Chỉ mục bài viết

35. Nói chuyện tại hội nghị cán Bộ Thanh tra

 Năm nay, các ban thanh tra phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham ô. Phát hiện ra những việc lãng phí, tham ô, chẳng những cần báo cáo với Trung ương và Chính phủ giải quyết mà còn phải giúp các cấp lãnh đạo địa phương tìm ra được những biện pháp để tích cực chống lãng phí, tham ô. Nạn lãng phí, tham ô là do bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong công tác của các cấp lãnh đạo ở các cơ quan Nhà nước gây ra.

Hiện nay, ta đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, trước hết phải thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, thì nó sẽ cản trở, phá hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Vì vậy các cơ quan thanh tra Nhà nước chẳng những kiểm tra chống lãng phí, tham ô mà còn phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh để giúp các cơ quan Nhà nước cải tiến công tác, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, góp phần củng cố bộ máy Nhà nước. Về công tác xét các việc khiếu nại, tố giác, nhiệm vụ các ban thanh tra là phải làm cho nghiêm chỉnh, cho kịp thời, làm sớm chừng nào hay chừng ấy. Đồng bào có oan ức, có thắc mắc mới khiếu nại. Ta giải quyết tốt các việc khiếu nại, đồng bào thấy Đảng và Chính phủ quan tâm, lo lắng đến họ, do đó mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với Đảng và Chính phủ được củng cố tốt hơn. Các ban thanh tra làm việc tốt, nhanh hay làm kém, chậm, trước hết là do bản thân mỗi ban cố gắng nhiều hay ít, nhưng còn do cấp lãnh đạo có quan tâm đến công tác thanh tra hay không. Các cấp lãnh đạo phải giúp đỡ các ban thanh tra làm việc tốt, phải quan tâm lãnh đạo công tác thanh tra.

Hiện nay, ở đây không có các đồng chí cấp lãnh đạo ở địa phương, Bác nhờ các cô, các chú về báo cáo lại với các đồng chí đó những điều Bác đã nói ở trên. Những ban thanh tra làm việc khá, còn phải cố gắng hơn, những ban còn kém thì phải cố gắng nhiều hơn nữa. Phải học tập kinh nghiệm lẫn nhau, học những điều hay và tránh những điều dở.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 2179, ngày 06-3-1960)

36. Bài nói tại Kỳ họp thứ 12 Quốc hội khóa I

Suốt mười bốn năm, Quốc hội đã đoàn kết nhân dân, giúp đỡ

Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi và thực hiện nhiềuchính sách to lớn, ích nước lợi dân.

Trong năm đầu (1946), Quốc hội đã thông qua Hiến pháp. Đólà bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước ta, nó xác nhậnnhững thắng lợi to lớn của nhân dân ta đã làm Cách mạng ThángTám thành công, đã thoát khỏi gót sắt của thực dân, đã lật đổ ngaivàng của vua chúa.

Trong những năm kháng chiến anh dũng, Quốc hội đã luônluôn đi sát nhân dân, động viên nhân dân từ Bắc đến Nam, vượt mọi khó khăn, giành được thắng lợi.

Luật Lao động và Luật Công đoàn Quốc hội thông qua đã xác định quyền lợi của giai cấp công nhân và nhiệm vụ của họ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Một điều nên đặc biệt nêu lên là: Mặc dù hoàn cảnh khó khăntrong thời kỳ kháng chiến, Quốc hội đã để nhiều công phu nghiêncứu, rồi thông qua Luật Cải cách ruộng đất do Đảng và Chính phủđề ra, làm cho người cày có ruộng, nông dân làm chủ hương thôn.Vì đạo luật cách mạng đó mà đồng bào nông dân sẽ đời đời ghi nhớsự nghiệp to lớn của Quốc hội.

 Những công việc trên đây chứng tỏ rằng: Quốc hội ta đã hếtlòng vì dân vì nước, đã làm trọn một cách vẻ vang nhiệm vụ củanhững người đại biểu của nhân dân.

Một lần nữa, tôi xin thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ vànhân dân trân trọng cảm ơn các vị; và tôi tin chắc rằng Quốc hộikhoá II của chúng ta sẽ đưa hết tinh thần và lực lượng để tiếp tụcđẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấutranh thực hiện thống nhất nước nhà, để thực hiện một nước ViệtNam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

(Theo Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t12, tr548

37. Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Bắc Giang

1. Làm cho mọi người nâng cao tinh thần làm chủ nước nhà

Tất cả nhân dân ta phải hiểu sâu sắc rằng: Nước nhà là nước nhà của nhân dân ta, nhân dân ta là người chủ nước nhà. Quyền làm chủ đó là do cách mạng thành công và kháng chiến thắng lợi đưa lại cho nhân dân ta. Đã làm chủ, thì mọi người, mọi dân tộc phải chung sức làm cho dân giàu nước mạnh, làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện không ngừng, làm cho con cháu ta ngày càng sung sướng. Muốn như thế, thì mọi người phải thực hiện khẩu hiệu “Cần kiệm xây dựng nước nhà”. Tức là mọi người phải thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau.

...

2. Về cán bộ và đảng viên

Đảng ta là Đảng lãnh đạo cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. Vì vậy, cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đầy tớ hết sức trung thành của nhân dân. Về lãnh đạo, cán bộ phải thật sự đoàn kết, nhất trí, phải đi sâu đi sát, phải lãnh đạo thiết thực và toàn diện. Phải chống tư tưởng bảo thủ, chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải làm gương mẫu trong lao động sản xuất và trong học tập.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 2575, ngày 8-4-1961)

38. Bài nói với đại biểu nhân dân Thủ đô trong cuộc ra mắt của các vị ứng cử đại biểu Quốc hội khóa III ở Hà Nội

Thưa đồng bào thân mến,

1. Trước hết, tôi cảm ơn Mặt trận, cảm ơn đồng bào và cáccháu thanh niên Hà Nội đã mời tôi ra ứng cử ở Thủ đô.

Tôi được cử làm đại biểu Quốc hội đã gần 20 năm nay. Đáng lẽtôi nhường chỗ cho lớp người trẻ hơn ra gánh vác công việc nướcnhà. Nhưng hiện nay ở miền Nam ruột thịt, từ các cụ già, các bàmẹ, đến các cháu thanh niên và nhi đồng đều đang anh dũng hysinh, ra sức chiến đấu chống đế quốc Mỹ cướp nước và bọn Việtgian bán nước, để giành lại quyền độc lập, tự do, thì tôi không thể:

Thảnh thơi vui thú thanh nhàn,

Sớm khuya tiếng hạc tiếng đàn tiêu dao.

Vì vậy tôi cứ phải cố gắng phấn đấu và phấn đấu mạnh. Phấnđấu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Phấnđấu ủng hộ đồng bào miền Nam. Phấn đấu cho sự nghiệp hòa bìnhthống nhất nước nhà. Phấn đấu cho:

Bắc Nam sum họp một nhà,

Cho người thấy mặt thì ta vui lòng.

2. Mặt trận Hà Nội giới thiệu 45 vị ra ứng cử. Nhưng khóa nàyThủ đô ta chỉ được cử 36 đại biểu vào Quốc hội. Như vậy là trong các vị ứng cử, có người sẽ được bầu, có người không được bầu. Tuyvậy, tôi nghĩ rằng: Người không được bầu cũng như người được bầuđều vinh hạnh, vì đã được đồng bào tin cậy và giới thiệu mình. Chonên được bầu hoặc không được bầu, chúng ta đều phải hết lòng hếtsức phục vụ nhân dân, như những người đày tớ trung thành nhấtcủa nhân dân.

3. Các nước tư bản tự xưng là họ văn minh hơn ta. Song nhândân ta có thể tự hào rằng ta dân chủ hơn họ. Ví dụ một nước tưbản mà ta quen biết nhất là nước Pháp.

Nhân dân Pháp là một nhân dân anh hùng. Họ đã làm cáchmạng tư sản cách đây 175 năm35. Kế đến Công xã Pari36 cách đây94 năm. Họ cũng có tổng tuyển cử. Nhưng chế độ tổng tuyển cửcủa họ đã diễn ra như thế nào?

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1962 ở Pháp, Đảng Cộng sảnđược hơn 4 triệu phiếu mà chỉ được 41 đại biểu vào Quốc hội.Đảng của tướng Đờ Gôn được 5 triệu 80 vạn phiếu mà được234 đại biểu vào Quốc hội.

Như vậy là Đảng Cộng sản phải có 97.000 phiếu mới được 1đại biểu vào Quốc hội.

Đảng tư sản thì chỉ cần 25.000 phiếu đã được 1 đại biểu.Nếu tổng tuyển cử Pháp mà thật sự dân chủ thì hoặc là Đảngcủa tướng Đờ Gôn chỉ được 59 đại biểu, chứ không phải 234, hoặclà Đảng Cộng sản được 160 đại biểu chứ không phải chỉ có 41 đạibiểu mà thôi.

Về thành phần thì trong 480 đại biểu Quốc hội Pháp chỉ có 8phụ nữ, 21 công nhân, 41 người làm nghề nông.Một điều đáng chú ý nữa là hơn 8 triệu 60 vạn người, tức làhơn 31% số cử tri đã không đi bỏ phiếu.

Còn ở ta thì trong khóa II Quốc hội có 91 vị đại biểu miền Namvà trong 362 đại biểu miền Bắc thì có:49 đại biểu phụ nữ,50 đại biểu công nhân và cán bộ công nghiệp, 47 đại biểu nông dân và cán bộ nông nghiệp,56 đại biểu đồng bào miền núi,42 đại biểu thanh niên,21 đại biểu anh hùng lao động và quân đội.Khắp miền Bắc nước ta hơn 95% cử tri đã đi bỏ phiếu. Có nơiđến 100%.

Với những con số trên đây, đồng bào ta có thể so sánh và tự trảlời: nước ta và các nước tư bản, ai dân chủ hơn ai?

4. Lá phiếu của người cử tri tuy khuôn khổ nó bé nhỏ, nhưnggiá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết baogian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánhđổ thực dân và phong kiến mới giành được nó. Nó chứng tỏ chế độdân chủ và tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ thật sự củamỗi người công dân ta. Vì vậy, đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyểncử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗingười cử tri. Phải đi bỏ phiếu để tự mình lựa chọn những ngườixứng đáng thay mặt cho mình trong Quốc hội.

Hôm tuyển cử phải là một ngày rất long trọng và rất vui vẻcủa nhân dân ta. Chúng ta phải tổ chức, giải thích, tuyên truyềnvà cổ động cho thật rộng khắp. Sao cho mọi người phấn khởi làmtrọn nhiệm vụ công dân của mình trong cuộc tuyển cử này.

Các ban tổ chức phải nhắc nhủ 100% đồng bào cử tri đi bỏphiếu. Đó cũng là một cách làm cho thế giới thấy nhân dân ta thậtlà đồng tâm nhất trí, thật là đoàn kết, thật là hùng mạnh. Với tinhthần đoàn kết và lực lượng hùng mạnh đó, nhân dân ta nhất địnhsẽ thắng lợi vẻ vang trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc và trong sự nghiệp đấu tranh để thực hiện hòa bìnhthống nhất nước nhà.

5. Tôi nghe nói rằng hiện nay, từ thành thị đến nông thôn,khắp miền Bắc đang có đợt thi đua tăng gia sản xuất và thực hànhtiết kiệm để chúc mừng cuộc tổng tuyển cử Quốc hội khóa III. Nhưthế là rất tốt. Đối với Hà Nội, tôi đề nghị thêm một điểm nữa trong cuộc thi đua, tức là thi đua làm tốt vệ sinh phòng bệnh. Trước đây,đồng bào Hà Nội đã có những cuộc thi đua như thế, nhưng phongtrào khi lên khi xuống, không được liên tục. Lần này phải làm chophong trào thường xuyên và bền bỉ. Chúng ta ngày nào cũng rửamặt đánh răng, thì thành phố của chúng ta ngày nào cũng phảiquét dọn tươm tất. Chúng ta phải làm cho Thủ đô ta ngày càngsạch sẽ, vui tươi.

Toàn Đảng, toàn dân ta phấn khởi làm tốt cuộc tổng tuyển cửvà hăng hái tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thốngnhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 3669,ngày 15-4-1964).

39. Bài nói với cán bộ tỉnh Hà Tây

Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng. Vì vậy, đã là đảng viên thì phải cố thành một đảng viên “bốn tốt”, tức là phải hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, làm đúng chính sách của Đảng, nếu không thì vào làm gì? Đảng không bắt buộc ai vào Đảng cả. Vào thì có nhiệm vụ, có trách nhiệm của đảng viên, nếu sợ không phục vụ được nhân dân, phục vụ được cách mạng thì đừng vào hay là khoan hãy vào.

Đảng không phải chỉ cần con số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên. Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: Mình vào Đảng để làm đày tớ cho nhân dân, Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải làm “quan” nhân dân.

Lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt. Các cô, các chú hiểu chưa?

Vậy các chi bộ, các cán bộ phải làm thế nào để có nhiều đảng viên “bốn tốt” hơn nữa.

Như trên Bác vừa nói, có chín vạn đảng viên và đoàn viên mà có 1.000 hợp tác xã. Nếu đảng viên và đoàn viên nào cũng làm tròn nhiệm vụ của mình thì hợp tác xã tiến bộ rất nhanh. Các đồng chí báo cáo: Số chi bộ “bốn tốt” có 397 trong số hơn 700 chi bộ, như vậy là hơn một nửa. Nhưng “bốn tốt” là thế nào? “Bốn yêu cầu” là thế nào? Các chú thường chỉ xem báo cáo. Có khi đi vào làng thấy viết khẩu hiệu “cấy xong trước Tết”, đã tin là cấy xong mà không đi ra đồng xem cấy xong chưa, không đi vào các nhà đồng bào hỏi xem cấy xong chưa. Bác đi qua đây, Bác xem và cứ theo khẩu hiệu thì thấy oai lắm. “Quyết tâm cấy xong trước Tết”.

Nhưng khi hỏi ra thì một cháu gái nói: “Thưa Bác cấy xong rồi ạ!”. Hỏi một cháu khác lại nói: “Thưa Bác cấy chưa xong, còn một ít nữa thôi ạ!”. Cho nên đảng viên “bốn tốt”, chi bộ “bốn tốt” thì phải cho thật tốt, nếu không là tự mình lừa mình. Bác nghe tỉnh báo cáo là việc ăn ở, học hành của nhân dân được chú ý hơn trước.

Hơn trước là thế nào?

Toàn tỉnh bây giờ có 30 vạn học sinh, nếu tính cả các cháu sơ tán là có 40 vạn. Như thế là có 10 vạn cháu sơ tán về đây. Bác muốn nhấn mạnh điều này: Từ tỉnh đến huyện, đến xã phải chú ý giúp đỡ các cháu sơ tán về, bởi vì các cháu mới về chưa quen, cho nên phải giúp đỡ các cháu. Nhất là các cô phải giúp các cháu, vì các cô là người mẹ, dễ hiểu các con hơn. Bây giờ nhiệm vụ thứ nhất của toàn Đảng, toàn dân ta là sản xuất, cố gắng sản xuất tốt.

Thứ hai là phòng không tốt, chiến đấu tốt để giảm bớt thiệt hại của nhân dân. Về chiến đấu, Hà Tây tương đối khá, bắn được 24 máy bay, còn về công tác phòng tránh tức là hào giao thông, hầm hố... thì Hà Tây cũng có tiến bộ. Song như Bác thấy ở hợp tác xã này, có hầm hố nhưng cái thì sập, cái thì bẩn, chưa tốt. Đây có thể là ví dụ cho cả tỉnh Hà Tây. Muốn đẩy mạnh các mặt sản xuất, chiến đấu, văn hoá và các mặt khác, thì trước hết cán bộ, đảng viên, đoàn viên, phải làm đầu tàu, gương mẫu. Muốn làm gương mẫu thì điều quan trọng nhất là các chú từ tỉnh đến huyện, đến xã phải đoàn kết, đoàn kết thật sự, làm sao tự mình nêu gương và giáo dục cho đảng viên, đoàn viên, cán bộ giữ gìn, phát triển đạo đức cách mạng, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Được thế thì cán bộ, đảng viên, đoàn viên cùng với quần chúng nhân dân càng đoàn kết, các công việc đều sẽ trôi chảy, trước hết là công việc sản xuất và chiến đấu. Năm ngoái Hà Tây kết nạp được 6.200 đảng viên mới. Lúc kết nạp rồi có giáo dục cho đảng viên mới không? Lúc “cảm tình”, có mở lớp là tốt, nhưng lúc kết nạp đảng viên mới rồi thì cần có lớp, lớp ngắn ngày cũng được, bởi vì người mới vào Đảng chưa hiểu hết về Đảng, về nhiệm vụ, về công tác...

Cách mạng cũng là một nghề. Làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải học. Nếu không giáo dục cho đảng viên làm cách mạng mà cứ yêu cầu họ làm cách mạng thì họ không làm tròn được nhiệm vụ. Bác nhấn mạnh về đạo đức cách mạng, về đoàn kết từ trên xuống dưới và phải mở rộng dân chủ thật sự với nhân dân. Có nơi đã làm tốt, ví dụ như Thái Bình, do mở rộng dân chủ mà đoàn kết tốt, ở đây thế nào thì Bác chưa biết rõ. Còn điều này là ở đây chắc còn thói liên hoan lu bù.

Như vậy cũng là thiếu đạo đức cách mạng. Có chỗ bất kỳ việc gì cũng liên hoan, bắt đầu cấy cũng liên hoan, cấy xong cũng liên hoan, rồi huyện về điều tra cũng liên hoan, huyện đi hoan tống cũng liên hoan, cải tiến cũng liên hoan, nghe nói họp bàn về tiết kiệm cũng liên hoan mấy con lợn... Nhiều chỗ liên hoan làm thịt lợn, không phải tất cả xã viên đến liên hoan, mà chỉ có mấy ông cán bộ chén, còn tiền con lợn thì tất cả xã viên phải trả, có phải đúng thế không? Có lẽ ở đây cũng như ở chỗ khác, Bác đã nghe là hội họp quá nhiều. Khổ nhất là các cháu gái tuổi thanh niên, phải đi họp nào đội sản xuất, nào đoàn thanh niên, nào hội phụ nữ, nào đội dân quân, vào Đảng thì lại đi họp Đảng, không có thời gian nghỉ ngơi, học tập gì nữa. Lại còn cái tệ họp không đúng giờ, nói bảy giờ mà mãi đến tám, chín giờ mới họp và họp kéo dài, đúng thế không? Vì sao? Vì cán bộ trước khi họp chưa chuẩn bị tốt. Cán bộ phải đi trước, tới đúng giờ thì mọi người sẽ tới đúng giờ. Huyện đi hoan tống nhưng có ông cán bộ đủng đỉnh tám, chín giờ mới đến, họp khuya xong lại còn liên hoan nữa!

Cán bộ tỉnh, huyện chia nhau về giúp xã, giúp hợp tác xã là tốt. Nhưng nếu làm không tốt thì lại trở thành xấu. Cán bộ về hợp tác xã phải “ba cùng”, phải đến nhà nông dân mà ở, bàn bạc công việc với họ, mục đích là giúp cho đồng bào, giúp hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh công tác lên chứ không phải là đi tìm nhà ăn ở cho thoải mái. Trước hết phải bài trừ tệ quan liêu, lãng phí, tham ô như trên Bác đã nói. Hai là phải làm sao cho mỗi ban quản trị, mỗi xã viên biết làm chủ tập thể, làm chủ hợp tác xã, vì nước ta là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói. Muốn thế cán bộ từ tỉnh đến hợp tác xã và xã viên phải đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết cho thật thà. Lúc nãy Bác hỏi các cô, các chú có còn tệ đánh vợ không? Đánh vợ là rất xấu! Sao khi thì anh anh em em, mà khi thì lại thụi người ta?

Nếu có đánh vợ thì phải sửa vì như vậy là dã man, là phạm pháp luật. Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác tức là phạm pháp. Muốn ngăn chặn được hết tệ đánh vợ, thì các cô, phụ nữ và thanh niên phải phụ trách việc này. Mình phải tôn trọng quyền của mình. Bác được biết có nơi chồng đánh vợ cũng bè cánh che giấu cho nhau. Bí thư đánh vợ thì uỷ viên giấu đi. Bây giờ đã có pháp luật và Đảng có giáo dục. Các cô phải tự mình phấn đấu, đấu tranh chống cái tệ đó. Chế độ bây giờ khác xã hội phong kiến trước, nếu vẫn còn xảy ra đánh vợ thì các cô và thanh niên phải đấu tranh chống lại, các cô và các cháu thanh niên có pháp luật trong tay. Năm nay có thể giặc Mỹ đánh liều lĩnh hơn trước, ta phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Nó đánh liều lĩnh hơn trước là vì nó gần thua. Còn ta phải khẩn trương hơn trước vì ta gần thắng. Càng gần thắng lợi càng gay go, cho nên trong sản xuất, chiến đấu, phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn trước. Bác chỉ nói từng ấy, mong rằng các cô, các chú năm nay cố gắng “mỗi người làm việc bằng hai”, tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân sản xuất, chiến đấu cho tốt, tin tưởng sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của ta nhất định hoàn toàn thắng lợi.

(Đăng trên Báo Nhân Dân, số 4713, ngày 5-3-1967).

Quốc Thành (tổng hợp)

Bài viết khác: