B-52 Stratofortress (Pháo đài bay) là 1 trong 3 vũ khí
chiến lược, là biểu tượng của sức mạnh không lực Hoa Kỳ
Kẻ sát nhân vờ đội lốt con chiên
Níchxơn ra lệnh ngừng tập kích B52 vào ngày Chúa giáng sinh, “lập lờ đánh lận con đen”, thực chất là để xả hơi, rút kinh nghiệm sau những trận đòn đau.
Cùng lúc này, nêu cao chính sách nhân đạo, cơ quan địch vận cho phép các phi công Mỹ đang bị giam trong các “Khách sạn Hintơn” được mừng ngày Chúa giáng sinh. Các “phi công trong bộ quần áo ngủ” được hướng dẫn làm bích báo, liên hoan ca hát, đón ông già tuyết bên những cây thông Nôen rực rỡ sắc màu, cầu nguyện cho hòa bình và hồi hương.
Buổi phát thanh tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam dành cho binh sĩ Mỹ, quen thuộc với lính Mỹ qua giọng nói của “Hà Nội Hana”, phát đi tiếng nói của Glen Xécten, đại uý hoa tiêu máy bay B52G vừa bị bắt đêm hôm trước, nhắn tin cho vợ: “Anh vẫn còn sống, được đối xử nhân đạo. Nhân dân Việt Nam không phải là kẻ thù của chúng ta. Mong cuộc chiến tranh chết tiệt này chóng kết thúc. Hôn em và con”.
Cuộc ném bom rải thảm lại tiếp tục ác liệt ngay sau lễ Giáng sinh. Tham vọng ngông cuồng của những kẻ quen ỷ lại vào sức mạnh đưa chúng lao sâu vào con đường thất bại đầy tội ác. Đêm 26/12, địch huy động hàng trăm lần chiếc B52 đánh phá dã man các khu dân cư ở nội thành Hà Nội. Đã có lúc căn hầm chỉ huy kiên cố của Tổng hành dinh rung chuyển như động đất. Hồi 22 giờ 47 phút, B52 ném bom rải thảm xuống khu phố Khâm Thiên, một nơi có mật độ dân số đông nhất Thủ đô, gây tổn thất rất lớn về người và của. Cùng với Khâm Thiên, B52 cũng rải bom xuống hơn 100 điểm dân cư trong thành phố, hơn 1.000 người bị thương vong.
Tranh thủ từng giờ từng phút, các chiến sĩ ta khẩn trương thay thế, sửa chữa vũ khí, khí tài, bổ sung đạn dược, sẵn sàng tiếp chiến. Dày dạn qua mấy ngày đêm chiến đấu, người dân Hà Nội thường ra ngoài hầm trú ẩn xem máy bay Mỹ cháy trong những “đêm hội pháo hoa”.
22 giờ 30 phút đêm 26/12, Tiểu đoàn 76 Trung đoàn tên lửa 257 anh hùng, bằng 13 quả đạn, phối hợp cùng với trận địa phòng không biến hai máy bay B52 thành hai khối lửa khổng lồ sáng rực cả một góc trời phía nam thành phố. Một trong hai chiếc rơi ngay vào cửa hàng ăn Tương Mai thuộc quận Hai Bà Trưng, nội thành Hà Nội. Đứng giữa sân Tổng hành dinh, tôi vô cùng xúc động nhìn tận mắt cảnh tượng hào hùng ấy. Trở vào, tôi gọi điện cho Sở Chỉ huy Bộ đội Phòng không Hà Nội. Nghe tiếng trả lời quen thuộc của đồng chí Phó Tư lệnh, tôi hỏi:
- Trần Nhẫn đấy à? Khỏe không?
- Báo cáo Đại tướng, tôi rất khỏe.
Xin chúc sức khỏe Đại tướng.
Tôi nói:
- Đêm nay đánh như thế là tốt đấy.
Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh nhiệt liệt biểu dương các đồng chí! Cần chú ý rút kinh nghiệm và giữ gìn tốt lực lượng tên lửa để đánh lâu dài. Còn vấn đề đạn thì sao?
Đồng chí Trần Nhẫn báo cáo vừa nhận được một số đạn tên lửa từ Khu IV chuyển ra, không còn lo phải “bắn mổ cò”. Tôi cảm thấy nhẹ người. Trong đêm 26 rạng ngày 27/12, quân và dân Hà Nội sôi sục căm thù, bắn rơi 18 máy bay địch, trong đó có tám B52. Đây là đêm Mỹ bị mất nhiều B52 nhất.
Hà Nội anh dũng, đau thương
Chia xẻ nỗi đau của đồng bào, Bác Tôn và tôi đến ngay khu phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai, ân cần thăm hỏi bà con. Anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng đến thăm bệnh viện Bạch Mai, khu phố Gia Lâm. Giữa đống gạch ngói hoang tàn, đồng bào xúc động đón nhận sự săn sóc của Đảng và Nhà nước. Mọi người đều hứa quyết tâm biến đau thương thành hành động, bắt quân thù phải đền nợ máu.
Dưới bom đạn Mỹ, nhân dân Việt Nam vẫn ngẩng cao đầu át tiếng bom rơi, báo chí, đài phát thanh không ngừng truyền tin chiến thắng. Xã luận báo Nhân dân viết:
“Tổ quốc kêu gọi chúng ta! Loài người kêu gọi chúng ta! Bản tuyên dương công trạng của Quốc hội thúc giục chúng ta thừa thắng xông lên. Chia lửa với miền Nam thân yêu, chia lửa với Khu IV kiên cường, Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh chung quanh Thủ đô quyết tâm hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với tiền tuyến lớn trong bản đại hợp xướng chiến thắng oai hùng” “Sài Gòn ơi! Hà Nội viết tiếp những trang sách lớn vào cuốn sách mà đồng bào, đồng chí Sài Gòn đã viết, những trang sách lớn về con người Việt Nam chúng ta cao quý”. Chưa bao giờ, xã luận của báo Đảng lại hào hùng như vậy, câu nói bất hủ của Bác Hồ lúc sinh thời vang lên như một lời nguyền:
“Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn?” Chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, anh Phùng Thế Tài - Phó Tổng Tham mưu trưởng xuống trực tiếp chỉ đạo không quân đánh B52. Đêm 27/12, lúc 22 giờ 20 phút, Phạm Tuân lái máy bay MiG-21 bất ngờ cất cánh từ sân bay Yên Bái, hạ một B52 trên vùng trời Tây Bắc, làm rối loạn đội hình của địch, tạo thêm điều kiện cho lưới lửa phòng không Hà Nội diệt thêm năm B52 nữa.
Thời gian trôi đi, nặng nề, căng thẳng.
Suốt 12 ngày đêm, Mỹ huy động gần 200 máy bay chiến lược B52 và hơn 1.000 máy bay chiến thuật các loại đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Hơn 10 vạn tấn bom đạn trút xuống các trường học, bệnh viện, các khu phố đông dân. Tội ác chồng lên tội ác.
Quyết trừng trị quân xâm lược, trả thù cho đồng bào, chiến công của quân và dân ta cũng dày thêm.
Trong những ngày này, mặc dù bận và căng thẳng, tôi không quên chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân thu thập các thiết bị điện tử và tài liệu trên xác máy bay B52 và F111, kịp thời sử dụng nghiên cứu bổ sung cách đánh. Nhân dân các địa phương cũng có ý thức trong việc này. Một hôm, con trai út của tôi sơ tán ở Hoà Bình mang về một tập tài liệu của Bộ Tư lệnh Tập đoàn không quân Mỹ định vị các vị trí tên lửa và cao xạ của ta cùng các chỉ lệnh ném bom, do dân thu được và nhờ chuyển. Tôi xem kỹ tài liệu không được đưa ra khỏi Bộ Quốc phòng”. Trước khi chuyển tài liệu này cho Bộ Tổng Tham mưu, tôi viết thêm: “Trừ Bộ Quốc phòng Việt Nam”.
8 giờ sáng ngày 28/12, tôi đến Tiểu đoàn 79, Trung đoàn tên lửa 257, tại trận địa Yên Nghĩa, Hà Tây. Các chiến sĩ đón tôi trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, nhưng không kém phần nồng nhiệt, thân tình.
Sắp đến giờ địch hoạt động. Tôi nói ngắn, căn dặn đơn vị không được chủ quan, thỏa mãn, chú ý giữ bí mật, ngụy trang đánh địch nhưng đừng quên bảo vệ mình. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, tôi nói:
- Cũng con người đó, cũng vũ khí đó, nhưng lần này các đồng chí đánh có tiến bộ vượt bậc. Đó là vì chúng ta có quyết tâm rất cao, vì chúng ta nắm vững tư tưởng quân sự của Đảng là luôn luôn chủ động tiến công địch, mưu trí, sáng tạo, bí mật, bất ngờ. Binh chủng của các đồng chí là binh chủng hiện đại, càng phải nắm cho được kỹ thuật quân sự hiện đại, có như vậy mới cải tiến được kỹ thuật, mới tổ chức hiệp đồng chiến đấu tất. Có tổ chức chiến đấu tốt, chỉ huy tốt, phát huy tinh thần chủ động tiến công, mưu trí, sáng tạo, đánh thắng địch ban đêm, đánh thắng mọi thủ đoạn gây nhiễu và chống được tên lửa Srai, của chúng, ta càng giành thắng lợi lớn.
Giải thích cho bộ đội rõ thất bại của địch là hết sức nặng nề, tôi nói:
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, với kỹ thuật phòng không hồi bấy giờ, không quân thường bị tổn thất 1% ở những nơi hoạt động tương đối mạnh. Trong chiến tranh phá hoại ở Việt Nam, Giônxơn đã thú nhận tổn thất của Mỹ nói chung là 1%, riêng với Hà Nội, Hải Phòng là 2%. Còn bây giờ bao nhiêu?
Đến hôm nay, 28/12, Mỹ đã mất 31 máy bay B52. Chúng có 200 chiếc, mất 31 chiếc là tổn thất 15%. Nếu tính riêng Hà Nội, Hải Phòng, mỗi lần chúng vào 20, 30 chiếc bị hạ bốn hoặc năm chiếc thì tỷ lệ rất cao! Không quân chiến lược mà tổn thất tỷ lệ 10% đến 15% là rất cao. Thất bại hết sức nặng nề là như vậy đó! Mấy hôm nay, chính Mỹ phải thú nhận tổn thất là 8%. Tất nhiên chúng không dám nói hết sự thật.
Sau khi chúc tiểu đoàn giành thắng lợi lớn hơn nữa, tôi hỏi:
- Tỷ lệ sắp tới là bao nhiêu?
Có tiếng trả lời:
- 100% ạ.
Tôi nói vui:
- Nên nhớ rằng một quả tên lửa hạ một máy bay, một chiến sĩ đặc công có thể phá một lúc 15 máy bay. Nếu các đồng chí đánh tốt hơn nữa, thì cũng có khả năng đấy.
Sau đó tôi vào thăm Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân đặt trong hang đá núi Trầm. Trong không khí phấn khởi, đồng chí Trần Hanh báo cáo thành tích của không quân ta vừa hạ được một B52 đêm trước. Nghe xong, tôi nói:
- Chúc mừng chiến công của không quân. Nhưng chắc các đồng chí không thỏa mãn đấy chứ?
- Báo cáo chưa ạ, còn phải phấn đấu hạ nhiều B52 hơn nữa ạ!
- Nhất định phải như vậy!
Tôi còn được báo cáo về mạng trinh sát của binh chủng rađa vừa tối ưu vừa rất Việt Nam. Đây là một mạng lưới rađa dày đặc, mạnh mẽ, được chỉ huy chặt chẽ, với các đài rađa được bố trí bất ngờ, hiểm hóc, kết hợp giữa hiện đại và thô sơ, giữa rađa tầm xa và hệ thống các vọng quan sát bằng mắt bao quanh Hà Nội, kiểm soát chặt chẽ cả bốn tầng không: Cao, trung, thấp và thật thấp, có “đánh vỗ mặt, đánh tạt sườn, đánh tập hậu” theo chỉ thị của Tổng Tham mưu phó Vương Thừa Vũ trong buổi kiểm tra Sở chỉ huy Phòng không - Không quân tháng 6/1972. Chính nhờ thế mà trong đêm đầu tiên và trong các ngày sau, mặc dù các đài rađa ở đồng bằng bị nhiễu nặng, các đài khác ở Tây Bắc, Đông Bắc, Vĩnh Linh, Đô Lương, Diễn Châu và cả Cánh Đồng Chum vẫn phát hiện được rõ ràng những đội hình lớn của B52 cách xa Hà Nội hàng nghìn kilômét.
Nói chuyện với cán bộ tại Sở chỉ huy, tôi kể chuyện vừa gặp một phụ nữ khi đến xem xác chiếc máy bay B52 bị bắn rơi tại làng Ngọc Hà. Chị nắm tay tôi, giọng xúc động:
- Lần đầu tiên được gặp Đại tướng.
Chúng tôi không sợ chúng nó! Chúng tôi nhất định không sợ? Phải diệt cho hết chúng nó đi. Phụ nữ Việt Nam là như thế. Dân tộc Việt Nam càng như thế!
Sau khi khen ngợi chiến công của bộ đội tên lửa, bộ đội rađa, bộ đội cao xạ, bộ đội không quân, tôi phân tích để mọi người hiểu thêm ý nghĩa của thắng lợi:
- Chiến công của các đồng chí là xuất sắc. Tổn thất của địch là vô cùng nặng nề. Đây là tổn thất về không quân chiến lược. Khi mất một chiếc B52 thì các hãng tin phương Tây đã nói tới tổn thất về uy tín của không quân chiến lược Mỹ. Thế mà bây giờ chúng đã mất tới 32 chiếc. Thêm vào đó, một lô giặc lái vừa bị bắt là phi công B52, F111, là những loại mà cả nước Mỹ cũng không có nhiều. Cần thấy rõ điều đó để phấn khởi, tin tưởng, để đánh thắng to hơn.
Thay mặt toàn quân chủng, Đại tá Tư lệnh Lê Văn Tri hứa thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, ra sức nâng cao chất lượng chiến đấu, nâng cao sức chiến đấu tổng hợp, cùng các lực lượng vũ trang khác bắn rơi nhiều máy bay, bắt sống nhiều giặc lái hơn nữa.
Quân xâm lược đã ngấm đòn.
Ngày 22/12, Mỹ gửi công hàm đề nghị ta họp lại theo nội dung đã thỏa thuận hồi tháng 10/1972. Hãng thông tấn Mỹ AP ngày 25/12/1972, cay đắng thú nhận: “Thiệt hại của Mỹ là nặng nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu ném bom Bắc Việt Nam tháng 9/1964”.
Đêm 30/12/1972, tôi duyệt bản thông cáo chiến thắng do Cục Tuyên huấn dự thảo. Trời về khuya, nhiệt độ xuống thấp. Nhưng trước chiến công oanh liệt với những con số đầy ý nghĩa, ai cũng thấy ấm lòng. Chỉ trong 12 ngày đêm, quân và dân ta đã:
1. Bắn rơi 77 máy bay hiện đại thuộc không quân chiến lược và không quân chiến thuật Mỹ, phần lớn rơi tại chỗ, trong đó có:
- 33 máy bay chiến lược B52, phần lớn thuộc loại B52D và B52G, tức loại máy bay chiến lược có trang bị điện tử tối tân của Mỹ.
- 5 máy bay F111.
- 24 máy bay phản lực hiện đại của Hải quân Mỹ.
- 3 máy bay trinh sát và 1 máy bay lên thẳng.
2. Tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ, trong đó có đủ sĩ quan các cấp từ cấp trung tá trở xuống.
3. Bắn cháy 8 tàu chiến Mỹ. Phấn khởi, xúc động, tôi ghi tiếp vào bản thông cáo, nhiệt liệt khen ngợi và tuyên dương công trạng các quân chủng, binh chủng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ và đồng bào các địa phương trên miền Bắc đã đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ, quyết chiến và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, đánh rất giỏi, thắng rất to. Tôi cũng không quên kêu gọi đồng bào, chiến sĩ “nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chủ động kiên quyết tiến công địch, đem hết sức mạnh của mình giáng tiếp cho không quân và hải quân Mỹ những đòn quyết liệt hơn nữa”. Bản thông cáo, đồng thời cũng là một lời cảnh cáo.
Mặc dù đã nửa đêm, thông cáo được chuyển ngay cho Thông tấn xã Việt Nam. Sáng hôm sau, toàn văn thông cáo chiến thắng được các báo đăng trên trang nhất và phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam ngay đầu bản tin thời sự. Xã luận báo Quân đội nhân dân ca ngợi chiến công vĩ đại này là “trận Điện Biên Phủ trên không”, một cái tên đầy ý nghĩa do chính báo chí phương Tây đã thừa nhận.
Cả nước nức lòng.
Uy thế không lực Hoa Kỳ sụp đổ. Hy vọng thương lượng trên thế mạnh của Mỹ cũng sụp đổ theo. Sau này sách báo phương Tây tiết lộ: Níchxơn thúc ép Nguyễn Văn Thiệu phải ký Hiệp định bằng bất cứ giá nào. Thiệu hầu như tuyệt vọng khi đọc đi đọc lại bức thư của Níchxơn do tướng Hây chuyển tới: “Cho tôi nhấn mạnh để kết thúc rằng tướng Hây không đến Sài Gòn để đàm phán với ngài. Tôi tin chắc sự từ chối của ngài hợp tác với chúng tôi sẽ đưa đến thảm hoạ, mất tất cả những gì mà chúng ta đã chiến đấu bên nhau để giành được trong thập kỷ qua. Nó sẽ là không tha thứ được vì chúng tôi sẽ mất đi một giải pháp vinh dự và công bằng..”
Ngày 17/01/1973, sáu ngày trước khi Hiệp định Paris, được ký kết, Níchxơn lại gửi thư cho Thiệu, lời lẽ không khác một tối hậu thư: “Đã nhiều lần tôi trả lời với ngài, vấn đề then chốt ở đây không phải là tính chất đặc biệt của Hiệp định và qua đó là hứa hẹn hợp tác lâu dài của hai nước và sự viện trợ từ phía chúng tôi. Rõ ràng chính sự viện trợ này mà tôi đã và đang hành động. Nếu các ngài từ chối không ký Hiệp định thì các ngài đừng trông mong gì vào khả năng giúp đỡ của chúng tôi. Ý kiến trong Quốc hội và công luận không cho phép tôi làm khác”. Vẫn củ cà rốt và cái gậy. Vung cái này không được lại giở đến cái kia. Và tất nhiên là Thiệu phải đầu hàng.
Mưu sĩ Kítxinhgiơ trở lại bàn hội nghị, không kiếm chác được gì hơn. Trưa ngày 23/01/1973, trong cơn mưa lất phất và cái lạnh cắt da, ông ta đành phải đến đại lộ Klebe đặt bút ký tắt vào bản Hiệp định bằng hai chữ cái HK dính vào nhau. Bốn ngày sau đó, ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về Việt Nam được chính thức ký kết. Giôn Nêgrôpôn (John Negroponte), chuyên viên của Kítxinhgiơ về Việt Nam, cay đắng thốt lên: “Chúng ta ném bom Bắc Việt Nam để rồi chính chúng ta lại chấp nhận nhượng bộ”.
Đế quốc Mỹ đã thua trong ván bài cuối cùng, đúng như lời tiên đoán của Bác Hồ: “Phải dự kiến trước mọi tình huống càng sớm càng tốt. Nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã huỷ diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
HẦM CHỈ HUY TÁC CHIẾN CỦA BỘ TỔNG THAM MƯU ...
Hoàng thành Thăng Long được nhiều người biết đến khi được Unesco vinh danh là Di sản văn hóa vật thể toàn nhân loại. Đó là khu vực mà những trầm tích văn hóa đã được khai lộ. Nhưng có một bí mật ít ai biết tới. Đó chính là Hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Đó cũng là nơi chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu trong chiến dịch đánh trả B-52 của không quân Mỹ 12 ngày đêm năm 1972.
Hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được xây dựng ngay phía dưới lòng Di tích Hoàng thành Thăng Long (Phía dưới khoảng sân nối giữa điện Kính Thiên và Nhà D67).
Đó không phải là Hầm D67 - phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương mà nhiều người từng được biết tới khi mở cửa đón khách tham quan dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...
4 phòng nhỏ này là nơi liên lạc với các chiến trường
Lối xuống hầm tác chiến
Căn hầm này được xây dựng từ cuối năm 1965 và đến giữa năm 1966 thì hoàn thành, do Bộ Tư lệnh Công binh thiết kế, thực hiện. Hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu có kết cấu nửa nổi nửa chìm, được xây dựng bằng bê tông, với ba lớp nóc, trong đó có hai lớp bê tông và ở giữa là lớp cát có thể chịu đựng được bom tấn, tên lửa. Trang bị trong hầm tương đối hiện đại, đồng bộ với hệ thống tiêu đồ, thông tin liên lạc, còi báo động, loa phóng thanh thông báo về máy bay địch và nhiều thiết bị khác nữa phục vụ cho công tác chỉ huy... Ngày đó, để giữ bí mật, toàn bộ tầng 2 tòa nhà Cục Tác chiến đã được phá sập để ngụy trang, che mắt máy bay do thám của địch. Dưới đống đổ nát hoang tàn đó chính là Hầm chỉ huy.
Đây là nơi đầu tiên tiếp nhận những thông tin quân sự. Kíp trực ban dưới hầm chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu có nhiệm vụ đưa ra những phương án tác chiến, bảo vệ miền Bắc, Thủ đô Hà Nội, đưa ra những đề nghị xử lý tình huống tác chiến trên các chiến trường B, C, K...
Hầm chỉ huy tác chiến cũng là nơi đưa ra những cảnh báo máy bay địch và bảo vệ cơ quan đầu não trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhất là trong đợt 12 ngày đêm giặc Mỹ điên cuồng ném bom đánh phá Hà Nội bằng B52.
Hầm chỉ huy tác chiến đã được tôn tạo để mở cửa đón khách tham quan vào tháng 12 năm 2012, đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng lịch sử “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
CỤM TỪ “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG ” XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU VÀ TỪ KHI NÀO?
Khi nhắc về 12 ngày đêm lịch sử năm 1972, nhạc sỹ Phạm Tuyên (ông vừa vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh - 2012) kể lại rằng: Đêm 26/12/1972 quân và dân ta thắng lớn, bắn rơi nhiều máy bay B52 Mỹ. Trong không khí tràn đầy phấn khởi, sáng 27/12, tại phòng giao ban của Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng Giám đốc Trần Lâm thông báo: “Đêm qua bộ đội ta bắn rơi 8 máy bay B52. Riêng Hà Nội diệt 5 pháo đài bay, có 4 chiếc rơi tại chỗ. Từ Sở Chỉ huy tối cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương các đơn vị lập công và ra lời kêu gọi: “Kẻ địch thua đau và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. Nhưng, chúng vẫn còn ngoan cố kéo dài cuộc tập kích. Các đơn vị hãy bắn rơi nhiều B52 hơn nữa, hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn “Điện Biên Phủ” ngay trên bầu trời Hà Nội - Thủ đô thân yêu của chúng ta”.
Lời của Đại tướng và không khí chiến thắng khi đó đã tạo cho nhạc sỹ Phạm Tuyên niềm xúc động sâu sắc. Và, ngay đêm 27/12 trong căn hầm trú ẩn của Đài tiếng nói Việt Nam, ông đã sáng tác ca khúc mang tên “Hà Nội - Điện Biên Phủ” với những lời ca hùng tráng: “B52 tan xác cháy sáng bầu trời. Hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngời. Rồng ta lao vút... Một trận Điện Biên nay sẽ vùi mộng xâm lăng. Hà Nội ơi!...”.Bài hát đã được phát trên đài ngay sau đó.
“Hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn Điện Biên Phủ ngay trên bầu trời Hà Nội”- Lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; “Một Điện Biên nay vùi mộng xâm lăng, Hà Nội ơi” - Lời trong bài hát của nhạc sỹ Phạm Tuyên - Phải chăng đó là những “nền móng” cho sự ra đời của cụm từ đặc biệt “Điện Biên Phủ trên không” dành cho chiến dịch 12 ngày đêm đánh thắng B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng năm 1972?
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH 12 NGÀY ĐÊM
12 ngày đêm (18- 30/12/1972) của chiến dịch B52 Mỹ ném bom hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng... năm 1972 thực sự là một tội ác dã man của kẻ thù đối với nhân dân ta. Diễn biến của chiến dịch đã minh chứng điều đó. Nhưng đồng thời cũng chứng tỏ một cách sinh động ý chí, lòng quả cảm, trí thông minh, sáng tạo của quân và dân ta, đã vượt qua vô vàn hy sinh, thử thách để chiến thắng kẻ thù hung bạo, lập nên một kỳ tích “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không“ đi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm chói ngời của dân tộc ta...
Những ngày giữa tháng 12 năm 1972, tình hình diễn biến rất khẩn trương, sôi động. Ngày 13 tháng 12, do thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ, Kit-xinh-giơ là cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ, tuyên bố đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pari về Việt Nam. Ngày 17 tháng 12, Ních-xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Linebacker II - Tiền vệ. Đó là chiến dịch tập kích bằng không quân chiến lược lớn nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II .
Đó cũng là 12 ngày đêm chiến đấu vô cùng quả cảm, đầy mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta, đã đập tan cuộc tập kích cùng những mưu đồ đen tối của địch làm nên một chiến thắng oanh liệt mang tầm thời đại lưu danh trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
DIỄN BIẾN MƯỜI HAI NGÀY ĐÊM ÁC LIỆ T VÀ QUẢ CẢM
*Ngày 18/12/1972:
- Sáng 18/12: Bộ Tổng Tham mưu điện cho các đơn vị: Cần đề phòng địch dùng B-52 đánh phá các mục tiêu trọng điểm. Cá c binh chủng pháo cao xạ, tên lửa, rađa, không quân, pháo binh sẵn sàng chiến đấu để kịp thời đánh trả máy bay, tàu chiến địch. Tổ chức quan sát, báo động, có kế hoạch sơ tán, đã thực hiện đào hầm hào, phối hợp với công an và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản...
- Phủ Thủ tướng cũng điện cho các Bộ và cơ quan: Đị ch có thể ném bom Hà Nội - Hải Phòng, cần thực hiện tốt kế hoạch sơ tán của thành phố.
- 10 giờ 15 phút: Một chiếc máy bay trinh sát không người lái của địch bay từ hướng Tây Bắc vào trinh sát Hà Nội. Các đơn vị ra đa phát hiện báo cáo về Tổ người trạm rađa và Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.
- 16 giờ 30 phút: Bộ Tổng Tham mưu thông báo cho Quân chủng Phòng không - Không quân và Bộ Tư lệnh Thủ đô rằng: Sẽ có đợt hoạt động lớn của máy bay chiến lược B52 ra miền Bắc.
- 19 giờ 10 phút: Các đài rađa cảnh giới của của binh chủng rađa báo cáo về Sở chỉ huy trung tâm: “B52 đang bay vào hướng Hà Nội”.
- 19 giờ 25 phút: Không quân ta được lệnh cất cánh đón đánh các tốp máy bay chiến thuật Mỹ (F4, F8, F 111, A6, A7...). Cùng lúc ở Tam Đảo, Việt Trì, các đài quan sát dồn dập báo về Sở Chỉ huy trung tâm: Máy bay F111 ném bom sân bay Nội Bài, Kép... Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Thủ đô ra lệnh báo động toàn thành phố. Lập tức, còi báo động từ Nhà hát Lớn, Quảng trường Ba Đì nh, ga Hàng Cỏ và nhiều nơi nội và ngoại thành nổi lên khẩn cấp.
- Từ 19 giờ 20 phút đến 20 giờ 18 phút: Nhiều tốp máy bay B52 (mỗi tốp 3 chiếc) liên tiếp dội bom xuống khu vực sân bay Nộ i Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm... Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu, mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
- 20 giờ 18 phút: Tiểu đoàn 59 trung đoàn tên lửa phòng không 261 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng 2 quả đạn từ cự ly thích hợp đã bắn rơi 1 máy bay B52 (máy bay rơi xuống cánh đồng thuộc Phù̉ Lỗ và Đông Xuân, giữa tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, cách trận địa gần 10km). Đây là chiếc máy bay B52- G đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội. Chiến công đầu đã khích lệ quân và dân ta tiếp tục chiến đấu với quyết tâm cao nhất là đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của địch.
- 20 giờ 16 phút: Tiểu đoàn tên lửa 52, Trung đoàn 267, Sư đoàn phòng không 365 từ một trận địa ở Nghệ An bắn bị thương nặng 1 máy bay B52 khi chúng vừa gây tội ác ở Hà Nội về, buộc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Đà Nẵ ng. (Chiếc B52 này sau cùng hoàn toàn bị loại bỏ do không còn sửa chữa được).
- Đêm 18/12, Mỹ huy động 90 lần chiếc B52 ném 3 đợt bom xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B52 có 8 lần chiếc F111 và 127 lần chiếc máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm đầu tiên, Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc Thủ đô Hà Nộ i; 85 khu vực dân cư bị trúng bom làm chết 300 người, nhiều người bị thương; rất nhiều nhà cửa, công trình bị bom Mỹ phá hủy…
Đại úy Rô-bớt Giên Xéc-ten, hoa tiêu B52 bị bắt sống ngay trong đêm đầu tiên 18/12/1972
- Ngay trong đêm 18/12, nhiều phi công Mỹ đã bị bắt; đó là những bằng chứng “sống” về tội ác của giặc và chiến công đầu của quân và dân ta. Trong số phi công Mỹ bị bắt, có Frnando Alexander - Thiếu tá, hoa tiêu; Hause Cilson - Đại úy, lái chính; Richard Tomat Simson - Đại úy, điều khiển điện tử; Robert Clenxartel, Henrie Charbaron, Character Browels, Rô-bớt Giên Xéc-ten... là những viên đại úy hoa tiêu của B52. Đặc biệt, đúng 24 giờ đêm 18/12/1972, các nhà báo phương Tây và báo chí trong nước đã dự một cuộc họp báo lịch sử tại Câu lạc bộ Quốc tế giữa lòng Hà Nội trong tiếng nổ rền của bom đạn và súng phòng không. Tại cuộc họp báo này, Hà Nội đã thông báo với cả thế giới việc B52 mang bom hủy diệt Thủ đô của Việt Nam và những thất bại đầu tiên của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Cuộc họp báo này là một “đòn” tử huyệt đối với Mỹ.
Chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội đã quyết tử cho một “Điện Biên Phủ trên không”, làm chấn động cả nước Mỹ và lương tri nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Tại cuộc họp báo, viên sỹ quan trực tiếp chỉ huy điện tử - Thiếu tá Fernando - đã phải cay đắng thốt lên: “Mọi sự tính toán của chúng tôi đã bị đảo lộn hết. Cấp chỉ huy và các kỹ sư điện tử của chúng tôi đã khẳng định như đang nắm trái ngọt trong tay: Phương án bay và tất cả các máy điện tử đủ loại này rất tuyệt vời. Không một loại tên lửa và máy bay nào của Bắc Việt có thể bám, bắt được B52 của ta... Tôi đã thực hiện đúng quy trình thao tác để bịt mắt đối phương...Thế mà... như các ông thấy đấy... tôi đang ở đây và là tù binh”. Trong khi đó, viên Đại úy Henrie Charbaron lại buồn rầu thổ lộ: “Khi được phổ biến nhanh ở căn cứ Guam trước lúc bay, tôi sửng sốt bởi nghĩ rằng Hiệp định hòa bình sắp ký kết như ông Kissinger tuyên bố cách đó ít ngày. Đến trước lúc nhảy dù, tôi biết máy bay tôi lọt vào một ổ dày đặc tên lửa SAM-2 và cao xạ. Máy bay bị trúng đạn, rung lên dữ dội, khói mù mịt... Tôi rơi xuống một đám ruộng và thấy nhiều người chạy tới. Tôi không kịp làm theo hướng dẫn nếu máy bay rơi ...Tôi cúi đầu giơ hai tay đầu hàng”...
Những thông tin ban đầu về thất bại của Mỹ đã khiến cả nước Mỹ như bàng hoàng về sự thảm bại của “uy lực Mỹ” - B52 bị bắn rơi ở Hà Nội.
* Ngày và đêm 19/12/1972:
Sau cuộc chiến đấu đêm 18/12, các lực lượng chiến đấu đã kịp thời rút kinh nghiệm và hạ quyết tâm đánh mạnh hơn nữa lập thành tích chào mừng ngày toàn quốc kháng chiến 19/12.
- 4 giờ 30 phút rạng sáng ngày 19/12: Địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đà i phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà máy Cao su Sao Vàng và nhiều nơi khác. Các trận địa tên lửa, pháo phòng không cùng các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt một máy bay F4.
- Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 đã đánh một trận xuất sắc, bắn rơi tại chỗ một máy bay B52 D của địch.
- Sáng 19/12: Bộ Chính trị họp biểu dương các lực lượng phòng không đã chiến đấu dũng cảm, đồng thời chỉ thị các đơn vị cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh chủ quan thỏa mãn, chuẩn bị đầy đủ hơn nữa để chiến đấu liên tục, bắn rơi nhiều máy bay B-52 và các máy bay khác của địch.
- Tổng Tham mưu trưởng chỉ thị: Bộ đội tên lửa đêm chiến đấu, ngày nguỵ trang sơ tán. Bộ đội rađa phải thường xuyên theo dõi địch, quản lý vững chắc vùng trời cả ngày và đêm. Bộ đội pháo phòng không thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao và đánh thắng địch.
- Đêm 18 rạng ngày 19/12: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã đến ngay một số đơn vị phòng không - không quân và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B 52 của giặc Mỹ ném bom, động viên thăm hỏi bộ đội và nhân dân.
- 19 giờ 45 phút ngày 19 đến 5 giờ 20 phút ngày 20/12: Máy bay B52 tiếp tục ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B52 và hơn 200 lần chiếc máy bay cường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành, gây nhiều thương vong cho quân và dân ta.
- Sau 2 đêm đầu chiến đấu, tuy quân dân ta giành thắng lợi, nhưng lực lượng phòng không bảo vệ Thủ đô cũng gặp khó khăn. Nhiều trận địa bị trúng bom. Cơ số đạn tiêu thụ quá mức. Có trận địa pháo bắn hết đạn, nhiều tiểu đoàn tên lửa đạn dự trữ còn ít… Thực tế đó đặt ra cho Bộ Tư lệnh chiến dịch phải chỉ đạo kịp thời và hiệu quả nhằm giải quyết khó khăn, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.
* Ngày 20/12/1972
- 11giờ 45 phút: Bộ Tổng Tư lệnh điện cho các đơn vị: “Chiều và đêm nay địch sẽ đánh lớn bằng máy bay B52 và máy bay cường kích vào thủ đô Hà Nội”.
- 19 giờ ngày 20 đến sáng 21/12: Địch huy động 78 lần chiếc B52 ném bom Hà Nội và hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào đánh phá nội, ngoại thành Hà Nội. Bộ đội rađa phát hiện nhanh, xa, đúng, đủ, kịp thời, mặc cho các loại máy bay địch phát nhiễu dày đặc. Khi B52 địch cách Hà Nội 80km là trực ban trưởng Sở chỉ huy phòng không đóng cầu dao, nổi còi báo động toàn thành phố sẵn sàng chiến đấu.
- 20 giờ 05 phút đến 20 giờ 7 phút: Trận đánh xuất sắc trong 2 phút từ cự ly 22km với 2 quả đạn Tiểu đoàn 93, Trung đoàn tên lửa 261 bắn cháy 1 máy bay B52 rơi tại chỗ ở khu vực ga Yên Viên, cách Hà Nội hơn 10km.
- 20 giờ 34 phút: Bằng cách đánh “mới”, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn tên lửa 257 bắn rơi chiếc B52 thứ 2 ở ngoại thành.
- 20 giờ 29 phút đến 20 giờ 38 phút: 3 tiểu đoàn tên lửa (78, 79, 94) tập trung hỏa lực bắn rơi tại chỗ chiếc B52 thứ 3.
- Trong đợt chiến đấu này, các đại đội pháo 100ly của dân quân tự vệ Thủ đô đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa cao xạ 57mm, 14,5mm, 12,7mm bằng nhiều phương pháp bắn cản (bắn đón), bắn theo tiếng động... bảo vệ vững chắc cho các trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng khu vực nội, ngoại thành Hà Nội.
- Đêm 20 rạng ngày 21/12: Bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã thực hiện trận đánh xuất sắc, với 35 quả đạn đã bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ. Tiêu biểu là trận đánh lúc 5 giờ 2 phút đến 5 giờ 11 phút, các tiểu đoàn (57, 77, 79) chỉ trong 9 phút với 6 quả đạn đã bắn rơi 4 chiếc B 52 (3 chiếc rơi tại chỗ). Riêng Tiểu đoàn 57 với 2 quả đạn cuối cùng trong 2 phút (từ 5 giờ 9 phút đến 5 giờ 11 phút) đã bắn rơi 2 máy bay B 52 (1 chiếc rơi tại chỗ). Đó là những chiến công của quân dân Hà Nội khiến kẻ thù khiếp sợ, kinh hoàng.
Bãi lắp đạn tên lửa trong rừng
Ngay sau chiến công đó, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp gọi điện thoại xuống các sư đoàn biểu dương bộ đội Phòng không Hà Nội vừa qua đánh tốt, xứng đáng với lòng tin cậy của Đả ng, của nhân dân. Cuối cùng, Đại tướng nói: “Cả nước đang hướng về Hà Nội. Toàn thế giới đang hướng về Hà Nội. Từng giờ, từng phút, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương theo dõi chặt chẽ cuộc chiến đấu của Hà Nội. Vận mệnh của Tổ quốc đang nằm trong tay các chiến sĩ phòng không bảo vệ Hà Nội’’.
C ũng ngay sau chiến thắng đêm 20 rạng ngày 21 của quân và dân ta trên bầu trời Hà Nội, hãng thông tấn AP (Mỹ) đã bình luận: “Nếu cứ theo đà này thì máy bay B52 của Mỹ sẽ bị diệt chủng”. Còn các tướng lĩnh Mỹ chỉ huy chiến dịch này ở căn cứ Offut (Nebraska) cũng phải thừa nhận rằng: Trong 2 tuần lễ nữa Mỹ sẽ không còn một chiếc máy bay B52 nào nữa nếu tiếp tục đưa B52 vào “nướng” tại miền Bắc theo kiểu này.
Nói về thất bại của không lực Mỹ trong đêm 20/12 rạng sáng 21/12 trên bầu trời Hà Nội, trong cuốn sách “Linebeckec II”, ba tác giả Mỹ gồm Trung tướng James R.Mc Carthy, Trung tá George B. Allison và Đại tá Robert E. Rayfield đã giới thiệu những trang hồi ký và lời kể của một số phi công Mỹ trực tiếp tham gia chiến dịch Linebeckec II. Trong đó có đoạn viết: “... Ngày 20/12 chứng kiến nỗ lực phòng thủ mãnh liệt nhất của Bắc Việt Nam chống lại các máy bay B52 và đó là một ngày tổn thất cao nhất của “chiến dịch Linebecker II”.
Rồng lửa được bắn lên tiêu diệt máy bay B52 của Mỹ
Cũng theo các tác giả trên: “Trong đêm đó, phòng không Bắc Việt đã phóng hơn 200 tên lửa SAM trong suốt 3 đợt tấn công. Lưới lửa được tổ chức và điều khiển rất khôn ngoan. Đôi khi quân Bắc Việt Nam không tấn công biên đội đầu tiên trên vùng trời mục tiêu mà dùng nó để xác định đường bay và các điểm lượn vòng, sau đó các biên đội tiếp sau phải hứng chịu những loạt đạn mãnh liệt gần các điểm thả bom, nơi mà họ phải bay ổn định và trên đường phải rút khỏi mục tiêu...
Đêm 20/12: Thật là cả địa ngục nổ tung!:
- Biên đội mang mật danh “Quilt 3” đã bị bắn hạ trong lúc chuyển hướng để rút khỏi mục tiêu.
- Biên đội “Gold” và “Wine” cũng bị bắn rơi! Tiếp theo là biên đội “Brass” và “Brass 2” cùng với các biện pháp đối phó điện tử không đảm bảo, bị trúng đạn trong quá trình ném bom đã phải quay lại Thái Lan, nhưng trước khi đến căn cứ không quân Lorring Maine thì đội bay đã phải từ bỏ nó!
- Với các biên đội B52-D “Snow” và “Grape” đã vượt qua lưới lửa, theo sau là biên đội “Orange” nhưng “Orange 3” bị trúng 2 tên lửa SAM chỉ vài giây trước khi thả bom và bị nổ tung... 4 nhân viên phi hành của căn cứ không quân Westover do Thiếu tá John Stuart chỉ huy trở thành những người mất tích trong chiến đấu.
Các cuộc tấn công ngày thứ 3 đã kết thúc. Tổng kết chung thật khủng khiếp! 4 máy bay B52 G và 2 máy bay B52 B bị bắn rơi - với một máy bay B52 D thứ 3 bị hư hỏng”.
Thiếu tướng Harry N. Cordes, Phó Chỉ huy trưởng Ban Tham mưu tình báo đã thú nhận: “Giờ đen tối nhất ở Gu-am và U-ta-pao cũng chính là giờ đen tối ở Sở chỉ huy SAC”... và những làn sóng kinh hoàng lan đến nửa vòng trái đất!..”.
Thanh Quỳnh (st)
Còn nữa