không chân rời. ở Hà Nội có nhiều người tay mình đốt nhà mình, phá nhà mình mà đi. Nay đồng bào hậu phương có ăn mà để họ đói, có áo mà để họ rét, có đúng không? Mong đồng bào ủng hộ đồng bào đó, giúp đỡ đồng bào tản cư tức là giúp đỡ kháng chiến, giúp cho kẻ có vốn để có thể tự lực được, kẻ không vốn thì giúp họ có công ăn việc làm, chỗ ở. Theo ý tôi, Thanh Hóa có 1 triệu dân, mỗi gia đình có 10 người tức là có 10 vạn gia đình.

Mỗi gia đình giúp một người tản cư tức là có thể được 10 vạn người hay bớt đi một nửa là 5 vạn hay ít nữa đi là 2 vạn rưỡi. Tôi mong đồng bào hết sức giúp đỡ đồng bào tản cư.

(Trích Tài liệu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thanh Hóa).

13. Đời sống mới

Hỏi: Đời sống mới trong các công sở nên thế nào?

Đáp: Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy. Vì vậy, những người làm trong các công sở càng phải làm gương đời sống mới cho dân bắt chước.

Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.

1. Cần - Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào, nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân.

2. Kiệm - Giấy bút, vật liệu, đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần.

Mỗi ngày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì.

Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu khác cũng vậy. Nhờ các công sở tiết kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều.

3. Liêm - Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu.

4. Chính - Mình là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mệnh.

(Trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.5, tr.123)

Quốc Thành (tổng hợp)


 14Mấy điều kinh nghiệm

1. Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong

Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định. Sau đây là những kinh nghiệm rõ ràng:

Chính phủ muốn giúp đồng bào làng X ở thượng du mở mang văn hóa, đã lập ra trường và phái giáo viên đến mấy lần, nhưng không ai đến học. Các giáo viên đều lắc đầu trở về.

2. Chính sách thì đúng, cách làm thì sai

Chúng ta thường kêu gọi làm làng kiểu mẫu, trại kiểu mẫu, bộ đội kiểu mẫu, nhà máy kiểu mẫu, v.v., khẩu hiệu đó rất đúng. Nhưng đến nay, hoặc chưa làm được, hoặc làm được nửa chừng rồi lại nguội. Vì lẽ gì? Vì chúng ta quên một lẽ rất giản đơn dễ hiểu: Tức là vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả.

Muốn lập làng kiểu mẫu, đội kiểu mẫu, v.v., thì trước phải đào tạo ra những người kiểu mẫu, để làm cán bộ cho làng đó, đội đó.

Làm được một làng, một đội rồi lấy đó làm kiểu mẫu, để khuyến khích và cổ động nơi khác.

Từ trước đến nay, chúng ta làm trái ngược lại. Chúng ta nghĩ ra một làng, một đội kiểu mẫu trong tư tưởng, mà không bắt đầu từ một làng, một đội sẵn có, cho nên kế hoạch không ăn khớp với những hoàn cảnh thiết thực (khách quan).

Đó cũng là vì bệnh chủ quan của chúng ta. Cho nên khẩu hiệu tuy đúng, nhưng thực hành không có kết quả mỹ mãn.

Một lẽ nữa, cũng vì cách lãnh đạo và cách làm không đúng. Khi chúng ta muốn lập một làng hoặc một đội kiểu mẫu, chúng ta đem cán bộ ngoài đến, để xung phong, mà không đào tạo cán bộ ngay ở đó. Khi cán bộ xung phong phải điều động đi nơi khác, thì làng kia hoặc đội kia lại xếp. Như cái bong bóng, thổi hơi vào, thì phùng lên, hơi ra hết, thì xẹp xuống. Vả lại, chúng ta tham lam làm nhiều trong một lúc.

Thí dụ: muốn lập một tỉnh kiểu mẫu thì thường hay dàn lực lượng ra làm cả tỉnh, không biết định cho mỗi huyện chọn một tổng làm kiểu mẫu, mỗi tổng chọn một làng làm kiểu mẫu. Thành thử, "ăn nhiều, nuốt không xuống". Chúng ta không biết tập trung lực lượng, làm xong một nơi, lấy đủ kinh nghiệm, rồi làm nơi khác.

Vì vậy, từ nay bất kỳ việc gì, chúng ta phải bắt đầu từ gốc, dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc.

3. Không biết nghiên cứu kinh nghiệm đến gốc

Trong các cuộc vận động, như tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, mùa Đông binh sĩ, v.v., chúng ta đã được nhiều thành tích rất khá. Nhưng chúng ta không biết nghiên cứu đến nơi đến chốn, vì sao mà có thành tích khá? Nơi nào thành tích tốt nhất? Ai là những người làm được thành tích đó? v.v., để mà học kinh nghiệm, để mà đặt ra khuôn phép cho công việc khác. Thành thử những cái tốt, cái hay đều không phát triển được. Và công việc xong rồi là thôi, cán bộ không học được kinh nghiệm gì, mà cũng không tiến bộ được mấy.

Đồng thời, chúng ta không ra sức nghiên cứu những sự khó khăn, những chỗ sai lầm, để giải quyết và sửa chữa cho kịp thời.

4. Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái

Chúng ta thường nêu vấn đề đó. Nhưng đến nay, cán bộ và đảng viên vẫn ít sáng kiến, ít hăng hái. Đó là vì lẽ gì?

Vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì: Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực.

Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế.

Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo, các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình.

Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra.

Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị "trù" là khác.

Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng", "trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm", sinh ra thói "thậm thà thậm thụt" và những thói xấu khác.

Kinh nghiệm là: Cơ quan nào mà trong lúc khai hội, cấp trên để cho mọi người có gì nói hết, cái đúng thì nghe, cái không đúng thì giải thích, sửa chữa, ở những cơ quan đó mọi người đều hoạt bát mà bệnh "thì thầm thì thào" cũng hết.

Một người mà trong óc đã có uất ức, bất mãn, thì lời hay lẽ phải khó lọt vào bộ óc đó. Để cho họ tháo cái uất ức, bất mãn đó ra, thì lời hay lẽ phải dễ lọt vào óc họ. Đó là một lẽ rất giản đơn. Cấp trên cũng nên thỉnh thoảng trưng cầu ý kiến phê bình của cấp dưới. Có như thế thì cũng khác nào như một người có vết nhọ trên mặt, được người ta đem gương cho soi, mình tự thấy vết nhọ. Lúc đó không cần ai khuyên bảo, cũng tự vội vàng đi rửa mặt.

Ta phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo, như chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa chữa.

Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều.

Một vấn đề nữa: Chúng ta thường nói đến hai chữ sáng kiến một cách mênh mông, không thiết thực. Như là phải có tài giỏi đặc biệt mới có sáng kiến. Nếu ta thử hỏi: Sng kiến là gì? thì chắc nhiều người trả lời không xuôi. Như thế mà mong cán bộ và đảng viên có sáng kiến thì sao mà có được!

Chúng ta phải nhận rõ: bất kỳ việc to việc nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho quần chúng, giúp quần chúng giải quyết vấn đề khó khăn, tăng kết quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội, đánh đổ sức áp bức của quân thù, đó đều là sáng kiến.

Cách dạy học của đồng chí A nói trên cũng là sáng kiến. Sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực.

Bất kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến, nhất định làm được những việc có ích cho loài người.

Chúng ta cần phải nâng cao mở rộng dân chủ ra, khuyên gắng cán bộ và đảng viên, bày cho họ suy nghĩ, bày cho họ học hỏi quần chúng, cổ động họ tìm tòi, đề nghị, làm những việc ích lợi cho quần chúng. Khi họ đã có ít nhiều sáng kiến, thì giúp đỡ cho họ phát triển, khen ngợi cho họ thêm hăng hái. Như thế, thì những tính lười, tính "gặp chăng hay chớ" ngày càng bớt, mà sáng kiến và tính hăng hái ngày càng nhiều thêm.

5. Vì ai mà làm? Đối ai phụ trách?

Nếu chúng ta hỏi cán bộ: "Việc đó, làm cho ai? Đối với ai phụ trách?", chắc số đông cán bộ sẽ trả lời: "Làm cho Chính phủ hoặc Đảng, phụ trách trước cấp trên".

Câu trả lời đó chỉ đúng một nửa. Nếu chúng ta lại hỏi: "Chính phủ và Đảng vì ai mà làm việc đó? Và phụ trách với ai?" thì e nhiều cán bộ không trả lời được.

Chính phủ và Đảng chỉ mưu giải phóng cho nhân dân, vì thế, bất kỳ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Đó là một lẽ rất giản đơn, rõ ràng. Nhưng nhiều cán bộ chưa hiểu, cho nên trong lúc làm việc, thường sai lầm; đến nỗi chia cán bộ Chính phủ và Đảng ra làm một phía, quần chúng ra một phía.

Chính phủ và Đảng chẳng những làm những việc trực tiếp lợi cho dân, mà cũng có khi làm những việc mới xem qua như là hại đến dân. Thí dụ: quyên tiền, thu thuế, công tác phá hoại, v.v.. Vì cán bộ và đảng viên không hiểu rõ hai lẽ: vì ai mà làm, đối ai phụ trách, khi gặp mỗi công việc không biết tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu. Cho nên những việc trực tiếp lợi cho dân, như đắp đê, hộ đê, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, v.v., cán bộ chỉ làm theo cách hạ lệnh, cách cưỡng bức. Kết quả dân không hiểu, dân oán. Thì có gì lạ đâu? Một thí dụ rất tầm thường, dễ hiểu: Bánh ngọt là một thứ ngon lành, nhưng đem bánh ngọt bắt người ta ăn, nhét vào miệng người ta, thì ai cũng chán!

Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì ích lợi của họ mà phải làm.

Có khi vì cán bộ không hiểu lẽ đó, vì muốn làm cho được việc, rồi dùng cách hạ mệnh lệnh, cách áp bức, phạm vào thói quan liêu, quân phiệt, đến nỗi Chính phủ hoặc Đảng phải trừng phạt. Đối với những bọn vu vơ, đầu cơ, thì phạt rất đáng. Nhưng với những cán bộ trung thành mà bị phạt, thì Chính phủ và Đảng cũng khổ tâm, mà người bị phạt cũng khổ tâm!

Chẳng những lúc thi hành các mệnh lệnh, cán bộ ta có cái thái độ xa quần chúng như thế, mà đối với cách làm việc, cách tổ chức, cũng có thái độ sai lầm đó.

Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc.

Đằng này cán bộ ta chỉ biết khư khư giữ nếp cũ. Cái không hợp cũng không dám sửa bỏ, cái cần thiết cũng không dám đặt mới. Đó là vì thói không phụ trách "quá hữu", gặp sao hay vậy.

Song lại có thái độ xa quần chúng, thói không phụ trách "quá tả" là không suy nghĩ chín chắn, so sánh kỹ càng, hôm nay đặt ra cái này, hôm sau sửa lại cái khác, làm cho quần chúng hoang mang. Như tỉnh nọ, bắt đầu kháng chiến, thì bỏ hết Việt Minh các huyện, các xã. Thật là một hành động khờ dại.

6. Sát quần chúng, hợp quần chúng

Cán bộ ta có hai chứng bệnh nữa là:

a) Bệnh khai hội.

Khai hội không có kế hoạch, không sắp sửa kỹ lưỡng, không thiết thực. Khai hội lâu, khai hội nhiều quá.

Cán bộ khu về tỉnh, cán bộ tỉnh về huyện, cán bộ huyện về làng, thì khệnh khạng như "ông quan". Lúc khai hội thì trăm ngàn lần như một: "Tình hình thế giới, tình hình Đông Dương, thảo luận, phê bình, giải tán".

"Ông cán" làm cho một "tua" hai, ba giờ đồng hồ. Nói gì đâu đâu. Còn công việc thiết thực trong khu, trong tỉnh, trong huyện, trong xã đó, thì không động đến. Lúc "ông cán" nói, người ngáp, kẻ ngủ gục, mọi người mong ông thôi đi, để về nhà cho mau. Có ai hiểu gì đâu mà thảo luận!

Vì vậy, mà quần chúng sợ khai hội. Mỗi lần họ đi khai hội, chẳng khác gì "đi phu". Đó cũng vì bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, khai hội lấy lệ, khai hội để mà khai hội, chớ nào phải vì lợi ích của quần chúng mà khai hội!

Về việc đặt khẩu hiệu, đặt chương trình làm việc, chương trình tranh đấu, tuyên truyền, làm báo tường, viết báo, cũng như thế.

Không chịu khó hỏi quần chúng cần cái gì, muốn nghe muốn biết cái gì, ham chuộng cái gì. Chỉ mấy cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm là đúng, mình viết là hay. Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là "đem râu ông nọ, chắp cằm bà kia", không ăn thua, không thấm thía, không ích lợi gì cả.

Một việc nữa cần nhắc đến là các ban huấn luyện. Huấn luyện là một việc rất cần. Tục ngữ có câu: "Không thầy đố mày làm nên", và câu: "Học ăn, học nói, học gói, học mở".  Những việc rất dễ dàng còn phải học. Huống chi công việc cách mạng, công việc kháng chiến, không có huấn luyện, thì làm sao xuôi? Song những tài liệu huấn luyện phải nhằm vào sự cần dùng, cần thiết của quần chúng. Phải hỏi: Người đến chịu huấn luyện rồi, có áp dụng được ngay không? Có thực hành được ngay không? Nếu không thiết thực như thế, thì huấn luyện mấy năm cũng vô ích.

Tiếc thay, nhiều cán bộ huấn luyện của ta chưa hiểu cái lẽ giản đơn đó. Vì vậy mà có cán bộ đem "kinh tế học" huấn luyện cho chị em phụ nữ thôn quê ở thượng du!

Nói tóm lại, cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo, v.v. của chúng ta, đều phải lấy câu này làm khuôn phép:

"Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng". Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng.

Nếu không vậy, nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, thì khác nào "khoét chân cho vừa giầy". Chân là quần chúng. Giầy là cách tổ chức và làm việc của ta. Ai cũng đóng giầy theo chân. Không ai đóng chân theo giầy.

b) Bệnh nể nang.

Vì họ hàng quen biết, bầu bạn, thân thích, anh em, cho nên lúc họ có sai lầm cũng cứ nể nang không thiết thực phê bình, thiết thực sửa đổi, sợ mất lòng.

(Trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.5, tr.284-286)

15. Cách làm tập thể lãnh đạo, cá nhân hụ trách

Chính quyền thì có những Hội đồng. Các đoàn thể thì có những Ủy ban. Đó là tập thể lãnh đạo.

Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo?

Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề.

Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó.

Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm. Ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn, chân lý của nó rất rõ rệt. Tục ngữ có câu: "Khôn bầy hơn khôn độc" là nghĩa đó. Vì sao cần phải cá nhân phụ trách? Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho 1 người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy. Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ người  này uỷ cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu: "Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa" là như thế. Vì lẽ đó, cho nên lãnh đạo cần phải tập thể, mà phụ trách cần phải cá nhân.

Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc.

Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc.

Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau.

Nhưng không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được, cũng đưa ra bàn - mới là tập thể lãnh đạo. Nếu làm như vậy, là hiểu tập thể lãnh đạo một cách quá máy móc. Kết quả là cứ khai hội mà hết ngày giờ.

Những việc bình thường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc quan trọng, mới cần tập thể quyết định.

Tập thể lãnh đạo là dân chủ.

Cá nhân phụ trách là tập trung.

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung. Làm việc mà không theo đúng cách đó, tức là làm trái dân chủ tập trung.

Người nào có chân trong một uỷ ban nào mà làm biếng không đến dự mọi cuộc hội nghị của ban ấy, hoặc không cân nhắc suy nghĩ kỹ lưỡng những vấn đề cần phải bàn bạc và giải quyết hoặc không phát biểu hết ý kiến của mình đối với vấn đề ấy, là trái vớinhiệm vụ của mình, và không xứng đáng là một người lãnh đạo.

Người nào phụ trách thi hành, mà không làm đúng kế hoạch do đa số đã quyết định, là làm trái với nhiệm vụ của mình, và cũng không xứng đáng là một người lãnh đạo.

Vì vậy những người cán bộ phải thực hành cho kỳ đúng cái chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

(Đăng trên Báo Sự thật, số 100, ngày 23-9-1948).

16. Dân vận

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

(Trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.6, tr.232)

17. Phải tẩy sạch bệnh quan liêu

Nhiệm vụ của Chính quyền ta và Đoàn thể ta là phụng sự nhân dân. Nghĩa là làm đày tớ cho dân.

Hồ Chủ tịch luôn luôn nhắc nhủ chúng ta về điểm đó. Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh.

Lại phải hiểu và làm cho dân hiểu: Lợi ích tạm thời và lợi ích riêng, phải phục tòng lợi ích lâu dài và lợi ích chung. Lợi ích địa phương phải phục tòng lợi ích toàn quốc, toàn dân tộc. Muốn làm được như vậy, thì mỗi cán bộ chính quyền và đoàn thể cần phải:

- Luôn luôn gần gũi nhân dân.

- Ra sức nghe ngóng và hiểu biết nhân dân.

- Học hỏi nhân dân.

- Lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức nhân dân, dựa vào nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Bốn điều ấy cần phải đi song song với nhau. Vì không gần gũi dân thì không hiểu biết dân. Không hiểu biết dân thì không học hỏi được những kinh nghiệm và sáng kiến của dân.

Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân. Nhiều cán bộ ta đã hiểu và đã thực hành như thế.  Nhưng còn nhiều cán bộ chưa hiểu và không thực hành như thế, vì họ mắc phải bệnh quan liêu quá nặng.

Bệnh quan liêu là thế nào?

Nguyên nhân của nó vì xa cách quần chúng, không hiểu biết dân chúng, không học hỏi dân chúng, sợ dân chúng phê bình.

Đối với người: Cấp trên đối với cấp dưới, cán bộ đối với nhân dân, quân quan đối với binh sĩ, bộ đội đối với dân chúng - chỉ biết dùng mệnh lệnh. Không biết giải thích, tuyên truyền. Không biết làm dân chúng tự giác và tự động.

Đối với việc: Chỉ biết khai hội nghị, viết nghị quyết, ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp đỡ, khuyến khích, kiểm tra.

Đối với mình: Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân, đến đồng chí.

Một vẻ quan liêu nữa là: chỉ biết ăn sang, diện cho kẻng; chẳng những không lo phụng sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình.

Tham ô, hủ hóa. Trước mặt dân chúng thì lên mặt “quan cách mạng”.

Đó là mấy vẻ chính của bệnh quan liêu.

Nếu không lo chữa, thì bệnh quan liêu sẽ đưa bệnh nhân đến chỗ hoàn toàn bị đào thải.

Thang thuốc chữa bệnh quan liêu:

- Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết.

- Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân.

- Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.

- Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.

Mong rằng toàn thể cán bộ ta, ai không mắc bệnh quan liêu thì phải giữ gìn, tránh nó. Ai đã mắc bệnh ấy, thì phải cố gắng mà chữa cho khỏi đi, cho xứng đáng là người cán bộ cách mạng, chớ để bị đào thải.

(Đăng trên Báo Sự thật, số 140, ngày 2-9-1950).

18. Bài nói trong Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất

Muốn chống tham ô lãng phí, chống quan liêu thì phải dân chủ, gây tự phê bình và phê bình, làm cho mọi người biết tự phê bình mình và dám phê bình người. Tất nhiên không phải nói lu bù nhưng phải để cho người phụ trách thấy, để quần chúng thấy, thì tham ô lãng phí không thể nảy nở được.

Bác cũng có nhận được nhiều thư của các cán bộ gửi đến cho Bác, nói trước thì thắc mắc, không yên tâm nhưng nay đã sửa chữa. Cố nhiên phải tin lời nói của cán bộ, nhưng trong các chú ở đây và các chú ở nhà, cũng còn có những chú chưa yên tâm làm việc. Đó là bệnh cá nhân, là còn tham địa vị, nói chung là không hiểu sâu sắc cách mạng phải có phân công. Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân.

Đó là vinh dự cao nhất. Nếu có thành tích gì thì Chủ tịch và người nấu cơm phải chia nhau cái vinh dự ấy. Tóm lại không có việc sang, hèn. Công việc gì làm tròn, bổ ích cho kháng chiến, cho nhân dân đều là công việc sang, công việc gì bên ngoài có vẻ lòe loẹt mà không làm tròn là công việc xấu.

(Trích sách Hồ Chí Minh: Những bài viết và nói về quân sự, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987, t.2, tr.143-148).

Quốc Thành (tổng hợp)


 19. Bài nói tại Hội nghị nông vận và dân vận toàn quốc

Nước ta phải đi đến dân chủ thực sự. Dân chủ thực sự là chống phong kiến địa chủ và chống đế quốc.

Chính sách của Đảng và của Chính phủ là đúng, vì sao mà không thi hành được triệt để?

Vì cán bộ không nắm chính sách, lập trường không vững, muốn được lòng nông dân mà cũng muốn được lòng địa chủ, có khi muốn được lòng địa chủ hơn, cán bộ tự tư tự lợi; mình tuy ở trong Đảng nhưng còn cái đuôi phong kiến địa chủ thò ra. Chưa gột rửa sạch tư tưởng phong kiến địa chủ, xui nông dân xung phong mà mình không xung phong; thậm chí tham ô, lãng phí; cán bộ từ khu, tỉnh, huyện, xã hoặc nhiều hoặc ít đều mắc khuyết điểm trên. Nói tóm lại, trong đầu óc cán bộ còn rất nặng những tư tưởng địa chủ.

Các cô, các chú cần phải gột rửa cho sạch tư tưởng phong kiến địa chủ. Địa chủ cũng có đôi người làm cách mạng, nước ta cũng như các nước khác, ta cũng có vài đồng chí đại địa chủ mà làm cách mạng, hồi bí mật có bao nhiêu tiền của giúp cho Đảng hết, cam tâm chịu tù đày. Họ tuy là người trong giai cấp địa chủ nhưng lập trường và tư tưởng đã đứng về phe vô sản, là người của giai cấp công nhân.

Chắc các cô, các chú có nghe nói chuyện đồng chí Bành Bái ở Trung Quốc, gia đình đồng chí ấy là đại địa chủ, đại phong kiến, nhưng đồng chí ấy đã tổ chức và lãnh đạo nông dân đấu tranh rất quyết liệt chống địa chủ phong kiến.

Vấn đề xuất thân có quan hệ thật nhưng nếu xuất thân là địa chủ nhưng đứng hẳn về phía nông dân, thì không phải là địa chủ nữa. Trung Quốc gọi những địa chủ hoan nghênh cải cách ruộng đất là “thân sĩ khai minh”. Cho nên, nếu kiên quyết rửa sạch tư tưởng địa chủ, thì dù xuất thân là địa chủ vẫn tham gia được cách mạng.

Nói tóm lại: Lập trường phải cho vững, tư tưởng phải dứt khoát. Lập trường không vững vàng, tư tưởng không dứt khoát, thì nghiên cứu gì cũng không thực hành được cách mạng ruộng đất.

Vì giảm tô chưa thực hiện được triệt để, cho nên năm nay Đảng và Chính phủ phải chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô. Từ năm 1949 đã có sắc lệnh giảm tô, đến nay đã 4 năm mà vẫn chưa thực hiện triệt để. Xem đó thì biết rằng giảm tô không phải là một vấn đề giản đơn, nó là một bộ phận của giai cấp đấu tranh, giai cấp nông dân đấu tranh với giai cấp địa chủ.

Tư tưởng và hành động phải nhất trí, lý luận và thực hành phải nhất trí, cán bộ trên dưới phải nhất trí, cán bộ và nông dân phải nhất trí, thì mới chắc thành công.

Một điểm nữa là phải tuyệt đối tránh chủ quan; không nắm trọng điểm mà cái gì cũng muốn nắm hết, làm hết, muốn cho mau, tưởng có phương châm, chính sách rồi thì cái gì cũng trôi chảy.

Kinh nghiệm chứng tỏ rằng giai cấp địa chủ rất nhiều mưu mẹo, rất xảo quyệt, rất hung ác. Nguyên tắc đấu tranh là: “Tri bỉ tri kỷ”, nghĩa là biết địch biết ta. Nếu chỉ biết mình mà không biết địch hay là chỉ biết địch mà không biết mình là chỉ biết một nửa và không thể thành công. Giai cấp địa chủ có trăm phương nghìn kế, từ mua chuộc cán bộ, mời cán bộ ăn, gả con cho cán bộ đi đến chỗ phá hoại mùa màng, tổ chức rối loạn, ám sát cán bộ và nông dân.

Địa chủ không từ âm mưu thâm độc nào, đối phó với chúng không phải là dễ. Chúng có kinh nghiệm từ mấy nghìn năm thống trị, nhiều mưu mẹo, nếu ta khinh địch thì sẽ thất bại.

Phát động quần chúng như thế nào? Phát động phải nhằm vào tổ chức. Bất cứ lực lượng nào nếu không tổ chức chặt chẽ thì không có hiệu quả. Khi tổ chức rồi phải giáo dục, làm cho quần chúng tự giác, tự động, biết sức lực của họ, biết quyền lợi của họ, làm cho họ mạnh dạn đấu tranh. Phát động quần chúng phải tránh bao biện, phải tránh quan liêu mệnh lệnh, ép buộc, cán bộ về địa phương là để giúp nông dân tổ chức, giúp nông dân giác ngộ, đoàn kết đấu tranh. Làm thế nào khi cán bộ rút đi rồi, phong trào vẫn cứ tiếp tục phát triển không xẹp xuống. Lúc cán bộ về làng thì phong trào lên, khi cán bộ rút đi thì phong trào xuống, đó là vì cán bộ quan liêu mệnh lệnh, không biết bồi dưỡng cốt cán.

Phát động quần chúng không phải như lửa rơm, đốt cháy bùng lên rồi tắt ngay. Phải làm cho quần chúng giác ngộ, làm cho phong trào ăn sâu trong địa phương, tự quần chúng nêu vấn đề, tự họ giải quyết vấn đề, tự họ tranh đấu. Không phải cán bộ học được gì rồi thì mang nói cho nông dân ngồi nghe. Vì thế, trước hết cần chú ý vấn đề tổ chức. Hiện nay có nông hội chỉ có tên không có thực, không có sinh hoạt, thiếu giáo dục, vì những phần tử xấu nắm quyền lãnh đạo. Vì thế phải chỉnh đốn tổ chức, nơi nào chưa có nông hội thì phải tổ chức, nơi nào đã có thì phải củng cố rồi phát triển.

Không phải tổ chức nông hội rồi là xong việc, vì vấn đề nông dân, vấn đề ruộng đất rất phức tạp, cho nên tổ chức nó cũng phức tạp và nhiều hình thức. Chỉ tổ chức nông hội để tranh đấu giảm tô mà thôi thì cũng chưa đủ. Khi tổ chức tranh đấu giảm tô đồng thời phải tổ chức tăng gia sản xuất. Nếu chỉ tổ chức tranh đấu giảm tô và tăng gia sản xuất mà thôi, cũng chưa đủ. Tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống của nhân dân, cung cấp cho bộ đội, nhưng còn phải tổ chức công an, dân quân địa phương để ngăn ngừa địa chủ phá hoại, để giữ gìn những kết quả đã tranh đấu được và tăng gia sản xuất được.

Tổ chức rồi phải giáo dục huấn luyện quần chúng. Phải lấy thực tế hành động tranh đấu hàng ngày để giáo dục, làm cho quần chúng thấy lực lượng của họ, phát huy sáng kiến, tự họ giải quyết vấn đề, tự họ nâng cao địa vị kinh tế, chính trị, văn hóa của họ.

Muốn thực hiện như thế, không phải mệnh lệnh bắt quần chúng phải theo, mà phải làm cho họ tự giác tự động. Cán bộ phải nắm vững chính sách của Đảng, của Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng. Quần chúng rất nhiều sáng kiến, họ hiểu biết rất mau, nhất là những cái thuộc về quyền lợi của họ. Cán bộ phải tìm hiểu quần chúng, phải học hỏi quần chúng để lãnh đạo quần chúng.

Cán bộ phải kiên nhẫn, quyết tâm, phải chí công vô tư. Nếu tự tư tự lợi, lập trường không vững, tư tưởng không thông, thì tài giỏi gì cũng vô dụng, vì quần chúng rất thông minh. Ai ra sức phục vụ, ai tự tư tự lợi, họ biết ngay, không giấu được họ.

Phát động quần chúng triệt để giảm tô không phải là việc giản đơn dễ dàng. Nhưng có phải vì khó mà sợ không? Ta phải thấy rõ những phức tạp, khó khăn để chuẩn bị khắc phục nó. Muốn khắc phục nó thì phải tổ chức quần chúng, dựa vào quần chúng, học hỏi quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, việc gì cũng bàn bạc với quần chúng, thì dù vấn đề khó khăn mấy cũng sẽ giải quyết được hết.

Đó là một chiến dịch to lớn, phức tạp, khó khăn, phải thấy rõ sự thực như thế để quyết tâm khắc phục. Nhất định ta làm được, vì ta có Đảng, có chính quyền, có Mặt trận, có bộ đội, có kinh nghiệm quốc tế, đồng thời ta có hàng triệu chiến sĩ nông dân, khi đã giác ngộ thì họ là những chiến sĩ quyết chiến quyết thắng.

Với một Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu mạnh mẽ là Đảng, Chính phủ, với một bộ đội có hàng triệu người, với số cán bộ như các cô, các chú ở đây và hàng nghìn hàng vạn cán bộ khác thì kẻ địch nào ta cũng đánh tan được.

Bác nhắc mấy điều nữa.

Bác cảm thấy các cô, các chú ở địa phương đến đây mang một balô vấn đề muốn giải quyết cả ở đây. Như thế là không đúng. Các cô, các chú phải biết rằng khi về địa phương thì tình hình có thể biến đổi khác, cho nên chủ yếu là cán bộ nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng và quyết tâm làm tròn nhiệm vụ thì dù gặp thiên biến vạn hóa cũng giải quyết được. Vì vậy các cô, các chú cố gắng nắm vấn đề chính mà nghiên cứu cho sâu, mà đánh thông tư tưởng và tự nhắc nhủ mình dù khó khăn phức tạp mấy nhưng quyết tâm quyết chí thì nhất định làm tròn được. Điều nữa là phải hiểu: Đảng lãnh đạo nông dân, không phải nông dân lãnh đạo Đảng; các cô, các chú phải nhận rõ mình là giai cấp công nhân lãnh đạo nông dân. Cán bộ nào nói “mình thay mặt nông dân”... là nói sai. Mình là đảng viên phải phục vụ nông dân, lãnh đạo nông dân kháng chiến kiến quốc, nhưng không phải là mình đứng vào địa vị nông dân.

Mong các cô, các chú cố gắng làm cho Hội nghị thành công.

(Trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.8, tr.44)

20. Thư gửi các lớp chỉnh huấn cơ quan

Thân ái gửi lớp chỉnh huấn,

Nhân dịp mở đầu lớp chỉnh huấn, Bác có mấy lời giúp các cô, các chú nghiên cứu:

Vì sao phải chỉnh huấn?

Vì cán bộ ta lập trường chưa vững chắc, tư tưởng chưa thông suốt. Do đó mà mắc nhiều khuyết điểm như:

- Chưa hiểu rõ đường lối cách mạng dân tộc - dân chủ; chưa nắm được vững chính sách trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh.

- Chưa phân biệt rõ ràng ai là thù, ai là bạn (trên thế giới, trong nước và trong bản thân mình).

- Vì vậy mà mắc nhiều bệnh. Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc. Đó là bệnh chính, bệnh mẹ, do đó mà sinh ra nhiều chứng bệnh khác, như:

Tự tư tự lợi, sợ khó, sợ khổ;

Không yên tâm công tác. Ham địa vị danh tiếng;

Lãng phí, tham ô. Quan liêu, mệnh lệnh, v.v..

Chỉnh huấn phải thế nào?

Chỉnh huấn là cốt để giúp cán bộ nâng cao tư tưởng cách mạng, củng cố lập trường, rửa gột khuyết điểm, phát triển ưu điểm. Muốn có kết quả ấy thì phải:

- Mở rộng dân chủ: thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình.

- Chống thái độ rụt rè, nể nả giữa cấp dưới và cấp trên, giữa công nông và trí thức, giữa cán bộ ngoài Đảng và trong Đảng.

Nhiệm vụ của mọi người:

- Cán bộ phụ trách các cơ quan phải thật thà lãnh đạo việc chỉnh huấn.

 - Những người dự lớp chỉnh huấn thì phải quyết tâm học tập, quyết tâm cải tạo; giúp nhau học tập, giúp nhau cải tạo.

Các cô, các chú đều là những cán bộ kháng chiến, cán bộ cách mạng, đều là những cán bộ có thể tiến bộ và có tương lai vẻ vang.

Mong các cô, các chú cố gắng học tập, để tiến bộ mãi, để toàn tâm toàn lực phụng sự kháng chiến, phụng sự nhân dân, để làm tròn nhiệm vụ (nhất là nhiệm vụ phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất), để trở nên những cán bộ gương mẫu.

Chúc các cô, các chú mạnh khỏe và chỉnh huấn thành công.

Chào thân ái và quyết thắng

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 120, từ ngày 26 đến ngày 30-6-1953).

21. Thường thức chính trị

Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nước, để thực hànhdân chủ chuyên chính.

36- Xây dựng Đảng Lao động Việt Nam

Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc. Đối với vận mệnh của nước nhà và dân tộc, Đảng có trách nhiệm vô cùng to lớn. Cho nên xây dựng Đảng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của nhân dân ta.

Về mặt lãnh đạo, đường lối, công tác, tư tưởng, chính trị, tổ chức, có thể nói Đảng đã có tính toàn quốc, tính quần chúng. Trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc, Đảng đang lãnh đạo nhân dân đấu tranh thắng lợi. Có thể nói: Đảng là to lớn, vẻ vang, đứng đắn; nước ta xưa nay chưa có một đảng nào như thế.

Đảng cần phải phát triển và củng cố. Cần phải phát triển thêm thành phần công nhân. Cần phải giáo dục những đảng viên mới.

Cần phải cải tạo tư tưởng cho đảng viên nông dân và tiểu tư sản trí thức.

Xây dựng Đảng, có ba mặt: tư tưởng, chính trị và tổ chức.

Về tư tưởng, nhất định phải học tập lý luận Mác - Lênin. Đồng chí Lênin nói: “Chỉ có lý luận tiên tiến, Đảng mới có thể thực hiện vai trò chiến sĩ tiên tiến”. Đồng chí Xtalin nói: “Chỉ có thông suốt lý luận Mác - Lênin, Đảng mới chắc tiến lên, mới lãnh đạo được giai cấp công nhân tiến lên”.

Vì vậy, giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng.

Đảng phải tăng cường tư tưởng giai cấp công nhân và rửa gột những tư tưởng trái với nó. Nước ta đã lâu ở dưới chế độ thực dân và phong kiến, cho nên những tư tưởng bất chính có thể ảnh hưởng vào trong Đảng. Số đông đảng viên là nông dân và tiểu tư sản trí thức (điều đó tuy là tốt và hợp lý), cho nên cũng mang vào

Đảng những tư tưởng “phi vô sản”. Vì vậy Đảng cần phải giáo dục và yêu cầu đảng viên ra sức học tập lý luận, mở rộng tự phê bình và phê bình, đấu tranh với những tư tưởng “phi vô sản”.

Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng.

Về đường lối chính trị, Đảng chống khuynh hướng “tả” và khuynh hướng “hữu”.

37- Tự phê bình và phê bình

Để nâng cao trình độ lý luận và chính trị thì mỗi đảng viên cần phải luôn luôn thực hành thật thà tự phê bình và phê bình. Đảng thì dùng cách chỉnh Đảng, chỉnh huấn để giáo dục đảng viên.

Nâng cao trình độ lý luận và chính trị, cải tạo mình là một việc trường kỳ và gian khổ. Nhưng đó là một công tác chủ chốt trong việc xây dựng Đảng mà mỗi đảng viên phải cố gắng.

Về mặt tổ chức: Đảng phải có kỷ luật rất nghiêm. Kiên quyết chống những hiện tượng phớt kỷ luật, phớt tổ chức.

Đảng phải giữ vững chế độ dân chủ tập trung. Phải luôn luôn chỉnh đốn tổ chức, loại bỏ những phần tử xấu ra khỏi Đảng. Phải bồi dưỡng, lựa chọn và dùng cán bộ một cách đúng đắn.

Xây dựng về tư tưởng, về chính trị, về tổ chức, đó là đường lối xây dựng Đảng.

Đó không những là công việc của Đảng và của đảng viên mà cũng là của toàn dân ta. Nhân dân giúp xây dựng Đảng bằng cách: Hiểu rõ Đảng, ủng hộ Đảng, hưởng ứng những lời kêu gọi của Đảng, ra sức cho Đảng rõ tình hình trong nhân dân, đối với công tác của Đảng thì thật thà phê bình và nêu ý kiến của mình.

Đảng viên thì phải dựa vào nhân dân mà xây dựng Đảng. Tức là: hết lòng ra sức phụng sự nhân dân, tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, học hỏi nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân và không một phút nào xa rời nhân dân, cùng nhân dân kết thành một khối. Chống bộp chộp, nóng nảy, quan liêu, mệnh lệnh. Như vậy thì nhất định được nhân dân ủng hộ và việc gì to mấy, khó mấy làm cũng nên.

Một đảng có chủ nghĩa Mác - Lênin, có kỷ luật nghiêm khắc, thật thà tự phê bình và phê bình, liên hệ chặt chẽ với nhân dân; một đảng đúng đắn về tư tưởng, về chính trị, về tổ chức như Đảng Lao động Việt Nam, đó là đảm bảo chắc chắn cho kháng chiến nhất định thắng lợi, kiến quốc nhất định thành công.

38- Tổ chức của Đảng Lao động Việt Nam

Đảng là gồm các đảng viên mà tổ chức nên. Mọi công việc Đảng đều do đảng viên làm. Mọi nghị quyết Đảng đều do đảng viên chấp hành. Mọi chính sách của Đảng đều do đảng viên mà thấu đến quần chúng. Mọi khẩu hiệu, mọi kế hoạch của Đảng đều do đảng viên cố gắng thực hiện. Vì vậy, Đảng cần phải làm cho thành phần đảng viên trong sạch, phải bồi dưỡng và hấp thụ vào

Đảng những người tốt trong giai cấp lao động. Phải nâng cao trình độ lý luận và chính trị của đảng viên. Phải tăng cường tính tổ chức và tính kỷ luật của đảng viên. Phải phát triển tính hăng hái và hoạt động chính trị của đảng viên.

Vì những lẽ ấy, mà lựa chọn đảng viên là nền tảng của tổ chức Đảng. Chúng ta lần lượt nghiên cứu 4 vấn đề: Người vào Đảng phải thế nào? Nghĩa vụ và quyền lợi của đảng viên. Chế độ dân chủ tập trung của Đảng. Hệ thống tổ chức của Đảng.

Người vào Đảng phải thừa nhận Đảng cương và Đảng chương. Phải tham gia công tác trong một tổ chức của Đảng. Phải tuyệt đối phục tùng nghị quyết của Đảng. Phải nộp đảng phí. Đảng cương là một văn kiện nó quy định: tính chất của Đảng, mục đích đấu tranh và đường lối cách mạng của Đảng, phương pháp lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đảng cương là lý luận nền tảng, Đảng dùng để lãnh đạo cách mạng. Nó đảm bảo cho chính trị thống nhất, tư tưởng thống nhất của Đảng. Vì vậy, mỗi đảng viên nhất định phải thừa nhận và theo đúng Đảng cương. Nếu không vậy, thì tư tưởng sẽ rối loạn, ý kiến sẽ lung tung, Đảng sẽ yếu đuối, rời rạc, không làm được gì.

Đảng chương là một văn kiện quy định: phương pháp hành động, hình thức tổ chức, khuôn phép sinh hoạt nội bộ của Đảng.

Nó đảm bảo tổ chức thống nhất, hành động thống nhất của Đảng.

Vì vậy, mỗi đảng viên phải tuyệt đối thừa nhận và làm đúng Đảng chương. Nếu không vậy, nếu ai muốn làm sao thì làm, thì kết quả sẽ đưa Đảng đến chỗ tan rã.

Trong Đảng chương có quy định: mỗi đảng viên phải tuyệt đối tuân theo kỷ luật của Đảng. Có như vậy mới thành một Đảng đoàn kết chặt chẽ, ý chí thống nhất, hành động nhất trí.

Đảng cương và Đảng chương là để đảm bảo sự thống nhất của Đảng về chính trị, về tư tưởng, về tổ chức, về hành động. Đó là cái nguồn gốc của lực lượng Đảng.

Thừa nhận Đảng cương, Đảng chương không phải chỉ thừa nhận bằng lời nói, mà phải đấu tranh thực sự. Vì vậy, mỗi đảng viên nhất định phải tham gia một tổ chức của Đảng, phải sinh hoạt chính trị trong một tổ chức của Đảng và phải ra sức công tác dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng.

Nộp đảng phí là để giúp Đảng về kinh tế. Đó là trách nhiệm của mỗi đảng viên. Đồng thời cũng để làm cho mỗi đảng viên luôn luôn nhớ đến Đảng.

42- Chế độ dân chủ tập trung của Đảng

Tổ chức gốc rễ của Đảng là chi bộ. Chi bộ do chi ủy lãnh đạo; các đảng viên chịu sự lãnh đạo của chi ủy. Trên chi ủy thì có huyện ủy, tỉnh ủy, khu ủy lên đến Trung ương. Toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp, tổ chức thống nhất lại theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc ấy tức là dân chủ tập trung. Nghĩa là:

A- Tập trung trên nền tảng dân chủ.

Cơ quan lãnh đạo của Đảng có uy tín và quyền lực chân chính. Những phương châm, chính sách, nghị quyết của Đảng, mọi đảng viên nhất định phải chấp hành. Kỷ luật của Đảng, mọi đảng viên phải tuân theo. Thế là tập trung. Nhưng tập trung ấy không phải là cá nhân chuyên chính; nó là xây dựng trên nền tảng dân chủ.

Nghĩa là:

1- Các cơ quan lãnh đạo đều do quần chúng đảng viên bầu cử lên.

2- Phương châm, chính sách, nghị quyết của Đảng đều do quần chúng đảng viên tập trung kinh nghiệm và ý kiến lại mà thành. Rồi lại do các cuộc hội nghị của Đảng thảo luận giải quyết, chứ không ai được tự ý độc đoán.

3- Quyền lực của cơ quan lãnh đạo là do quần chúng đảng viên giao phó cho, chứ không phải tự ai tranh giành được. Vì vậy, người lãnh đạo phải gần gũi và học hỏi quần chúng đảng viên, nghe ngóng ý kiến của họ. Nếu lên mặt với quần chúng, lạm dụng quyền lực - thế là sai lầm.

4- Trật tự của Đảng là: cá nhân phải phục tùng tổ chức; số ít phải phục tùng số nhiều; cấp dưới phải phục tùng cấp trên; các địa phương phải phục tùng Trung ương.

B- Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.

Ở trong Đảng, mọi đảng viên có quyền nêu ý kiến, đặt đề nghị, tham gia giải quyết vấn đề. Nhưng quyết không được trái sự lãnh đạo tập trung của Đảng, trái nghị quyết và trái kỷ luật của Đảng.

Quyết chống: không xét thời gian, địa điểm, điều kiện mà nói lung tung; tự do hành động; dân chủ quá trớn.

1- Chỉ có cơ quan lãnh đạo có quyền khai các cuộc hội nghị.

2- Tất cả các nghị quyết của Đảng phải do cơ quan lãnh đạo chuẩn bị kỹ càng, rồi giao cho các cấp thảo luận. Không được làm qua loa, sơ sài.

3- Khi bầu cử các cơ quan lãnh đạo trong Đảng, phải xem xét rất kỹ lưỡng để lập danh sách những đảng viên ứng cử.

4- Toàn thể đảng viên phải theo đúng Đảng chương thống nhất, kỷ luật thống nhất của Đảng. Toàn thể đảng viên phải theo sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương.

Nói tóm lại: Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ (thật thà tự phê bình và phê bình), thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức và tính kỷ luật.

(Trích trong tác phẩm Thường thức chính trị)

22. Nhiệm vụ của chi bộ ở các cơ quan

Chi bộ phải là động lực của mỗi cơ quan. Bởi vậy, nhiệm vụ của chi bộ là:

- Làm sao cho toàn thể nhân viên đều cố gắng thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng, của Chính phủ, và hết lòng hết sức phụng sự nhân dân.

- Làm sao cho mọi người thực hành cần, kiệm, liêm, chính.

- Làm sao để tẩy trừ những bệnh quan liêu, hình thức, tham ô, lãng phí, a dua, dối trá, trái luật lệ của Chính phủ, trái kỷ luật lao động. Vạch rõ các khuyết điểm và đề ra cách sửa chữa, không để khuyết điểm nhỏ chồng chất thành khuyết điểm to.

- Xét kỹ ngân sách của cơ quan, nâng cao năng suất công tác, giữ gìn bí mật của nước nhà, sắp xếp chu đáo và kiểm tra đến nơi đến chốn mọi công việc.

- Tăng cường giáo dục chính trị và học tập nghề nghiệp của nhân viên. Chăm sóc giúp đỡ cho mỗi một người tiến bộ.

- Giải thích cho mọi người hiểu thấu chính sách của Đảng, của Chính phủ, khuyến khích mọi người đề nghị ý kiến để thực hiện đầy đủ những chính sách ấy. Làm cho mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ vẻ vang của mình, bất kỳ ở địa vị nào, làm công việc gì đều vì nhân dân, vì Tổ quốc mà đấu tranh, đều thi đua làm đúng những nghị quyết và kế hoạch của Đảng, của Chính phủ.

Chi bộ cần phải làm được như vậy. Mà muốn làm được như vậy, thì mỗi một đảng viên phải xung phong làm gương mẫu trong mọi việc, đồng thời phải thật thà đoàn kết và giúp đỡ anh em ngoài Đảng.

Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Phải kiên quyết chống cái thói “cả vú lấp miệng em” ngăn cản quần chúng phê bình. Một đảng viên ở địa vị càng cao, thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ.

Cần chú ý: Để làm những việc trên đây, chi bộ phải dùng cách chính trị, giáo dục, đề nghị, giải thích, khai hội bàn bạc với quần chúng... Chứ tuyệt đối không được lạm quyền, mệnh lệnh. Phải nhớ rằng: Chi bộ là một tổ chức lãnh đạo chính trị, chứ không phải là một tổ chức hành chính.

Các chi bộ bất kỳ ở cơ quan to nhỏ, đều nên đặt kế hoạch thi đua thiết thực, thi hành những công tác nói trên, để góp sức làm trọn hai nhiệm vụ trung tâm mà Đảng và Chính phủ đã đề ra: đẩy mạnh kháng chiến và cải cách ruộng đất.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 176, từ ngày 6 đến ngày 10-4-1954).

Quốc Thành (tổng hợp)


23. Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn

Bệnh cá nhân chủ nghĩa đẻ ra bệnh kiêu ngạo.

Kiêu ngạo là: Khi công tác có ít nhiều thành tích, ít nhiều thắng lợi, thì lên mặt anh chị, lên mặt công thần. Rồi đối với việc học tập thì lười biếng, không ra sức nâng cao trình độ của mình.

Trong công tác thì xem thường nhân dân, xa rời quần chúng. Ở trong Đảng thì không thực hiện chế độ dân chủ tập trung, không tuân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Phớt kỷ luật và chính sách của Đảng và của Chính phủ. Khinh rẻ ý kiến của cấp dưới. Xem thường chỉ thị của cấp trên. Không muốn chịu kiểm tra, không muốn nghe phê bình. Thân với những kẻ xu nịnh tâng bốc mình. Xa tránh những người tính trực nói thẳng... Kết quả của bệnh kiêu ngạo là: Thoái bộ, xuống dốc, rồi đi đến bất mãn, hủ hóa.

Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhân dân lao động, chứ không phải của anh hùng cá nhân. Công việc kháng chiến kiến quốc ngày càng nhiều, càng to, càng mới. Đại đa số chúng ta thì trình độ còn thấp, kinh nghiệm còn ít. Chúng ta phải cố gắng làm, cố gắng học, cố gắng tiến bộ mãi. Có như thế mới làm trọn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó cho chúng ta. Chúng ta phải tuyệt đối chống bệnh kiêu ngạo, phải luôn luôn khiêm tốn. Mọi công tác phải dựa hẳn vào quần chúng, hoan nghênh quần chúng đôn đốc và kiểm tra. Trong đoàn thể thì phải giữ vững dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, phải mở rộng tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên trên. Có như vậy mới tiến bộ chung, tiến bộ mãi.

Thế là khiêm tốn. Khiêm tốn là một đạo đức mà mọi người cách mạng phải luôn luôn trau dồi.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 194, từ ngày 13 đến ngày 15-6-1954)

24. Lời kêu gọi nhân Ngày Thủ đô giải phóng

Cùng đồng bào Hà Nội thân mến! Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào.

Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể!

Tôi trân trọng thay mặt Chính phủ tỏ lời thân ái chào thăm đồng bào và bày tỏ với đồng bào mấy điều cần thiết:

Nếu kể từ ngày Thế giới chiến tranh lần thứ hai thì Thủ đô ta đã trải qua 15 năm binh lửa. Thời gian khá dài tổn thương không ít! Sở dĩ Thủ đô giữ gìn được tình trạng như ngày nay là do đồng bào ta hăng hái phấn đấu.

Tuy vậy từ nay Chính phủ và nhân dân ta phải cùng nhau cố gắng nhiều để khôi phục, củng cố và phát triển đời sống tinh thần và vật chất của Thủ đô ta.

- Chính phủ và nhân dân phải cùng nhau ra sức giữ gìn trật tự, an ninh. Trật tự, an ninh tốt thì mọi người mới an cư, lạc nghiệp. Chúng ta phải cùng nhau gây nên một phong trào cần, kiệm, liêm, chính và mỹ tục, thuần phong.

- Chúng ta phải thực hiện chính sách công và tư đều được chiếu cố, chủ và thợ đều có lợi. Các bạn công nhân hăng hái sản xuất. Bà con công, thương hăng hái kinh doanh. Chúng ta cần phải duy trì và khôi phục mọi hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh tế và tài chính của Thủ đô ta.

- Chính phủ và các vị cha mẹ học trò phải cùng cố gắng để cho con cháu ta được tiếp tục học hành. Các nhà văn hóa, giáo dục phải hăng hái phục vụ nhân dân. Chúng ta phải duy trì và khôi phục mọi hoạt động văn hoá.

- Về chính trị, chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, thực hiện tự do dân chủ. Mọi người đều đưa hết tài đức của mình để khôi phục Thủ đô và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.

Nói tóm lại, nhân dân, bộ đội và cán bộ phải thi hành đúng chính sách và tuân theo kỷ luật mà ủy ban quân chính đã ban bố.

Nhân dịp này tôi có vài lời ngỏ cùng các bạn ngoại kiều. Các bạn, người buôn bán, kinh doanh, tiểu thương, tiểu chủ, công nhân và trí thức, đã chung sống với nhân dân Việt Nam. Các bạn đã khai cơ lập nghiệp ở Việt Nam. Những hoạt động chính đáng về kinh tế và văn hóa của các bạn cũng có lợi cho Việt Nam. Vì vậy tôi khuyên các bạn: Các bạn cứ yên lòng làm ăn như thường. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam sẽ giúp đỡ và bảo hộ các bạn.

*

* *

Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp, khó khăn. Nhưng Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh.

Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: Người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân.

Tôi xin chúc toàn thể đồng bào Hà Nội đoàn kết, phấn đấu và thắng lợi.

Tôi riêng chúc các cụ phụ lão sống lâu và mạnh khoẻ để đôn đốc con cháu tiến tới. Tôi thân ái khuyên các cháu thanh niên và nhi đồng chăm chỉ học tập, hăng hái tham gia công việc khôi phục và xây dựng Thủ đô yêu quý của chúng ta, mà mai sau các cháu sẽ là chủ nhân.

Hà Nội, Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm! Nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ muôn năm!

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 236, từ ngày 9 đến ngày 10-10-1954)

25. Đạo đức công dân

Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân, tức là:

- Tuân theo pháp luật Nhà nước.

- Tuân theo kỷ luật lao động.

- Giữ gìn trật tự chung.

- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung.

- Hăng hái tham gia công việc chung.

- Bảo vệ tài sản công cộng.

- Bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm kháng chiến, bộ đội ta anh dũng hy sinh xương máu, đồng bào ta hăng hái góp sức của, sức người. Điều đó tỏ rằng đại đa số nhân dân ta đã tự giác, tự động làm trọn nghĩa vụ của người chủ nước nhà.

Cho nên chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dân để mọi người hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí; quyền lợi của công dân và nghĩa vụ của công dân là nhất trí; đã là người chủ của nước nhà thì phải phụ trách đối với Tổ quốc. Giáo dục có nhiều cách: giúp quần chúng giáo dục quần chúng bằng cách tự phê bình và phê bình để dạy dỗ lẫn nhau. Cán bộ giáo dục quần chúng bằng cách vạch rõ âm mưu của địch, lấy sự thật mà giải thích cho quần chúng rõ địa vị cao quý của người chủ nước nhà, lực lượng xây dựng to lớn của ta, tương lai vẻ vang của dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước của mọi người. Giáo dục là chính, nhưng đối với những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổi thì chính quyền phải dùng phép luật. Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 320, ngày 15-1-1955).

26. Lời phát biểu tại phiên họp bế mạc Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I, Kỳ họp thứ tư

Thưa các vị đại biểu thân mến,

Suốt trong khóa họp này, các vị đã làm việc khẩn trương và bàn bạc rất kỹ mọi vấn đề quan hệ đến quốc kế dân sinh, như:

Thi hành Hiệp định Giơnevơ,

Cải cách ruộng đất,

Khôi phục kinh tế,

Củng cố quốc phòng,

Nội chính, ngoại giao,

Tự do tín ngưỡng, v.v..

Quốc hội đã thông qua những chính sách và công việc Chính phủ đã làm và sẽ làm. Quốc hội đã chỉ thị thêm cho Chính phủ những điều cần bổ sung vào các chính sách. Quốc hội đã tỏ lời hoàn toàn tín nhiệm Chính phủ.

Tôi xin thay mặt Chính phủ trân trọng cảm ơn Quốc hội.

Thưa các vị,

Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đày tớ trung thành của nhân dân. Chính phủ chỉ có một mục đích là: Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chúng ta có thể nói tóm tắt rằng:

Chính sách đối nội trước mắt của ta là: Đoàn kết toàn dân, thi đua sản xuất, làm cho nhân dân ta ấm no, nước ta giàu mạnh, đồng thời đấu tranh vì hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ.

Chính sách ngoại giao của ta là: Đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước bạn, nhân dân hai nước Cao Miên, Lào, nhân dân Châu Á, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; và thực hiện 5 nguyên tắc lớn chung sống hòa bình.

Với sự giúp đỡ của Quốc hội và sự ủng hộ của toàn thể đồng bào, Chính phủ xin hứa quyết tâm vượt mọi khó khăn, làm trọn nhiệm vụ thiêng liêng mà Quốc hội và đồng bào đã giao cho: củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước; đồng thời cố gắng góp phần vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình châu Á và thế giới.

Chính phủ rất mong Quốc hội lãnh đạo nhân dân đoàn kết từ Nam đến Bắc, cùng Chính phủ đấu tranh để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang ấy.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 391, ngày 28-3-1955).

27. Nói chuyện tại Lớp nghiên cứu chính trị Khóa I trường Đại học Nhân dân Việt Nam

Tôi rất vui lòng thấy các bạn tuổi tác khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, trình độ khác nhau, nhưng ý nguyện thì đều nhất trí - ai cũng muốn tiến bộ để phụng sự Tổ quốc, và phục vụ nhân dân có hiệu quả hơn. Do sự nhất trí ấy mà đi đến đoàn kết cả ở trường này. Đoàn kết là lực lượng đưa chúng ta đến mọi thắng lợi.

Sau đây tôi có vài ý kiến nêu lên để các bạn suy xét:

Lực lượng cách mạng. - Lực lượng chủ chốt của cách mạng là công nhân và nông dân. Vì họ là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác. Nhưng cách mạng cũng cần có lực lượng của trí thức (chúng ta quen gọi là lao động trí óc). Vì lẽ đó, trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí, cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối.

Đảng và Chính phủ đối với trí thức. Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta rất quý trọng những người trí thức của nhân dân, vì nhân dân.

Để xây dựng nước nhà, chúng ta cần càng ngày càng nhiều trí thức tốt. Đảng và Chính phủ vừa phải giúp cho thế hệ trí thức ngày nay càng ngày càng tiến bộ, vừa phải ra sức đào tạo thêm trí thức mới.

Đảng và Chính phủ phải giúp bằng cách giáo dục, để trí thức có lập trường vững vàng, quan điểm đúng đắn, tư tưởng sáng suốt, tác phong dân chủ. Nói tóm lại: Giúp đỡ các bạn trí thức chính tâm và thân dân.

Phương pháp giáo dục thì theo nguyên tắc tự nguyện tự giác, giải thích, bàn bạc, thuyết phục, chứ không gò bó. Giúp trí thức thi đua trong học tập và công tác. Hướng dẫn trí thức sử dụng cách thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình để cùng nhau tiến bộ không ngừng, đoàn kết chặt chẽ, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

(Trích trong sách Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1956, t.III, tr.301-305).

28. Tự phê bình, phê bình, sửa chữa

Tự phê bình là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, để người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm.

Phê bình là thấy ai (cá nhân, cơ quan, đoàn thể) có khuyết điểm thì thành khẩn nói cho họ biết để họ sửa chữa, để họ tiến bộ. Mục đích tự phê bình và phê bình đều nhằm giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, cùng nhau tiến bộ.

Từ xưa đến nay, có bao giờ bọn phong kiến, tư bản, đế quốc, thực dân tự phê bình và để người khác phê bình chúng không?

Không! Bởi vì chúng không muốn mà cũng không thể sửa chữa khuyết điểm căn bản của chúng là chế độ người bóc lột người. Hơn nữa, ai phê bình thì bị chúng khủng bố. Chỉ có nhân dân dám phê bình chúng bằng cách mạng đánh đổ chúng.

Dưới chế độ dân chủ, thì mọi người, trước hết là mọi cán bộ, mọi cơ quan và đoàn thể cần phải thật thà tự phê bình và hoan nghênh người khác phê bình mình; có như vậy mới tiến bộ được.

Phê bình là cốt để giúp nhau tiến bộ. Cho nên phê bình phải có thái độ thành khẩn, tính chất xây dựng. Không nên phê bình ẩu, phê bình suông. Khi phê bình cần phải xét nguyên nhân của khuyết điểm, phải cân nhắc đến ưu điểm, phải đề ra cách sửa chữa. Thí dụ: Nhân dân ta mạnh dạn phê bình. Đó là một điều rất tốt. Thế là dân chủ thật sự. Nhưng khi phê bình, chúng ta cần phải:

- Xét rõ nguyên nhân của những khuyết điểm, những khó khăn - Như: Nước ta bị phong kiến thống trị hàng nghìn năm, bị thực dân  áp bức bóc lột gần 100 năm, chiến tranh tàn phá suốt 15 năm, miền Bắc giải phóng chưa đầy hai năm, hạn lụt liên tiếp, v.v..

- Kiểm điểm thành tích - Cải cách ruộng đất căn bản thắng lợi, gần 8 triệu nông dân có ruộng cày, hơn 386 vạn nông dân đã vào nông hội, 14 nông giang lớn và 3.600 cây số đê đã được xây đắp, tu bổ. Chúng ta đã khôi phục nhiều xí nghiệp cũ và xây dựng một số nhà máy mới, đã đắp lại hơn 500 cây số đường xe lửa. Nhiều trường học được mở thêm, chỉ trong mấy tháng đã hơn 2 triệu đồng bào thanh toán nạn mù chữ...

- So với thời gian non hai năm, thì những thắng lợi căn bản ấy không phải là ít; nhưng khuyết điểm chắc cũng có nhiều (Có khi khuyết điểm là cái bóng của thành tích).

Đảng và Chính phủ ta rất sẵn sàng nhận những lời phê bình của nhân dân và có quyết tâm sửa chữa. Cho nên khi phê bình, chúng ta cần phê bình một cách thiết thực và đề nghị phương pháp sửa chữa hợp lý. Phê bình và giúp đỡ sửa chữa, đó là quyền lợi và nghĩa vụ dân chủ của nhân dân ta.

Chỉ có đảng chân chính cách mạng và chính quyền thật dân chủ mới dám mạnh dạn tự phê bình, hoan nghênh phê bình, và kiên quyết sửa chữa. Do tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên - mà chúng ta đoàn kết càng chặt chẽ, càng đồng tâm nhất trí, càng tiến bộ không ngừng, càng chắc chắn thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 874, ngày 26-7-1956).

29. Phải xem trọng ý kiến của quần chúng

Nhân dân ta đã tiến bộ nhiều. Không những trong các cuộc hội họp, quần chúng đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến của mình, mà nhiều khi còn gửi thư cho các báo, cơ quan và đoàn thể, hoặc thành khẩn phê bình và tự phê bình hoặc nêu những đề nghị thiết thực.

Đó là một điều rất tốt: Nó làm cho nhân dân càng gần gũi và càng tin tưởng đoàn thể và chính quyền. Nó làm cho đoàn thể và chính quyền càng hiểu thấu nguyện vọng của quần chúng, càng thấy rõ những thiếu sót của mình để sửa chữa. Nó làm cho chúng ta đoàn kết càng chặt chẽ. Nó càng chứng tỏ chế độ của ta là thật sự dân chủ.

Trách nhiệm của cán bộ chính quyền và đoàn thể là phải xem trọng những phê bình và những đề nghị của quần chúng. Những cán bộ (hoặc cơ quan, đoàn thể) được phê bình cần phải thật thà và công khai tự phê bình, ra sức sửa chữa. Nếu lời phê bình có chỗ không thật đúng, thì phải giải thích rõ ràng cho quần chúng hiểu.

Nhưng dù phê bình đúng cả hay là chỉ đúng một phần nào, chúng ta cũng cần luôn luôn hoan nghênh quần chúng phê bình. Tuyệt đối không được áp bức phê bình. Chúng ta phải nhớ rằng cán bộ đoàn thể cũng như chính quyền, từ trên đến dưới, đều là đày tớ của nhân dân, phải xem trọng ý kiến của nhân dân. Nhiều cán bộ ta cố gắng làm đúng như thế.

Một điểm nữa cần nói: Phê bình và đề nghị là quyền dân chủ của mọi công dân. Khi gửi thư cần suy xét kỹ lưỡng, bày tỏ thật thà, viết tên họ và địa điểm rõ ràng, thì cơ quan nhận được thư mới có thể điều tra, nghiên cứu. Thưa mà không có tên họ và địa điểm là không có giá trị gì.

Nói tóm lại, cán bộ, cơ quan và đoàn thể cần thật sự xem trọng ý kiến của quần chúng nhân dân.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 900, ngày 21-8-1956).

Quốc Thành (tổng hợp)


30. Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 2 Trường Đại học Nhân dân Việt Nam

Hôm nay tôi muốn nói một câu chuyện rất giản đơn, nông cạn, câu chuyện về Tam tự kinh. Câu đầu tiên Tam tự kinh là "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Chúng ta mượn câu ấy làm đầu đề nói chuyện.

Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.

Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Trong xã hội có thiện và cũng có ác.

Theo nghĩa rộng thì cả thế giới và trong một nước có thiện và có ác. Theo nghĩa hẹp thì trong bản thân và tư tưởng của mỗi một người cũng có thiện và có ác.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngày càng tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người. Thế là thiện.

Tư bản, đế quốc và phong kiến chỉ lo bóc lột nhân dân, thậm chí gây chiến tranh giết hại nhân dân, để làm lợi cho một nhóm ít người. Thế là ác.

Ở nước ta hiện nay, chế độ dân chủ cộng hoà của ta dù có những sai lầm thiếu sót vì chúng ta còn thiếu kinh nghiệm và còn có nhiều khó khăn, Đảng và Chính phủ chỉ lo phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là của nhân dân lao động chân tay và lao động trí óc. Thế là thiện.

Chế độ độc tài của Mỹ - Diệm ở miền Nam chỉ lo cho lợi ích của một nhóm đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản. Thế là ác.

Nói về mỗi một người chúng ta, nếu hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thế là thiện. Nếu chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không lo đến lợi ích chung của nước nhà, của dân tộc. Thế là ác. Thực hành chí công vô tư, cần kiệm liêm chính. Thế là thiện. Nếu phạm phải quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lười biếng. Thế là ác.

Thiện và ác là hai cái mâu thuẫn, luôn luôn đấu tranh gay gắt với nhau. Cuộc đấu tranh ấy phải trường kỳ và gian khổ, nhưng cuối cùng thì ác nhất định bại, thiện nhất định thắng.

Bản thân mọi người chúng ta đều chịu ảnh hưởng của xã hội cũ hoặc nhiều, hoặc ít. Cho nên trong người chúng ta hoặc nhiều hoặc ít không tránh khỏi có cái áC, như tự đại, tự kiêu, tự tư, tự lợi. Nhưng với sự giúp đỡ giáo dục của Đảng và Chính phủ, sự cố gắng học tập và cải tạo của mọi người, thì cái ác trong mình chúng ta ngày càng bớt, cái thiện ngày càng tăng.

*

* *

Nhân đây tôi nói tóm tắt vài vấn đề mà tôi vừa nghe thảo luận ở một lớp nghiên cứu khác, chắc ở đây cũng có thảo luận những vấn đề ấy.

Đảng đã có những thành tích lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi như đã nói trên. Nhưng Đảng cũng đã có những sai lầm khuyết điểm trong cải cách ruộng đất. Là một đảng chân chính cách mạng, Đảng thật thà nhận sai lầm khuyết điểm của mình, quyết tâm sửa chữa và nhất định sửa chữa được.

Trong cải cách ruộng đất, cán bộ đã phạm những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, cần phải kiên quyết sửa chữa. Nhưng không nên vì sai lầm khuyết điểm mà phủ nhận thành tích của cải cách ruộng đất tức là giai cấp phong kiến địa chủ đã bị đánh đổ, độ 8 triệu nông dân đã có ruộng cày. Đó là một thành tích không ai có thể chối cãi được. Cần nhận rõ như thế để không vì sai lầm khuyết điểm mà bi quan. Trái lại vẫn giữ vững lòng tin tưởng vào Đảng và Chính phủ.

Đảng cũng ở trong xã hội. Đảng là do nhiều người cách mạng họp lại, cho nên dù với sự rèn luyện theo chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng có nhiều ưu điểm, nhưng cũng không tránh khỏi khuyết điểm. Khi có khuyết điểm, Đảng hoan nghênh phê bình, thật thà tự phê bình và kiên quyết sửa chữa. Vì vậy Đảng ngày càng tiến bộ, càng mạnh mẽ.

Trong nội bộ Đảng có dân chủ rộng rãi, đồng thời có kỷ luật nghiêm khắc. Người đảng viên phải khiêm tốn, thành khẩn. Không có đảng viên nào có thể đứng trên Đảng, tự cho mình là hơn Đảng.

*

* *

Về chuyên chính dân chủ nhân dân: Chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai? Dưới chế độ phong kiến, tư bản, chuyên chính là số ít người chuyên chính với đại đa số nhân dân. Dưới chế độ dân chủ nhân dân, chuyên chính là đại đa số nhân dân chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ dân chủ của nhân dân.

Như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khoá. Nhà thì phải có cửa. Khoá và cửa cốt đề phòng kẻ gian ăn trộm. Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khoá, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khoá, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ.

Kết luận: Cần hữu công, hý vô ích, giới chi tai, nghi miễn lực, nghĩa là:

Lười thì không tiến bộ, siêng thì chắc thành công.

Các bạn cố gắng mãi, như vậy là anh hùng!

(Trích trong sách Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1958, t. IV, tr. 25-29).

31. Lời phát biểu tại Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khóa I, Kỳ họp thứ sáu

Thưa Chủ tịch đoàn,

Thưa các vị đại biểu,

Nhân dịp Quốc hội ta khai mạc khóa họp lần thứ sáu, tôi trân trọng thay mặt Đảng và Chính phủ nhiệt liệt chào mừng Quốc hội, chào mừng các vị đại biểu.

Tôi cũng nhân dịp này gửi lời chào thân ái đến đồng bào miền Nam. Mặc dầu hoàn cảnh khó khăn, đồng bào ta ở miền Nam luôn luôn hướng về Quốc hội, về Chính phủ, về Trung ương Đảng, một lòng một dạ cùng đồng bào miền Bắc ra sức đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.

Quốc hội ta là Quốc hội của toàn dân, được bầu ra theo luật tuyển cử rất dân chủ: Tự do, phổ thông, bỏ phiếu kín, mặc dầu hoàn cảnh nước ta lúc đó cách mạng mới thành công, nạn ngoại xâm đang đe dọa. Vì vậy, Quốc hội ta là tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết của toàn dân, cho chí khí quật cường của dân tộc, cho quyết tâm độc lập, thống nhất của toàn thể đồng bào ta từ Bắc đến Nam.

Trải qua mấy năm nay, Quốc hội ta đã có những cống hiến to lớn và vẻ vang vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc: Khi đứng trước sự đe dọa của thực dân xâm lược, Quốc hội ta đã cương quyết kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy kháng chiến chống nạn ngoại xâm. Quốc hội đã cùng với Đảng và Chính phủ lãnh đạo toàn dân ta kháng chiến thắng lợi.

Giữa lúc kháng chiến đang rất gay go, trong khoá họp thứ ba, Quốc hội đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất, đưa ruộng đất cho nông dân, thực hiện người cày có ruộng. Nhờ đó, mà ngày nay nhiệm vụ cách mạng phản phong kiến ở miền Bắc chúng ta căn bản đã hoàn thành.

Trong khóa họp thứ bốn, Quốc hội ta đã thông qua chủ trương của Chính phủ ký Hiệp định Giơnevơ, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Quốc hội ta đã nêu rõ con đường đấu tranh chính trị để giữ gìn hoà bình, thống nhất đất nước.

Quốc hội ta trong khóa họp thứ năm, đã thông qua chủ trương của Chính phủ về khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa ở miền Bắc. Chủ trương đó đã thu được nhiều kết quả sau hai năm cố gắng của đồng bào ta.

*

* *

Khóa Quốc hội này là khóa Quốc hội phát triển dân chủ của Nhà nước, dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Ngày nay, trong điều kiện đế quốc đã bị đánh đổ, phong kiến đã bị tiêu diệt, sinh hoạt dân chủ đã được xây dựng từ Cách mạng Tháng Tám thành công phải được phát triển thêm. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường chuyên chính để làm cho chính quyền ta ngày càng thật sự là chính quyền của nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ thù của nhân dân.

Khóa Quốc hội này là khóa Quốc hội đoàn kết. Ở đây, có đại biểu của tất cả các giai cấp yêu nước, của tất cả các dân tộc anh em, các tôn giáo, các đảng phái, của đồng bào Bắc, Trung, Nam.

Tất cả chúng ta đều phải tăng cường đoàn kết. Đoàn kết để xây dựng miền Bắc vững mạnh, đoàn kết để đấu tranh thống nhất nước nhà. Quốc hội đoàn kết nhất trí, toàn dân đoàn kết nhất trí, thì khó khăn nào chúng ta cũng khắc phục được và thắng lợi nhất định về tay ta.

Tôi xin chúc khóa họp thứ sáu của Quốc hội nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa thành công. Chúc các vị đại biểu mạnh khoẻ.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 1030, ngày 30-12-1956).

32. Báo cáo trước Hội nghị đại biểu nhân dân Thủ đô về thành công của Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa I

Chế độ ta là chế độ dân chủ nhân dân; chúng ta cần mở rộng dân chủ với nhân dân, đồng thời cần phải tăng cường chuyên chính với kẻ địch của nhân dân. Có tăng cường chuyên chính với kẻ địch thì mới bảo vệ được tự do và dân chủ của nhân dân ta.

Để phát triển thêm sinh hoạt dân chủ của Nhà nước và chuẩn bị điều kiện để ngày càng tăng cường dân chủ đó, Quốc hội đã có nghị quyết về việc kiện toàn tổ chức Quốc hội, nói rõ quyền hạn của Ban Thường trực Quốc hội; quyết định việc tuyển cử bổ sung ở những nơi khuyết đại biểu ở miền Bắc; và quyết định thành lập một ban để nghiên cứu việc sửa đổi Hiến pháp, phản ánh được những thắng lợi của cách mạng và kháng chiến, và thích hợp với sự phát triển của chế độ ta ngày nay. Tôi xin báo cáo đồng bào biết rằng tôi được cử làm Trưởng ban sửa đổi Hiến pháp. Đó không phải là vinh dự riêng của cá nhân tôi, mà là vinh dự chung của cả đồng bào Thủ đô. Tôi yêu cầu toàn thể đồng bào, trước hết là đồng bào Hà Nội, tích cực tham gia công việc sửa đổi Hiến pháp. Tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ có một bản Hiến pháp mới xứng đáng với nhân dân ta.

(Trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t10, tr.501)

33. Diễn văn khai mạc phiên họp đầu tiên của Ban Sửa đổi Hiến pháp

 Quốc hội giao cho chúng ta nhiệm vụ thảo đề án sửa đổi Hiến pháp. Đó là một nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ vang.

Bản Hiến pháp chúng ta sẽ thảo ra phải là một bản Hiến pháp phát huy cái tinh thần tiến bộ của Hiến pháp năm 1946, đồng thời phải phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của chế độ ta do cuộc cách mạng phản đế, phản phong thắng lợi đã mang lại; phản ánh đúng đắn con đường đang tiến lên của dân tộc ta. Nó sẽ là bản Hiến pháp của một nước dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

Nó phải là một bản Hiến pháp đảm bảo được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, trên cơ sở công nông liên minh và do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó phải thật sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng, v.v..

Nước ta hiện nay còn tạm thời bị chia cắt, non một nửa nhân dân ta còn phải sống trong cảnh khổ cực lầm than. Bản Hiến pháp của chúng ta sẽ thảo ra chẳng những phải tiêu biểu được các nguyện vọng của nhân dân miền Bắc, mà còn phải là một mục tiêu phấn đấu cho đồng bào miền Nam.

Muốn như thế, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ tình hình của nước ta, nghiên cứu lại bản Hiến pháp 194645, phải tham khảo Hiến pháp của các nước bạn và của một số nước tư bản có tính chất điển hình.

Đó là một công tác đòi hỏi khá nhiều ngày giờ và đòi hỏi một sự cố gắng đặc biệt của toàn ban và của mỗi một ủy viên. Sau khi thảo xong, chúng ta cần phải trưng cầu ý kiến của nhân dân cả nước một cách thật rộng rãi. Có như thế bản Hiến pháp của chúng ta mới thật sự là một bản Hiến pháp của nhân dân, của chế độ dân chủ.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 1089, ngày 1-3-1957).

34. Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

MẤY ĐIỂM LỚN TRONG NỘI DUNG DỰ THẢO HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI

Sau đây tôi xin trình bày tóm tắt mấy điểm lớn trong nội dung bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi

1. Tính chất Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Tính chất Nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp.

Nhà nước của ta thành lập sau Cách mạng Tháng Tám đã là Nhà nước dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nay "Lời nói đầu" của dự thảo Hiến pháp sửa đổi lại ghi rõ: "Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo".

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, chúng ta cần phải tăng cường không ngừng sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với Nhà nước dân chủ nhân dân. Liên minh công nông là nền tảng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nông dân ta là một lực lượng sản xuất rất to lớn, đồng thời là một lực lượng cách mạng rất to lớn. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nông dân ta đã hăng hái theo

Đảng đứng lên cùng giai cấp công nhân đánh đổ đế quốc và phong kiến. Hiện nay, nông dân ta hăng hái đi vào con đường hợp tác hóa nông nghiệp. Đó là do tinh thần tích cực cách mạng của nông dân ta, do sự giáo dục kiên trì và liên tục của Đảng và của giai cấp công nhân. Cho nên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta ra sức giúp đỡ nông dân, củng cố liên minh công nông.

Giai cấp công nhân đoàn kết với những người thủ công và những người buôn bán nhỏ vì họ là người lao động và họ vui lòng đi vào con đường hợp tác hoá, họ tán thành và ủng hộ cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân. Những người trí thức của chúng ta đã góp một phần xứng đáng trong kháng chiến. Họ đã được Đảng luôn luôn giúp đỡ để tiến bộ. Cho nên họ đi theo chủ nghĩa xã hội. Giai cấp công nhân đoàn kết chặt chẽ với giới trí thức để giúp họ phục vụ cách mạng, phục vụ chủ nghĩa xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đã ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Từ ngày hòa bình lập lại, họ có đóng góp một phần trong công cuộc khôi phục kinh tế. Hiện nay, chúng ta có điều kiện để cải tạo họ theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trên miền Bắc nước ta, lực lượng kinh tế xã hội chủ nghĩa đã hơn hẳn lực lượng kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chúng ta có chính quyền nhân dân. Phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng lao động ngày càng mạnh mẽ. Giai cấp tư sản dân tộc sẵn sàng tiếp thu cải tạo để góp phần vào công cuộc xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

...

3. Tổ chức Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng, Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Chính quyền cách mạng của chúng ta được xây dựng gần 15 năm nay. Hiến pháp năm 1946 đã thành lập "Nghị viện nhân dân" và "Hội đồng nhân dân" các cấp. Quốc hội là Hội đồng nhân dân toàn quốc. Ở địa phương thì có Hội đồng nhân dân địa phương. Quốc hội và Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu do nhân dân bầu ra theo chế độ phổ thông đầu phiếu. Quốc hội quyết định những công việc quan trọng nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân quyết định những công việc quan trọng nhất ở địa phương.

Trong thời kỳ kháng chiến, Quốc hội ta đã cùng với Chính phủ, đoàn kết và dìu dắt nhân dân ta đưa cuộc chiến tranh yêu nước và chống đế quốc đến thắng lợi vẻ vang. Quốc hội ta đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất nhằm hoàn thành cuộc cách mạng chống phong kiến. ở địa phương, Hội đồng nhân dân đã có công động viên nhân dân tích cực tham gia cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến.

Từ ngày hoà bình lập lại, Quốc hội đã thông qua chương trình ba năm khôi phục kinh tế, kế hoạch 3 năm bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa và các chính sách phát triển và cải tạo kinh tế theo chủ nghĩa xã hội, các đạo luật về tự do dân chủ, v.v.; đó là những vấn đề rất quan trọng về quốc kế dân sinh.

Theo điều 4 dự thảo Hiến pháp sửa đổi, tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Chế độ tuyển cử của chúng ta thực hiện dân chủ đồng thời thực hiện sự đoàn kết toàn dân. Mọi người công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.

Việc tuyển cử tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình.

Điều 6 dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định nhiệm vụ cho tất cả các cơ quan Nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương. Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ. Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành pháp luật và nghị quyết của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội không họp thì Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Những vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc đều do Quốc hội quyết định. Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban Hành chính các cấp. Ủy ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, đồng thời chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Chính phủ.

Những việc quan trọng nhất ở địa phương do Hội đồng nhân dân quyết định.

Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xoá bỏ dần, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó, nhân dân ta có đủ điều kiện thật sự tham gia quản lý Nhà nước.

Điều 4 dự thảo Hiến pháp sửa đổi định rõ nguyên tắc tổ chức của Nhà nước ta là dân chủ tập trung. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ trung ương và các cơ quan khác của Nhà nước đều theo nguyên tắc dân chủ tập trung.

Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân. Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội.

(Trích trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t12, tr.370-376)

Quốc Thành (tổng hợp)


35. Nói chuyện tại hội nghị cán Bộ Thanh tra

 Năm nay, các ban thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô. Phát hiện ra những việc lãng phí, tham ô, chẳng những cần báo cáo với Trung ương và Chính phủ giải quyết mà còn phải giúp các cấp lãnh đạo địa phương tìm ra được những biện pháp để tích cực chống lãng phí, tham ô. Nạn lãng phí, tham ô là do bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan Nhà nước gây ra.

Hiện nay, ta đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, trước hết phải thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, thì nó sẽ cản trở, phá hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Vì vậy các cơ quan thanh tra Nhà nước chẳng những kiểm tra chống lãng phí, tham ô mà còn phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh để giúp các cơ quan Nhà nước cải tiến công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy Nhà nước. Về công tác xét các việc khiếu nại, tố giác, nhiệm vụ các ban thanh tra là phải làm cho nghiêm chỉnh, cho kịp thời, làm sớm chừng nào hay chừng ấy. Đồng bào có oan ức, có thắc mắc mới khiếu nại. Ta giải quyết tốt các việc khiếu nại, đồng bào thấy Đảng và Chính phủ quan tâm, lo lắng đến họ, do đó mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với Đảng và Chính phủ được củng cố tốt hơn. Các ban thanh tra làm việc tốt, nhanh hay làm kém, chậm, trước hết là do bản thân mỗi ban cố gắng nhiều hay ít, nhưng còn do cấp lãnh đạo có quan tâm đến công tác thanh tra hay không. Các cấp lãnh đạo phải giúp đỡ các ban thanh tra làm việc tốt, phải quan tâm lãnh đạo công tác thanh tra.

Hiện nay, ở đây không có các đồng chí cấp lãnh đạo ở địa phương, Bác nhờ các cô, các chú về báo cáo lại với các đồng chí đó những điều Bác đã nói ở trên. Những ban thanh tra làm việc khá, còn phải cố gắng hơn, những ban còn kém thì phải cố gắng nhiều hơn nữa. Phải học tập kinh nghiệm lẫn nhau, học những điều hay và tránh những điều dở.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 2179, ngày 06-3-1960)

36. Bài nói tại Kỳ họp thứ 12 Quốc hội khóa I

Suốt mười bốn năm, Quốc hội đã đoàn kết nhân dân, giúp đỡ

Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi và thực hiện nhiềuchính sách to lớn, ích nước lợi dân.

Trong năm đầu (1946), Quốc hội đã thông qua Hiến pháp. Đólà bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước ta, nó xác nhậnnhững thắng lợi to lớn của nhân dân ta đã làm Cách mạng ThángTám thành công, đã thoát khỏi gót sắt của thực dân, đã lật đổ ngaivàng của vua chúa.

Trong những năm kháng chiến anh dũng, Quốc hội đã luônluôn đi sát nhân dân, động viên nhân dân từ Bắc đến Nam, vượt mọi khó khăn, giành được thắng lợi.

Luật Lao động và Luật Công đoàn Quốc hội thông qua đã xác định quyền lợi của giai cấp công nhân và nhiệm vụ của họ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Một điều nên đặc biệt nêu lên là: Mặc dù hoàn cảnh khó khăntrong thời kỳ kháng chiến, Quốc hội đã để nhiều công phu nghiêncứu, rồi thông qua Luật Cải cách ruộng đất do Đảng và Chính phủđề ra, làm cho người cày có ruộng, nông dân làm chủ hương thôn.Vì đạo luật cách mạng đó mà đồng bào nông dân sẽ đời đời ghi nhớsự nghiệp to lớn của Quốc hội.

 Những công việc trên đây chứng tỏ rằng: Quốc hội ta đã hếtlòng vì dân vì nước, đã làm trọn một cách vẻ vang nhiệm vụ củanhững người đại biểu của nhân dân.

Một lần nữa, tôi xin thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ vànhân dân trân trọng cảm ơn các vị; và tôi tin chắc rằng Quốc hộikhoá II của chúng ta sẽ đưa hết tinh thần và lực lượng để tiếp tụcđẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấutranh thực hiện thống nhất nước nhà, để thực hiện một nước ViệtNam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

(Theo Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t12, tr548

37. Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Bắc Giang

1. Làm cho mọi người nâng cao tinh thần làm chủ nước nhà

Tất cả nhân dân ta phải hiểu sâu sắc rằng: Nước nhà là nước nhà của nhân dân ta, nhân dân ta là người chủ nước nhà. Quyền làm chủ đó là do cách mạng thành công và kháng chiến thắng lợi đưa lại cho nhân dân ta. Đã làm chủ, thì mọi người, mọi dân tộc phải chung sức làm cho dân giàu nước mạnh, làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện không ngừng, làm cho con cháu ta ngày càng sung sướng. Muốn như thế, thì mọi người phải thực hiện khẩu hiệu “Cần kiệm xây dựng nước nhà”. Tức là mọi người phải thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau.

...

2. Về cán bộ và đảng viên

Đảng ta là Đảng lãnh đạo cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. Vì vậy, cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đầy tớ hết sức trung thành của nhân dân. Về lãnh đạo, cán bộ phải thật sự đoàn kết, nhất trí, phải đi sâu đi sát, phải lãnh đạo thiết thực và toàn diện. Phải chống tư tưởng bảo thủ, chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải làm gương mẫu trong lao động sản xuất và trong học tập.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 2575, ngày 8-4-1961)

38. Bài nói với đại biểu nhân dân Thủ đô trong cuộc ra mắt của các vị ứng cử đại biểu Quốc hội khóa III ở Hà Nội

Thưa đồng bào thân mến,

1. Trước hết, tôi cảm ơn Mặt trận, cảm ơn đồng bào và cáccháu thanh niên Hà Nội đã mời tôi ra ứng cử ở Thủ đô.

Tôi được cử làm đại biểu Quốc hội đã gần 20 năm nay. Đáng lẽtôi nhường chỗ cho lớp người trẻ hơn ra gánh vác công việc nướcnhà. Nhưng hiện nay ở miền Nam ruột thịt, từ các cụ già, các bàmẹ, đến các cháu thanh niên và nhi đồng đều đang anh dũng hysinh, ra sức chiến đấu chống đế quốc Mỹ cướp nước và bọn Việtgian bán nước, để giành lại quyền độc lập, tự do, thì tôi không thể:

Thảnh thơi vui thú thanh nhàn,

Sớm khuya tiếng hạc tiếng đàn tiêu dao.

Vì vậy tôi cứ phải cố gắng phấn đấu và phấn đấu mạnh. Phấnđấu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Phấnđấu ủng hộ đồng bào miền Nam. Phấn đấu cho sự nghiệp hòa bìnhthống nhất nước nhà. Phấn đấu cho:

Bắc Nam sum họp một nhà,

Cho người thấy mặt thì ta vui lòng.

2. Mặt trận Hà Nội giới thiệu 45 vị ra ứng cử. Nhưng khóa nàyThủ đô ta chỉ được cử 36 đại biểu vào Quốc hội. Như vậy là trong các vị ứng cử, có người sẽ được bầu, có người không được bầu. Tuyvậy, tôi nghĩ rằng: Người không được bầu cũng như người được bầuđều vinh hạnh, vì đã được đồng bào tin cậy và giới thiệu mình. Chonên được bầu hoặc không được bầu, chúng ta đều phải hết lòng hếtsức phục vụ nhân dân, như những người đày tớ trung thành nhấtcủa nhân dân.

3. Các nước tư bản tự xưng là họ văn minh hơn ta. Song nhândân ta có thể tự hào rằng ta dân chủ hơn họ. Ví dụ một nước tưbản mà ta quen biết nhất là nước Pháp.

Nhân dân Pháp là một nhân dân anh hùng. Họ đã làm cáchmạng tư sản cách đây 175 năm35. Kế đến Công xã Pari36 cách đây94 năm. Họ cũng có tổng tuyển cử. Nhưng chế độ tổng tuyển cửcủa họ đã diễn ra như thế nào?

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1962 ở Pháp, Đảng Cộng sảnđược hơn 4 triệu phiếu mà chỉ được 41 đại biểu vào Quốc hội.Đảng của tướng Đờ Gôn được 5 triệu 80 vạn phiếu mà được234 đại biểu vào Quốc hội.

Như vậy là Đảng Cộng sản phải có 97.000 phiếu mới được 1đại biểu vào Quốc hội.

Đảng tư sản thì chỉ cần 25.000 phiếu đã được 1 đại biểu.Nếu tổng tuyển cử Pháp mà thật sự dân chủ thì hoặc là Đảngcủa tướng Đờ Gôn chỉ được 59 đại biểu, chứ không phải 234, hoặclà Đảng Cộng sản được 160 đại biểu chứ không phải chỉ có 41 đạibiểu mà thôi.

Về thành phần thì trong 480 đại biểu Quốc hội Pháp chỉ có 8phụ nữ, 21 công nhân, 41 người làm nghề nông.Một điều đáng chú ý nữa là hơn 8 triệu 60 vạn người, tức làhơn 31% số cử tri đã không đi bỏ phiếu.

Còn ở ta thì trong khóa II Quốc hội có 91 vị đại biểu miền Namvà trong 362 đại biểu miền Bắc thì có:49 đại biểu phụ nữ,50 đại biểu công nhân và cán bộ công nghiệp, 47 đại biểu nông dân và cán bộ nông nghiệp,56 đại biểu đồng bào miền núi,42 đại biểu thanh niên,21 đại biểu anh hùng lao động và quân đội.Khắp miền Bắc nước ta hơn 95% cử tri đã đi bỏ phiếu. Có nơiđến 100%.

Với những con số trên đây, đồng bào ta có thể so sánh và tự trảlời: nước ta và các nước tư bản, ai dân chủ hơn ai?

4. Lá phiếu của người cử tri tuy khuôn khổ nó bé nhỏ, nhưnggiá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết baogian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánhđổ thực dân và phong kiến mới giành được nó. Nó chứng tỏ chế độdân chủ và tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ thật sự củamỗi người công dân ta. Vì vậy, đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyểncử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗingười cử tri. Phải đi bỏ phiếu để tự mình lựa chọn những ngườixứng đáng thay mặt cho mình trong Quốc hội.

Hôm tuyển cử phải là một ngày rất long trọng và rất vui vẻcủa nhân dân ta. Chúng ta phải tổ chức, giải thích, tuyên truyềnvà cổ động cho thật rộng khắp. Sao cho mọi người phấn khởi làmtrọn nhiệm vụ công dân của mình trong cuộc tuyển cử này.

Các ban tổ chức phải nhắc nhủ 100% đồng bào cử tri đi bỏphiếu. Đó cũng là một cách làm cho thế giới thấy nhân dân ta thậtlà đồng tâm nhất trí, thật là đoàn kết, thật là hùng mạnh. Với tinhthần đoàn kết và lực lượng hùng mạnh đó, nhân dân ta nhất địnhsẽ thắng lợi vẻ vang trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc và trong sự nghiệp đấu tranh để thực hiện hòa bìnhthống nhất nước nhà.

5. Tôi nghe nói rằng hiện nay, từ thành thị đến nông thôn,khắp miền Bắc đang có đợt thi đua tăng gia sản xuất và thực hànhtiết kiệm để chúc mừng cuộc tổng tuyển cử Quốc hội khóa III. Nhưthế là rất tốt. Đối với Hà Nội, tôi đề nghị thêm một điểm nữa trong cuộc thi đua, tức là thi đua làm tốt vệ sinh phòng bệnh. Trước đây,đồng bào Hà Nội đã có những cuộc thi đua như thế, nhưng phongtrào khi lên khi xuống, không được liên tục. Lần này phải làm chophong trào thường xuyên và bền bỉ. Chúng ta ngày nào cũng rửamặt đánh răng, thì thành phố của chúng ta ngày nào cũng phảiquét dọn tươm tất. Chúng ta phải làm cho Thủ đô ta ngày càngsạch sẽ, vui tươi.

Toàn Đảng, toàn dân ta phấn khởi làm tốt cuộc tổng tuyển cửvà hăng hái tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thốngnhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 3669,ngày 15-4-1964).

39. Bài nói với cán bộ tỉnh Hà Tây

Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng. Vì vậy, đã là đảng viên thì phải cố thành một đảng viên “bốn tốt”, tức là phải hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, làm đúng chính sách của Đảng, nếu không thì vào làm gì? Đảng không bắt buộc ai vào Đảng cả. Vào thì có nhiệm vụ, có trách nhiệm của đảng viên, nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào hay là khoan hãy vào.

Đảng không phải chỉ cần con số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên. Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: Mình vào Đảng để làm đày tớ cho nhân dân, Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải làm “quan” nhân dân.

Lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt. Các cô, các chú hiểu chưa?

Vậy các chi bộ, các cán bộ phải làm thế nào để có nhiều đảng viên “bốn tốt” hơn nữa.

Như trên Bác vừa nói, có chín vạn đảng viên và đoàn viên mà có 1.000 hợp tác xã. Nếu đảng viên và đoàn viên nào cũng làm tròn nhiệm vụ của mình thì hợp tác xã tiến bộ rất nhanh. Các đồng chí báo cáo: Số chi bộ “bốn tốt” có 397 trong số hơn 700 chi bộ, như vậy là hơn một nửa. Nhưng “bốn tốt” là thế nào? “Bốn yêu cầu” là thế nào? Các chú thường chỉ xem báo cáo. Có khi đi vào làng thấy viết khẩu hiệu “cấy xong trước Tết”, đã tin là cấy xong mà không đi ra đồng xem cấy xong chưa, không đi vào các nhà đồng bào hỏi xem cấy xong chưa. Bác đi qua đây, Bác xem và cứ theo khẩu hiệu thì thấy oai lắm. “Quyết tâm cấy xong trước Tết”.

Nhưng khi hỏi ra thì một cháu gái nói: “Thưa Bác cấy xong rồi ạ!”. Hỏi một cháu khác lại nói: “Thưa Bác cấy chưa xong, còn một ít nữa thôi ạ!”. Cho nên đảng viên “bốn tốt”, chi bộ “bốn tốt” thì phải cho thật tốt, nếu không là tự mình lừa mình. Bác nghe tỉnh báo cáo là việc ăn ở, học hành của nhân dân được chú ý hơn trước.

Hơn trước là thế nào?

Toàn tỉnh bây giờ có 30 vạn học sinh, nếu tính cả các cháu sơ tán là có 40 vạn. Như thế là có 10 vạn cháu sơ tán về đây. Bác muốn nhấn mạnh điều này: Từ tỉnh đến huyện, đến xã phải chú ý giúp đỡ các cháu sơ tán về, bởi vì các cháu mới về chưa quen, cho nên phải giúp đỡ các cháu. Nhất là các cô phải giúp các cháu, vì các cô là người mẹ, dễ hiểu các con hơn. Bây giờ nhiệm vụ thứ nhất của toàn Đảng, toàn dân ta là sản xuất, cố gắng sản xuất tốt.

Thứ hai là phòng không tốt, chiến đấu tốt để giảm bớt thiệt hại của nhân dân. Về chiến đấu, Hà Tây tương đối khá, bắn được 24 máy bay, còn về công tác phòng tránh tức là hào giao thông, hầm hố... thì Hà Tây cũng có tiến bộ. Song như Bác thấy ở hợp tác xã này, có hầm hố nhưng cái thì sập, cái thì bẩn, chưa tốt. Đây có thể là ví dụ cho cả tỉnh Hà Tây. Muốn đẩy mạnh các mặt sản xuất, chiến đấu, văn hoá và các mặt khác, thì trước hết cán bộ, đảng viên, đoàn viên, phải làm đầu tàu, gương mẫu. Muốn làm gương mẫu thì điều quan trọng nhất là các chú từ tỉnh đến huyện, đến xã phải đoàn kết, đoàn kết thật sự, làm sao tự mình nêu gương và giáo dục cho đảng viên, đoàn viên, cán bộ giữ gìn, phát triển đạo đức cách mạng, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Được thế thì cán bộ, đảng viên, đoàn viên cùng với quần chúng nhân dân càng đoàn kết, các công việc đều sẽ trôi chảy, trước hết là công việc sản xuất và chiến đấu. Năm ngoái Hà Tây kết nạp được 6.200 đảng viên mới. Lúc kết nạp rồi có giáo dục cho đảng viên mới không? Lúc “cảm tình”, có mở lớp là tốt, nhưng lúc kết nạp đảng viên mới rồi thì cần có lớp, lớp ngắn ngày cũng được, bởi vì người mới vào Đảng chưa hiểu hết về Đảng, về nhiệm vụ, về công tác...

Cách mạng cũng là một nghề. Làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học. Nếu không giáo dục cho đảng viên làm cách mạng mà cứ yêu cầu họ làm cách mạng thì họ không làm tròn được nhiệm vụ. Bác nhấn mạnh về đạo đức cách mạng, về đoàn kết từ trên xuống dưới và phải mở rộng dân chủ thật sự với nhân dân. Có nơi đã làm tốt, ví dụ như Thái Bình, do mở rộng dân chủ mà đoàn kết tốt, ở đây thế nào thì Bác chưa biết rõ. Còn điều này là ở đây chắc còn thói liên hoan lu bù.

Như vậy cũng là thiếu đạo đức cách mạng. Có chỗ bất kỳ việc gì cũng liên hoan, bắt đầu cấy cũng liên hoan, cấy xong cũng liên hoan, rồi huyện về điều tra cũng liên hoan, huyện đi hoan tống cũng liên hoan, cải tiến cũng liên hoan, nghe nói họp bàn về tiết kiệm cũng liên hoan mấy con lợn... Nhiều chỗ liên hoan làm thịt lợn, không phải tất cả xã viên đến liên hoan, mà chỉ có mấy ông cán bộ chén, còn tiền con lợn thì tất cả xã viên phải trả, có phải đúng thế không? Có lẽ ở đây cũng như ở chỗ khác, Bác đã nghe là hội họp quá nhiều. Khổ nhất là các cháu gái tuổi thanh niên, phải đi họp nào đội sản xuất, nào đoàn thanh niên, nào hội phụ nữ, nào đội dân quân, vào Đảng thì lại đi họp Đảng, không có thời gian nghỉ ngơi, học tập gì nữa. Lại còn cái tệ họp không đúng giờ, nói bảy giờ mà mãi đến tám, chín giờ mới họp và họp kéo dài, đúng thế không? Vì sao? Vì cán bộ trước khi họp chưa chuẩn bị tốt. Cán bộ phải đi trước, tới đúng giờ thì mọi người sẽ tới đúng giờ. Huyện đi hoan tống nhưng có ông cán bộ đủng đỉnh tám, chín giờ mới đến, họp khuya xong lại còn liên hoan nữa!

Cán bộ tỉnh, huyện chia nhau về giúp xã, giúp hợp tác xã là tốt. Nhưng nếu làm không tốt thì lại trở thành xấu. Cán bộ về hợp tác xã phải “ba cùng”, phải đến nhà nông dân mà ở, bàn bạc công việc với họ, mục đích là giúp cho đồng bào, giúp hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh công tác lên chứ không phải là đi tìm nhà ăn ở cho thoải mái. Trước hết phải bài trừ tệ quan liêu, lãng phí, tham ô như trên Bác đã nói. Hai là phải làm sao cho mỗi ban quản trị, mỗi xã viên biết làm chủ tập thể, làm chủ hợp tác xã, vì nước ta là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói. Muốn thế cán bộ từ tỉnh đến hợp tác xã và xã viên phải đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết cho thật thà. Lúc nãy Bác hỏi các cô, các chú có còn tệ đánh vợ không? Đánh vợ là rất xấu! Sao khi thì anh anh em em, mà khi thì lại thụi người ta?

Nếu có đánh vợ thì phải sửa vì như vậy là dã man, là phạm pháp luật. Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác tức là phạm pháp. Muốn ngăn chặn được hết tệ đánh vợ, thì các cô, phụ nữ và thanh niên phải phụ trách việc này. Mình phải tôn trọng quyền của mình. Bác được biết có nơi chồng đánh vợ cũng bè cánh che giấu cho nhau. Bí thư đánh vợ thì uỷ viên giấu đi. Bây giờ đã có pháp luật và Đảng có giáo dục. Các cô phải tự mình phấn đấu, đấu tranh chống cái tệ đó. Chế độ bây giờ khác xã hội phong kiến trước, nếu vẫn còn xảy ra đánh vợ thì các cô và thanh niên phải đấu tranh chống lại, các cô và các cháu thanh niên có pháp luật trong tay. Năm nay có thể giặc Mỹ đánh liều lĩnh hơn trước, ta phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Nó đánh liều lĩnh hơn trước là vì nó gần thua. Còn ta phải khẩn trương hơn trước vì ta gần thắng. Càng gần thắng lợi càng gay go, cho nên trong sản xuất, chiến đấu, phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn trước. Bác chỉ nói từng ấy, mong rằng các cô, các chú năm nay cố gắng “mỗi người làm việc bằng hai”, tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân sản xuất, chiến đấu cho tốt, tin tưởng sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của ta nhất định hoàn toàn thắng lợi.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 4713, ngày 5-3-1967).

Quốc Thành (tổng hợp)


39. Bài nói chuyện tại Đại hội thi đua lực lượng công an nhân dân

Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ thân ái chào hỏi các đại biểu. Trong Đại hội này có cả đại biểu gái và trai, miền xuôi và miền ngược, như thế là rất tốt. Sau đây là mấy điều Bác nói tóm tắt với các cô, các chú.

Để phá tan mọi âm mưu chiến tranh phá hoại của địch, chúng ta phải: Quyết tâm đánh bại mọi hoạt động gián điệp và chiến tranh tâm lý của địch; ngăn chặn và trấn áp kịp thời mọi âm mưu của bọn phản động; bảo vệ tốt các cơ quan đầu não, các lực lượng vũ trang, các mối giao thông vận tải, tài sản của Nhà nước và của nhân dân, giữ vững trật tự an ninh của miền Bắc.

Đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó lực lượng Công an nhân dân giữ một vai trò rất quan trọng.

Những thành tích của Công an nhân dân trong thời gian qua:

Trong hai năm qua, Công an nhân dân đã có những thành tích đáng khen như sau:

- Trật tự an ninh ở miền Bắc được giữ vững. Trong những lúc có chiến tranh ác liệt, phong trào bảo vệ trị an được đẩy lên ở nhiều nơi.

- Những vụ gián điệp, biệt kích đã bị bắt gọn.

- Những phần tử phản động đã bị phát hiện và xử trí.

Tuy vậy còn phải đẩy mạnh hơn nữa:

- Công tác điều tra nắm tình hình để đánh địch kịp thời hơn, nhạy bén hơn.

- Phải tăng cường hơn nữa việc phòng gian, bảo mật.

- Việc ngụy trang các công trình và kho tàng, việc tổ chức bảo vệ tài sản Nhà nước phải làm tốt hơn, cẩn thận hơn.

- Duy trì trật tự an ninh xã hội, nhất là ở các thành phố, phải làm thật tốt.

Cán bộ và chiến sĩ Công an nhân dân nói chung là tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng và nhân dân, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và của nhân dân:

- Nhiều gương chiến đấu dũng cảm, quên mình chiến đấu với địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ tài sản Nhà nước.

- Số đơn vị tiên tiến, đơn vị quyết thắng ngày càng tăng; số chiến sĩ giỏi, lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua đều tăng nhiều.

Tuy vậy,

- Ở các đơn vị và cơ quan, nội bộ phải thật thà đoàn kết, phải xóa sạch chủ nghĩa cá nhân.

- Phải triệt để sửa đổi tác phong mệnh lệnh, quan liêu, hống hách; phải gây quan hệ thật tốt giữa công an và nhân dân.

Trước tình hình và nhiệm vụ mới, cán bộ và chiến sĩ Công an nhân dân phải làm gì?

- Trước hết là phải khắc sâu lòng căm thù giặc Mỹ, phải nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, luôn luôn cảnh giác, dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân.

- Phải thật sự đoàn kết, đoàn kết giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa công an với nhân dân.

- Phải kịp thời kiện toàn tổ chức và chỉnh đốn lề lối làm việc của các bộ phận công an để làm trọn nhiệm vụ mới.

- Các cán bộ và chiến sĩ Công an nhân dân phải ra sức trau dồi: Đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân.

Tác phong phải thật khách quan, thiết thực, phải tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tổng kết và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngành công an.

Đối với những người có thành tích, phải khen thưởng, đối với những người mắc sai lầm thì phải phê bình, kiểm thảo giúp họ sửa chữa. Khi cần thiết thì phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, đúng mức.

- Các cấp đảng bộ trong lực lượng Công an nhân dân phải rất coi trọng xây dựng đảng bộ và chi bộ “bốn tốt”, phải coi trọng công tác xây dựng Đoàn Thanh niên.

- Trong các cơ quan, phải thực hành dân chủ, thường xuyên phê bình nghiêm chỉnh và thật thà tự phê bình để giúp nhau tiến bộ.

Các cô, các chú thi đua thực hiện những điểm nói trên, thì Công an nhân dân của ta sẽ là một lực lượng cách mạng vô địch.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 4580, ngày 22-10-1966).

40. Đáng khen

Cán bộ xung trước,

Làng nước theo sau,

Việc khó đến đâu,

Cũng làm được hết.

Thật vậy, việc sau đây lại một lần nữa chứng tỏ điều đó:

Bỏ nấu rượu trái phép.

Trước đây, xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng) “nổi tiếng” về nấu rượu lậu, nhất là thôn Bá Giang. Cứ đi qua đó vào chập tối, là thấy ngay mùi cơm bã nấu rượu. Hầu như mọi nhà đều nấu, cả cán bộ, đảng viên cũng nấu. Ước tính trong một năm, tệ nấu rượu lậu ở thôn Bá Giang làm tiêu hao tới trên dưới 200 tấn gạo nếp.

Thực hiện cần, kiệm chống Mỹ, cứu nước, từ trung tuần tháng 6-1966, Đảng ủy xã Hồng Hà đã mở cuộc vận động quần chúng xóa bỏ tệ nấu rượu lậu; cán bộ, đảng viên ai mắc khuyết điểm này phải sửa chữa trước cho nhân dân theo.

Kết quả, đến nay xã Hồng Hà không còn một nhà nào nấu rượu trái phép nữa. Một đồng chí trong Ban Đảng ủy xã đã nói với tôi: “Chỉ riêng thôn Bá Giang, do bỏ nấu rượu lậu, đã có thể tiết kiệm được 200 tấn gạo một năm, tương đương với khối lượng gạo đủ nuôi 2.000 nhân khẩu trong năm tháng”.

(Trích báo Hà Tây, ngày 04-01-1967)

41. Cái “chìa KHÓA VẠN NĂNG”

- Hợp tác xã Đ.P. (Quảng Bình) cần phải làm độ 700 cái hầm trú ẩn cho gia đình xã viên, cho trụ sở xã, cho trường học, v.v.. Mỗi hầm phải tốn 10 công đào và nửa mét khối gỗ lót. Cộng tất cả là 7.000 công và 350 mét khối gỗ. Đối với một hợp tác xã nhỏ chỉ có 50 hộ, thì đó quả là một công việc to lớn và khó giải quyết. Những cán bộ có sáng kiến đưa việc đó trình bày rõ ràng trước toàn thể xã viên và khuyến khích mọi người bàn bạc một cách dân chủ.

Sau khi tư tưởng đã nhất trí, bà con đều hăng hái thi đua và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Họ làm cả ngày cả đêm, nhà đông người giúp nhà neo đơn. Có những xã viên lấy cả cột nhà và ván nằm để lót hầm và giúp những bà con thiếu gỗ.

Kết quả là chỉ trong hai ngày, hơn 700 cái hầm đã làm xong và cái nào cũng hợp tiêu chuẩn. Thế là nhờ cách dân chủ mà việc khó hóa ra dễ.

- Văn Khê (Hà Tây) là một xã ưu điểm nhiều. Nhưng khuyết điểm cũng không ít: Như tệ giết lợn liên hoan lu bù, cán bộ thiếu gương mẫu trong lao động, v.v.. Khuyết điểm nặng nhất là thiếu dân chủ. Vì vậy mà việc làm thủy lợi đã gây ra lãng phí; có vụ đã cày cấy chậm và làm dối, thu hoạch kém.

Từ đầu năm nay, tình trạng đã bước đầu chuyển biến khá: Các cán bộ từ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã đến cán bộ các hợp tác xã đã thật thà tự phê bình và từ đó mọi việc sản xuất, học văn hoá, chấp hành các chính sách... đều bàn bạc dân chủ với xã viên.

Kết quả là các xã viên đều phấn khởi ra đồng sản xuất, trồng cây, sửa sang hầm hố trú ẩn. Cán bộ và xã viên đã cùng nhau bàn cách tiết kiệm lương thực để bảo đảm đời sống của mình và đóng góp vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (Tài liệu của báo Hà Tây).

- Xí nghiệp Đống Đa tìm biện pháp thực hiện kế hoạch quý I bằng một phần ba kế hoạch cả năm, lúc đầu tính ra thì thấy thiếu đến 12.000 giờ máy. Giải quyết thế nào đây?

Khi các cán bộ lãnh đạo bàn đủ mọi cách, như cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, v.v., thì cũng chỉ giải quyết được 4.000 giờ máy thiếu.

Khi các chi bộ bàn về việc cải tiến quản lý lao động, tăng cường giờ máy có ích, v.v., thì giải quyết thêm được 6.000 giờ, nhưng chưa giải quyết được tất cả vấn đề.

Khi họp bàn dân chủ với toàn thể công nhân, thì anh chị em mỗi người nêu một sáng kiến, chẳng mấy chốc đã giải quyết nốt cả 2.000 giờ thiếu một cách dễ dàng.

Cũng xí nghiệp ấy, trong một cuộc đại hội bàn bạc dân chủ (18-3-1967), công nhân đã góp 1.400 ý kiến, thẳng thắn phê bình những thiếu sót về chỉ đạo sản xuất, hợp lý hoá lề lối làm việc và cải tiến kỹ thuật, v.v..

Một ví dụ nữa: Xí nghiệp cao su tái sinh ghi nhận kế hoạch 1967 chỉ ghi tăng 6% về giá trị sản lượng và 8% về năng suất lao động. Nhưng do bàn bạc dân chủ, công nhân đã nhận tăng thêm 31% về giá trị sản lượng và 15% về năng suất lao động.

*

* *

Vài ví dụ trên đây chứng tỏ rằng thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn. Trong mọi công việc, ngay từ khi lập kế hoạch và suốt cả thời gian thực hiện, phải mạnh dạn phát động quần chúng, làm cho mọi người thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể. Quần chúng thật sự có quyền dân chủ và cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải xung phong gương mẫu, thì chắc chắn ngăn ngừa được những tệ quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô và cuộc vận động quần chúng quyết tâm thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1967 cũng nhất định sẽ thắng lợi.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 4733, ngày 25-3-1967).

42. Nói chuyện với Đoàn cán bộ Tỉnh ủy Thanh Hóa

Cán bộ phải đi sát sản xuất, đi sát quần chúng và phải dân chủ với dân.

Cán bộ đi về hợp tác xã không phải chỉ vào nhà chủ nhiệm để có chỗ ở sạch sẽ và có cơm nước đàng hoàng mà phải đi vào nhân dân.

Không biết bây giờ nhân dân có chào chủ tịch, chào cán bộ bằng “cụ” nữa không? Như thế vẫn là còn thói “quan trên về làng”. Phải làm sao cho cán bộ mỗi khi về làng, nhân dân niềm nở vỗ vai, mời “anh” uống nước mới tốt. Nếu cán bộ về mà dân trải chiếu hoa, bắt gà làm cơm là không được. Bao giờ dân coi cán bộ là người của dân, đối với cán bộ không còn “lạy cụ ạ” thì dân mới dám nói, mới dám phê bình. Để phát triển ưu điểm, điều quan trọng nhất là để cho dân nói.

Dân biết nhiều việc mà các cấp lãnh đạo không biết. Việc gì cũng bàn với dân; dân sẽ có ý kiến hay. Phải làm tốt công tác báo công, bình công ngoài nhân dân. Rõ ràng nơi nào đã làm tốt công tác này thì nhân dân làm ăn vui vẻ, phong trào tiến bộ. Từ trước tới nay, cán bộ vì quan liêu mà sinh ra mệnh lệnh.

Ta đã cầm quyền trên 23 năm, mà bây giờ Thanh Hóa mới bắt đầu sửa chữa bệnh quan liêu, mệnh lệnh là chậm. Sắp tới phải tích cực hơn trong việc này để phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

Đảng viên, đoàn viên phải gương mẫu, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình để tiến bộ.

Thanh Hóa có 8 vạn đảng viên, 15 vạn đoàn viên mà cách mạng trong tỉnh không được trôi chảy vì lãnh đạo chưa sát, cán bộ  còn thiếu dân chủ và cán bộ, đảng viên chưa thật gương mẫu. Các chú cần tự phê bình và phê bình thường xuyên để tiến bộ. Người vào Đảng, vào Đoàn không phải để làm quan, làm giàu, mà là để phục vụ nhân dân, làm đày tớ trung thành của nhân dân. Cần tự phê bình và phê bình để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm phục vụ tốt nhân dân hơn nữa. Nhân dân rất thương yêu và quý trọng cán bộ, đảng viên. Nhưng nếu cán bộ, đảng viên quan liêu, mệnh lệnh, tham ô thiếu gương mẫu thì dân không tin, do đó làm nguy hại đến công tác của Đảng. Thanh Hóa không biết còn có nhiều rượu lậu và cán bộ, đảng viên còn có ai nấu rượu lậu nữa không? Đảng ta không phải là đảng nấu rượu lậu. Ai là đảng viên mà còn nấu rượu lậu thì phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng. Chủ tịch ủy ban hành chính xã, chủ nhiệm hợp tác xã, và các cán bộ khác mà nấu rượu lậu là có tội với dân, có tội với Đảng. Nếu các chú không trị thì quần chúng nhân dân sẽ trị.

Hiện nay, Thanh Hóa có còn tệ đánh vợ nữa không? Nếu còn, cần phải kiên quyết sửa chữa.

Việc “liên hoan, chè chén” tuy có giảm bớt so với trước nhưng vẫn còn phổ biến. Dân phải đóng tiền để cho cán bộ ăn mà mình không được ăn; như vậy tức là không giúp cho cán bộ “vạn thọ vô cương”. Có nơi Bác tới thăm, cán bộ làm thịt cả một con bò và bảo rằng để “chiêu đãi Hồ Chủ tịch”; thế là họ “ăn” cả Hồ Chủ tịch.

Phải tích cực sửa chữa.

Tóm lại, cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải gương mẫu. Mặt khác, thế hệ thanh niên hiện nay, gái cũng như trai rất tốt và gan dạ; cần tích cực giáo dục họ và kết nạp những người có đủ tiêu chuẩn vào Đảng để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.

Còn đối với những người có tư tưởng vào Đảng, vào Đoàn để làm quan, làm giàu, thì phải đóng cửa lại, không cho họ vào.

43. Ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt”

Hôm nay Bác mời các chú đến để bàn cách thực hiện điều mà Bác đã đề nghị với Ban Bí thư Trung ương Đảng. Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không nên: Bác nói gì, các chú cũng cứ ghi vào sổ mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không làm, hay làm một cách qua loa.

Lâu nay, các chú tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? Kết quả ra sao? Một đồng chí báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về những việc đang làm:

Các chú làm khá nhiều việc đấy. Nhưng có mấy điều Bác muốn biết rõ hơn. Các chú dạy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho mọi người hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là thế nào không?

Theo Bác, hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác. Đó là điều thứ nhất cần rõ.

Các chú có biết nhân dân ta sống với nhau như thế nào không?

Một đồng chí trả lời: Thưa Bác, nhân dân ta có câu “tối lửa tắt đèn có nhau”.

Đúng là như vậy! Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa như thế. Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được. Đó là điều thứ hai cần phải rõ.

Mấy chục năm nay, nhân dân ta thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cách ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó chính là một cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất.

Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được.

Mấy chục năm nay, nhân dân ta phải tập trung sức lực để đánh giặc cho nên về xây dựng đời sống ta chưa làm được nhiều.

Nhưng đánh thắng giặc Mỹ rồi thì những việc chính của cách mạng là làm thế nào giải quyết ngày càng tốt hơn những vấn đề: Ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, phòng và chữa bệnh..., tóm lại là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Những điều lớp người này chưa làm xong thì lớp người sau phải tiếp tục làm. Các chú không nên nói cao xa mà phải nói rất cụ thể cho các cháu hiểu. Ví dụ: Cc cháu học ngành xây dựng thì phải hiểu rằng nhân dân ta còn thiếu nhiều nhà ở. Đi học ở nước ngoài thì phải học những cái hay cái tốt của bạn, để làm sao xây dựng được nhiều và nhanh những ngôi nhà thoáng mát, thuận tiện, hợp khí hậu và rẻ tiền cho nhân dân. Nếu các cháu tốt nghiệp rồi, việc trước tiên lại chỉ lo sao cho mình có quần áo đẹp, có căn nhà riêng sang trọng làm tổ ấm, thì công tác giáo dục của các chú không thể coi là có kết quả được!

Bác nghe nói có cháu trước khi vào đại học đã có người yêu hoặc đã có vợ, nhưng khi “thành tài” rồi lại chê người cũ. Như thế là không có đạo đức, làm sao trở thành cán bộ tốt được!

Tuy vậy, những cái hư hỏng chỉ là số ít. Nhà trường, đoàn thể và gia đình hằng ngày phải biết phòng ngừa và đẩy lùi những cái không tốt đó cho các cháu. Phải thấy phần đông các cháu là tốt.

Cần lấy ngay những gương tốt đó của các cháu và những gương người tốt việc tốt trong nhân dân để giáo dục các cháu. Không nên nói lý luận suông.

Muốn giáo dục nhân dân, làm cho mọi người đều tốt cả thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục và rèn luyện hằng ngày. Người xưa còn biết tu thân, mỗi buổi tối kiểm điểm mình và dùng hai cái lọ đỗ đen, đỗ trắng để ghi việc tốt việc xấu. Đảng viên, cán bộ ta từ nhân dân anh hùng mà ra, phải sống cho xứng với nhân dân và Đảng anh hùng.

Bác rất vui mừng thấy phần đông đảng viên, cán bộ ta đã tỏ ra xứng đáng với danh hiệu của mình. Nhưng cũng có một số trường hợp khiến Bác không vui.

Trước đây, khi cách mạng còn trong bóng tối, hoặc khi còn ở chiến khu, chúng ta chỉ có hai bộ quần áo nâu, đi công tác thì ba lô lên vai mà đi bộ.

Khó khăn, thiếu thốn, ốm đau ta đều dựa vào nhân dân. Nay tình hình đã khác trước. Đời sống nhân dân khá hơn xưa, cán bộ ta ăn ở cũng khá hơn, đi công tác có xe đạp, có ôtô nữa. Nhưng có một số người không nhớ lúc hàn vi, lại để cho chủ nghĩa cá nhân nảy nở.

Đã có xe rồi, lại “phấn đấu” để có chiếc xe đẹp hơn, chiếm mất phần của người khác. Đã có nhà ở rồi, lại “phấn đấu” theo kiểu như thế để có nhà đẹp hơn. Làm như vậy là trái với đạo đức cách mạng. Các chú có biết rằng dân tộc ta vĩ đại, Đảng ta vĩ đại, ta được anh em bầu bạn khắp năm châu yêu mến và ca ngợi là vì cái gì không?

Vì cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta do Đảng ta lãnh đạo là chí công vô tư, mình vì mọi người.

Từ nay về sau, nhân dân ta và Đảng ta phải giữ gìn và phát huy mãi mãi đạo đức trong sáng ấy. Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.

Cho nên trong khi ta kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn minh chiến thắng bạo tàn thì đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong xã hội và trong mỗi con người.

Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời. Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

(Trích trong sách Hồ Chí Minh: Về công tác văn hóa văn nghệ, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.78-93).

Quốc Thành (tổng hợp)

Bài viết khác: