Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá ngày 22/12/1972
* Ngày 21/12/1972
Tại Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng chiến sự vẫn diễn ra ác liệt.
- Ban ngày, 180 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh phá các mục tiêu trọng yếu: Ga Hàng Cỏ và Sở Công an (Hà Nộ i), Nhà máy Điện Yên Phụ, Bộ Giao thông Vận tải, cầu Phủ Lý và 6 đợt đánh vào khu vực thị xã Thanh Hóa.
- Từ 11 giờ 15 phút đến 12 giờ 24 phút: Địch cho 2 lần chiếc máy bay trinh sát Hà Nội và một số khu vực khác nhằm thăm dò lực lượng của ta và chuẩn bị cho đợt tập kích tiếp theo.
- 21 giờ 37 phút đêm, rạng sáng 22: Địch huy động 24 lần chiếc máy bay B52 và 36 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống vào đánh sân bay và bệnh viện Bạch Mai, các khu vực Giáp Bát, Văn Điển...
Ngoài ra, 30 lần chiếc F4, F105 vào đánh phá các khu vực Bắc Giang, ga Kép, sân bay Yên Bái, cảng Hải Phòng, Cát Bi và An Lão (Kiến An)...
Trong đêm 21/12, bộ đội tên lửa với quyết tâm cao, đã xuất sắc lập công với thành tích “Một quả đạn đổi một B52”.
Chiến công xuất sắc này đã được Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt (Nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) - là Tiểu đoàn trưởng Phân đội 57 ngày ấy, kể lại: Đêm 21/12, tình trạng thiếu đạn đã xuất hiện ở nhiều đơn vị tên lửa phòng không khu vực Hà Nội. Vì vậy, phải tới đợt chiến đấu thứ ba trong đêm phân đội 57 của ông mới được lệnh đánh B52.
Lúc 5 giờ máy bay Mỹ đã xuất hiện trên bảng tiêu đồ của phân đội, khi đó phân đội chỉ còn 3 quả đạn đang nằm trên bệ phóng.
Điều đó khiến mọi người lo lắng. Là Phân đội trưởng, ông Phiệt đã hạ quyết tâm tới toàn kíp chiến đấu: Dùng một quả đạn tên lửa tiêu diệt một chiếc B52. Cả đơn vị đều quyết tâm như vậy.
Ở trận đầu, khi B52 bay vào đến cự ly, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt đã lệnh phóng tên lửa, nhưng khi ấn nút thì đạn lại không rời bệ phóng. Không để lỡ thời cơ, quả đạn thứ hai được lệnh phóng lên...và lập tức trắc thủ báo cáo: “Mục tiêu bốc cháy ở hướng Tây Nam”, lúc đó là 5giờ 09 phút. Chỉ ít phút sau đó, niềm vui chưa lắng xuống thì báo động lại vang lên: “B52 - cự ly 45 km”...Sau khi nâng cao thế kiểm tra không thấy mục tiêu, chỉ có nhiễu, tiểu đoàn trưởng ra lệnh: “Hạ cao thế, phương pháp 3 điểm, cự ly 35km, ngòi nổ 11,5 giây chậm”. Quả đạn duy nhất còn lại rời bệ phóng nhằm tốp B52 lao tới...và một chiếc B52 nữa lại bị tiêu diệt, lúc đó là 5 giờ 14 phút. Như vậy là chỉ sau chưa đầy 10 phút chiến đấu, bằng 2 quả đạn, Tiểu đoàn tên lửa phòng không 57 đã bắn rơi 2 chiếc B52, trong đó có một chiếc rơi tại chỗ (ở khu vực núi Đôi, Đa Phúc, Vĩnh Phú). Đây là một trong những chiến công xuất sắc của bộ đội tên lửa phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Phát huy khí thế chiến thắng của 3 ngày đêm trước, ngày 21/12 quân và dân ta đã bắn rơi 11 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 chiếc B52, 2 F4, 2 A7, 1 F111, 1 A6, 1 RA50, 1 F105.
* Ngày 22/12/1972
- 2 giờ 38 phút sáng 22/12: Bộ đội rađa đã phát hiện chính xác các tốp B52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam. Lần này địch sử dụng 24 chiếc B52 và 36 máy bay chiến thuật vào đánh phá sân bay, bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát, Gia Lâm, Văn Điển... và các trận địa tên lửa, 18 lần chiếc F111 hoạt động xen kẽ ở độ cao thấp nhằm bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu đã trinh sát.
- 3 giờ 42 phút: Các kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 57 Bộ đội Phòng không Hà Nội đã bình tĩnh, dũng cảm vận dụng kinh nghiệm chiến đấu của các đêm trước, đồng loạt nổ súng bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B52 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây. Cùng thời điểm này, Tiểu đoàn 71 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B52 ở Thanh Miện - Hải Hưng.
- 3 giờ 46 phút: Tiểu đoàn tên lửa 93 lại bắn rơi 1 chiếc B52 ở khu vực Quỳnh Côi, Thái Bình.
- Ban ngày, 56 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các mục tiêu: Ga Kép, thị xã Bắc Giang, thành phố Việt Trì, thị trấn Vĩnh Yên. Ban đêm, 24 lần chiếc B52 có 30 chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, 9 chiếc F111 tập trung đánh khu vực Hải Phòng gồm Sở Dầu, nhà máy xi măng, khu An Dương, Đông Anh (Hà Nội), Hoà Lạc, Đáp Cầu...
Quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 chiếc B52, 1 chiếc F4.
- Ngày 21, 22/12: Tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F 111 “cánh cụp cánh xòe” của Mỹ.
- Nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội - 22 /12, Bộ Tổng Tư lệnh gửi thư khen bộ đội tên lửa, cao xạ, không quân, ra đa, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, đồng bào và cán bộ Thủ đô đã chiến đấu giỏi, đánh những trận xuất sắc tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ.
Các chuyên gia Liên Xô xem mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi
ngày 23/12/1972 trên bầu trời Hà Nội
* Ngày 23/12/1972
- Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội: Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đứ c (Hà Tây). Ban đêm 33 chiếc B52 đánh Đồng Mỏ (Lạng Sơn) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc và các sân bay Nộ i Bài, Yên Bái. Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hả i quân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An (Hả i Phòng). Ta bắn rơi 4 máy bay trong đó có 2 chiếc B52, 1 chiếc F4, 1 chiếc A7.
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tuyên dương công trạng quân dân miền Bắc và cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân; đặc biệt là quân và dân Hà Nội chiến đấu oanh liệt, giành thắng lợi to lớn, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay B52 của Mỹ.
* Ngày 24/12/1972
- Ban ngày, địch huy động 44 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc).
- Ban đêm, từ 19 giờ 50 phút: Địch dùng 33 lần chiếc B52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh phá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội). Quân và dân miền Bắc chiến đấu giỏi, đã bắn rơi 5 chiếc máy bay, trong đó có 1 chiếc B52, 2 chiếc F4, và 2 chiếc A7.
- Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Nôen, 24 giờ ngày 24/12, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần phi công Mỹ, rút kinh nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới.
* Ngày 25/12/1972
- Từ 0 giờ ngày 25/12: Không quân địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Noel.
- Sáng 25/12: Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập Hội nghị quân chính tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu giai đoạn 1 và phổ biến tình hình nhiệm vụ giai đoạn tới.
- Qua 7 ngày chiến đấu ngoan cường dũng cảm, bộ đội tên lửa, pháo phòng không hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ cùng bộ đội rađa, không quân và các lực lượng phòng không ba thứ quân đã bắn rơi 53 máy bay địch, có 18 chiếc B52, 5 chiếc F111. Trong đó Quân chủng Phòng không
- Không quân bắn rơi 31 chiếc (tên lửa bắn rơi 23 chiếc, có 17 chiếc B52, không quân bắn rơi 1 chiếc F4, Pháo phòng không bắn rơi 7 chiếc). Lực lượng phòng không địa phương, dân quân tự vệ bắn rơi 22 chiếc, trong đó có 4 chiếc F 111 và pháo 100 ly được công nhận bắn rơi 1 chiếc B52.
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương nhận định: Địch sẽ đánh phá trở lại Hà Nội ác liệt hơn, quân và dân Thủ đô Hà Nội cần gấp rút chuẩn bị tốt lực lượng đánh địch trong những ngày tới.
- 15 giờ 25 phút ngày 25/12: Bộ Tổng Tham mưu lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân từ 19 giờ ngày 25/12, tất cả bộ đội, vũ khí, khí tài tên lửa phải sẵn sàng chiến đấu 100%. Bộ đội, rađa phải phân biệt chính xác mục tiêu thật, giả và thông báo kịp thời B52 địch, chú ý máy bay bay thấp. Các loại pháo, súng máy phòng không tổ chức bố trí đón lõng tập trung đánh tiêu diệt F111 và bảo vệ tên lửa; pháo 100 ly tham gia đánh B52.
* Ngày 26/12/1972
- 13 giờ ngày 26: Địch sử dụng 56 lần chiếc máy bay cường kích các loại ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu đoàn tên lửa 72, trung đoàn 285 đã bắn rơi 1 máy bay F4.
- Từ 22 giờ 05 phút ngày 26/12: Địch sử dụng tới 105 lần chiếc B52 và 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt, liên tục vào nhiều mục tiêu trên cả 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên (Mỹ tập trung 66 lần chiếc B- 52 vào đánh phá Hà Nội, 21 lần chiếc B-52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B- 52 đánh Hải Phòng).
Xác máy bay B-52 của Mỹ do phi công Nutter Jerone Wimbrow III lái rơi tại Định Công, Thanh Trì, Hà Nội ngày 26/12/1972
- 22 giờ 40 phút: Máy bay B-52 ồ ạt đến ném bom rải thảm dữ dội vào tất cả các mục tiêu nội, ngoại thành Hà Nội. Khu phố Khâm Thiên và Khu Hai Bà Trưng bị tàn phá nặng nề, gây tang tóc, khó khăn to lớn cho nhân dân ta.
- Từ các trận địa ở khu vực ngoại thành, ba tiểu đoàn tên lửa (57, 76, 88) đã tập trung bắn rơi 1 máy bay B52. Sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94) lập tức bắn rơi tại chỗ 2 máy bay B52, một chiếc rơi xuống xã Định Công (Thanh Trì).
- Với kinh nghiệm dày dạn, các tiểu đoàn tên lửa Phòng không (59, 93, 78, 79) đã phân tích chính xác mục tiêu B52 trong dải nhiễu, bắn rơi thêm 2 chiếc B52 nữa.
- Cùng thời gian này tại Hải Phòng, tiểu đoàn tên lửa 81 đã vận dụng tốt phương pháp điều khiển và bám sát mục tiêu trong dải nhiễu, bắn rơi 1 máy bay B52 ngay trên đất cảng. Đại đội 74 pháo 100 milimét, trung đoàn 252 cũng bắn rơi 1 chiếc B52.
Xác máy bay B.52 bị tên lửa phòng không bắn rơi tại hồ Hữu Tiệp,
làng Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
- Trận chiến đấu đêm 26/12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không 3 thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận tiêu diệt lớn, bắn rơi 8 máy bay B52, riêng Hà Nội Bắn rơi 5 chiếc, có 4 chiếc rơi tại chỗ và 10 máy bay chiến thuật khác. Đây là trận đánh then chốt, có tính quyết định, bắn rơi nhiều máy bay chiến lược B52 nhất trong 9 ngày chiến đấu. Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng, Lầu Năm góc và của phi công Mỹ.
* Ngày 27/12/1972
- Sáng ngày 27/12: Địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như Nhà máy Dệt 8-3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, Đài phát thanh Mễ Trì, các trận địa tên lửa, rađa... Pháo phòng không các loại của quân dân Thủ đô đã phát huy hoả lực, đánh trả mạnh mẽ trên tất cả các hướng. Đại đội 61 Tiểu đoàn 20 bắn rơi 1 máy bay F4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi 2 chiếc máy bay F4 của Mỹ.
- Từ 19 giờ đến 22 giờ ngày 27/12: Địch tăng cường huy động 36 lần chiếc máy bay B52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh phá các khu vực: Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa; Xen kẽ giữa các đợt hoạt động của B52 địch dùng 17 lần chiếc F 111 tiếp tục thay nhau đánh phá, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta.
- 22 giờ 20 phút ngày 27/12: Bộ Tư lệnh Không quân cho đồng chí Phạm Tuân lái máy bay MiG- 21 cất cánh bất ngờ từ sân bay Yên Bái được Sở chỉ huy và rađa dẫn đường trực tiếp bảo đảm, vượt qua hàng rào bảo vệ của máy bay F4 tiến về hướng đội hình B52. Đến bầu trời khu vực Mộc Châu - Sơn La anh tiếp cận được mục tiêu, công kích bằng 2 quả tên lửa. Một chùm lửa bốc cháy trùm lên chiếc B52 thứ 2. Đây là chiếc B52 đầu tiên bị bộ đội không quân ta bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”.
- Ngay trong đêm 27/12: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khen bộ đội không quân đã lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B52 của Mỹ.
- 23 giờ ngày 27/12: Bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đánh trả quyết liệt tốp B52. Trong trận này các đơn vị tên lửa phòng không của ta đã bắn tan xác 4 máy bay B52, trong đó có 2 chiếc máy bay rơi tại chỗ.
Kíp trắc thủ tiểu đoàn 72 trực tiếp bắn rơi B-52 còn mang nguyên bom đêm 27/12/1972
- 23 giờ 02 phút ngày 27/12: Hai tiểu đoàn tên lửa (71, 72) bắn tiêu diệt tốp máy bay B52 từ hướng Tây lao vào đánh phá Hà Nội. Bằng 2 quả đạn theo phương pháp bám chính xác vào giữa nền dải nhiễu đậm, chiếc B52 chưa kịp cắt bom đã bị trúng đạn bốc cháy rơi xuống làng Ngọc Hà, đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội). Đây là chiếc B52 duy nhất chưa kịp cắt bom đã bị bắn rơi. Cùng trong đêm đó tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 77 cũng bắn rơi 2 chiếc máy bay B52 lúc 23 giờ 04 phút và không giờ 6 phút rạng sáng ngày 28/12.
Trong ngày và đêm 27/12, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 14 máy bay trong đó có 5 B52 (2 chiếc B52 rơi tại chỗ), 5 chiếc F4, 2 chiếc A7, 1 chiếc A6, 1 máy bay lên thẳng HH -53 đến cứu giặc lái.
* Ngày 28/12/1972
- Từ 10 giờ đến 17 giờ ngày 28 tháng 12: Địch huy động 131 lần chiếc máy bay chiến thuật các loại đánh vào trận địa của bộ đội Phòng không - Không quân ở khu vực nội, ngoại thành. Quân và dân Thủ đô đánh trả quyết liệt. Không quân ta cất cánh đánh một trận xuất sắc, bắn rơi 1 máy bay RA-5C.
- Cùng ngày, Bộ Tổng Tham mưu thông báo: Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã phải chấp thuận nối lại các phiên họp Hội nghị Pari. Chính phủ ta chấp nhận.
- Tối 28 - 12: Trung đoàn 274 được lệnh cơ động tăng cường ra Thủ đô Hà Nội. Những quả đạn tên lửa từ Quân khu 4 được chuyển ra chi viện nhanh chóng cho mặt trận Hà Nội.
- Từ 20 giờ đến 22 giờ: Địch đã sử dụng khoảng 60 lần chiếc máy bay chiến lược B52 đánh phá khu vực Đông Anh, Đa Phúc, Cầu Đuống, Yên Viên, Gia Lâm.
- 21 giờ 41 phút: Phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh của Sở chỉ huy Không quân, lái chiếc máy bay MiG-21 cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy, do Sở chỉ huy sân bay Thọ Xuân và rađa dẫn đường vòng ra phía sau đội hình B52 đuổi địch đến vùng trời Sơn La. Phát hiện được B52 bám sát ở cự ly gần, Vũ Xuân Thiều xin công kích, quyết tiêu diệt địch. Sau khi bắn cháy máy bay địch, Vũ Xuân Thiều đã anh dũng hy sinh.
- Trận đánh ngày và đêm 28 - 12, quân và dân ta bắn rơi 3 máy bay Mỹ. Trong đó có 2 chiếc B52, 1 chiếc RA- 5C.
* Ngày 29/12/1972
- Ban ngày, địch sử dụng 36 chiếc máy bay của không quân chiến thuật Mỹ đánh phá nhà máy điện Cao Ngạn, Đồng Hỷ và khu vực cây số 4 Bắc Thái Nguyên.
- 23 giờ 16 phút: Địch huy động 60 lần chiếc B52 đánh vào 3 khu vực: 30 chiếc B52 đánh khu gang thép Thái Nguyên và khu Trại Cau, 18 chiếc B52 đánh khu vực Đồng Mỏ (Lạng Sơn), 12 chiếc B52 đánh Kim Anh (Vĩnh Phú).
Ngoài ra, 70 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh xen kẽ các sân bay Thọ Xuân, Yên Bái, Hoà Lạc, Kép và khu vực Kim Anh (Vĩnh Phú), Đông Anh (Hà Nội), ngoại vi Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh.
Ta bắn rơi 2 máy bay, trong đó Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội chiến đấu anh dũng bắn rơi 1 máy bay B52, 1 máy bay F4. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng chạp năm 1972.
- 7 giờ sáng ngày 30/12, Ních-xơn buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam. Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng kéo dài 12 ngày, đêm đã bị thất bại hoàn toàn.
Trong 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B-52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác.
Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch “Hà Nội Điện Biên Phủ trên không” đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt trong suốt 8 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đây là cuộc đọ sức quyết liệt nhất từ trước tới nay. Nghệ thuật tác chiến phòng không hiệp đồng chiến đấu, quân binh chủng của bộ đội ta đã chứng tỏ sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quân mà nòng cốt là bộ đội Phòng không - Không quân.
Đối với bộ đội Phòng không – Không quân, không phải chỉ đến thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ mới “xuất đầu lộ diện” chiến đấu và chiến thắng, mà ngay từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - chiến dịch Điện Biên Phủ - đã lập công bắn rơi máy bay địch rồi. Nếu kể về chiến công và những trận đánh của Quân chủng phòng không - không quân thì rất nhiều. Nhưng, các nhà quân sự đã thống kê được 17 trận đánh độc đáo của bộ đội phòng không – không quân ta; đó là:
Trận 1: Bắn rơi máy bay B24 ở Điện Biên Phủ
Trận 2: Bảo vệ trạm ra đa Rú Nài
Trận 3: Bảo vệ trận địa tên lửa cót tại Suối Hai - Trung Hà
Trận 4: Trận đánh bảo vệ Đáp Cầu
Trận 5: Trận phối hợp giữa 2 trung đoàn 921 và 923
Trận 6: Trận 2/1/1968 của Hà Văn Chúc
Trận 7: Trận 27/6/1972 bắn rơi 4 máy bay Mỹ Trận 8 : Trận 5/7/1972 Nguyễn Tiến Sâm - Hà Vĩnh Thành
Trận 9: Bắn rơi Mắc Kên
Trận 10: Bắn rơi A6.A 24/3/1967
Trận 11: Bắn rơi máy bay không người lái 147SRE-16
Trận 12: Ném bom Hạm đội 7
Trận 13: Bắn rơi AC.130
Trận 14: Phát hiện B.52: Không để Tổ Quốc bị bất ngờ
Trận 15: Bắn rơi 2 chiếc B.52 bằng 2 quả đạn
Trận 16: Bắn B.52 rơi tại chỗ còn nguyên bom
Trận 17: Ném bom Tân Sơn Nhất
Trong đó, các trận đánh: 5, 14, 15 và 16 là những trận đánh trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972.
Những trận đánh có tính then chốt trong 12 ngày đêm
Tạp chí Quân sự đã tổng kết và đánh giá những trận đánh sau đây là những trận có ý nghĩa then chốt trong chiến dịch 12 ngày đêm:
Trận đêm 18/12/1972:
Trong trận mở đầu này, quân và dân ta đã bắn rơi 3 chiếc B52 (có 2 chiếc rơi tại chỗ), bắt sống 7 giặc lái. Đây là thắng lợi mở đầu của chiến dịch, có ý nghĩa quan trọng về chính trị, quân sự và nghệ thuật chiến dịch. Ngay từ trận đầu này, uy thế của B52 đã bị hạ gục; vừa cổ vũ quân và dân ta rất lớn, khẳng định các đơn vị tên lửa có thể khắc phục được nhiễu để bắn rơi B52, đồng thời vừa gây hoang mang tinh thần không lực Mỹ.
Từ khi loại máy bay chiến lược này ra đời cho tới trước chiến dịch 12 ngày êm ném bom hủy diệt Hà Nội (12/1972), trên chiến trường Việt Nam chưa có một phi công B52 nào bị bắt sống thì nay ngay trong ngày đầu của chiến dịch, 7 giặc lái B52 đã phải cúi đầu bị bắt. Đó cũng là một sự kiện!
Qua trận thắng mở đầu đêm 18/12, nhiều kinh nghiệm tốt đã được đúc kết cho cuộc chiến đấu.
Trận đêm 20 tháng12:
Trong đêm 20/12, không quân ta đã cất cánh. Tuy chưa bắn rơi B52 nhưng không quân ta đã buộc máy bay tiêm kích và máy bay chiến thuật đi hộ tống B52 phải quay ra đối phó để lộ rõ đội hình B52, làm cho nhiễu giảm đi, chỉ còn nhiễu của B52, tạo điều kiện cho tên lửa phát hiện ra B52 và bắn rơi nhiều hơn. Trong đêm ta đã dánh một trận xuất sắc, bắn rơi 7 chiếc B52 (có 5 chiếc rơi tại chỗ), bắt sống nhiều giặc lái; bắn rơi 5 máy bay hiện đại khác.
Chiến công của quân và dân ta trong đêm 20/12 càng cổ vũ tinh thần chiến đấu của bộ đội và các lực lượng chiến đấu khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của chiến dịch trong thế thuận lợi. Chiến công còn khẳng định cách đánh hiệp đồng binh chủng đã mang lại hiệu quả cao. Còn về phía địch, thất bại đêm 20/12 càng làm cho chúng hoang mang hơn, thậm chí đã xuất hiện chống lại lệnh bay của phi công Mỹ.
Trận đêm 26 tháng 12:
Sau 36 giờ tạm ngừng ném bom, địch ra sức chuẩn bị và điều chỉnh kế hoạch ném bom cho những ngày tiếp theo. Đêm 26/12, chúng huy động tới 105 lần chiếc B52 và 130 lần chiếc không quân chiến thuật để đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực khác. Tuy nhiên, quân và dân ta cũng đã có nhiều kinh nghiệm hơn, tinh thần cũng lên cao hơn sau những chiến thắng đã giành được. Trong đêm 26/12, ta đã bắn rơi 6 chiếc B52 (có 4 chiếc rơi tại chỗ) và một số máy bay khác, bắt sống 8 giặc lái. Đây là trận thắng lớn mở màn cho giai đoạn 2 của chiến dịch. Thắng lợi của ta đêm 26/12 góp phần thúc đẩy chiến dịch sớm kết thúc mà phần thắng thuộc về ta. Bởi lẽ Mỹ không thể chịu đựng được một tỷ lệ thiệt hại lớn về máy bay B52 như vậy. Trận thắng này còn là kết quả của một phương hướng chỉ đạo đúng đắn về công tác nghiên cứu nắm địch.
12 ngày đêm và những chiến công trở thành huyền thoại
“Dù đế quốc Mỹ lắm súng nhiềutiền, dù chúng có B57, B52 hay “Bê” gìđi nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy baytừng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữata cũng đánh, mà đã đánh là nhất địnhthắng”. – Lời Hồ Chủ tịch (Tại Quân chủng Phòng không -Không quân - ngày 19/7/1965)
18 tháng 12 năm 1972 - Đêm đánhthắng B52 đầu tiên của Sư đoàn Phòngkhông - Không quân bảo vệ Hà Nội
Đối đầu trước tiên với B52 Mỹtrong chiến dịch 12 ngày đêm chính là bộđội Rađa của Quân chủng Phòng không -Không quân. Ngày đầu tiên 18/12/1972,vào lúc 18 giờ 15 phút, Trung đoàn rađa290 (Đoàn Sông Mã) phát hiện nhiễu dảimật độ lớn ở khu vực phương vị 2700.Chính ủy Binh chủng rađa khi đó làthượng tá Đặng Tuất ra lệnh cho các trungđoàn rađa cảnh giới, đồng loạt mở máyphát sóng, chuyển sang chế độ tập trungphát hiện địch ở cường độ cao, đặc biệtchú ý hai hướng Tây - Tây Nam và Đông- Đông Nam.
18 giờ 30 phút Đại đội 37 và các đàibắt thấp của Trung đoàn rađa 291 (ĐoànPhù Đổng) đã quét chặt bắt và quản lýchặt 4 tốp F111A từ Thái Lan vượt quaLào xâm nhập vùng trời Thanh Hóa vàTây Bắc. Cùng lúc Đài rađa đo độ caocủa Đại đội 16 (Đoàn Sông Mã) đặt tạiĐèo Ngang phát hiện một vệt sáng đậmdài, in trên vạch độ cao11km và có nhiềuhình ảnh không bình thường...Nhưng bằngkinh nghiệm thực tế chiến đấu nhiều năm,đồng chí Tô Trọng Huy (lúc đó là chỉ huyĐài rađa của Đại đội 16) đã báo về Trungtâm chỉ huy cảnh giới quốc gia: Tín hiệunhiễu B52 đã xuất hiện...Và như vậy, cáctốp máy bay B52 đầu tiên đang bay trênbầu trời Xiêng Khoảng (Lào) vượt qua vĩtuyến 20 đã bị rađa ta “tóm” gọn. Khi đócó tất cả 21 chiếc B52 chia thành 7 tốp.
Cùng trong khoảng thời gian đó,vào lúc 18 giờ 20 phút, các đài rađa củaTrung đoàn 290 và Trung đoàn 293 cũngbáo cáo phát hiện trên biển Đông nhiềutốp mục tiêu loại lớn. Nhưng sau khi theodõi, phân tích, các đơn vị đã xác định đâylà các tốp B52 giả. Còn các tốp B52 thậtđã vượt vĩ tuyến 20 và hướng xâm nhậpđầu tiên vào Hà Nội là từ phía Bắc Lào.
Đưa tên lửa lên bệ phóng chuẩn bị cho trận đánh
Ngay lập tức, tiếng còi báo động phòng không khẩn cấp đã rú lên trên toànkhu vực Bắc Bộ, từ Hà Nội đến Hải Phòng;từ Yên Bái, Việt Trì đến Lạng Sơn; từ HàTây (cũ), Nam Định đến Thái Nguyên...Hôm đó, còi báo động phòng không đãđược thực hiện trước khi máy bay địch xâm nhập 45 phút, sớm hơn so với thường lệ tới 35 phút để nhân dân có điều kiện phòng tránh kỹ càng hơn và để các đơn vị chiến đấu có thời gian chuẩn bị tốt hơn, giành thế chủ động ngay trong trận đầu.
Về đêm đầu tiên đánh thắng B52 trong chiến dịch 12 ngày đêm 1972, trong cuốn sách “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - NXB Hà Nội xuất bản năm 2007, những nét khái quát của những trận đánh đã được phản ánh như sau:
Hôm đó trời miền Bắc rét đậm. Vùng trời miền Bắc và Hà Nội gần như yên tĩnh. Hoạt động của máy bay địch trong ngày giảm đột ngột.
11 giờ 42 phút: Một máy bay trinh sát PF-4C bay qua Hà Nội. Hướng bay từ Tây Bắc sang Đông Nam.
18 giờ: Sở Chỉ huy cấp trên thông báo: Các đơn vị ra đa cảnh giới bị nhiễu tạp, cường độ nhiễu tăng nhanh.
18 giờ 5 phút: Toàn sư đoàn được lệnh chuyển cấp, chuẩn bị chiến đấu. Nhận định của trên “có biểu hiện địch tổ chức đánh lớn, mục tiêu có thể là Thủ đô Hà Nội”.
18 giờ 38 phút: Máy bay thấp của địch hoạt động ở khu vực Việt Trì, Tam Đảo.
18 giờ 40 phút: Đoàn pháo cao xạ Sông Thương nổ súng. Địch ném bom sân bay Nội Bài.
Ra đa các đơn vị tên lửa báo: Thu được những dải nhiễu sáng gọn và mịn, cường độ nhiễu rất lớn. Theo kinh nghiệm chiến đấu, các đơn vị phán đoán “có khả năng nhiễu B.52”.
Lệnh của Tư lệnh Sư đoàn: Các đơn vị Cao xạ đánh máy bay bay thấp, các đơn vị Tên lửa tập trung theo dõi, đánh trúng đối tượng…
Đúng nó là pháo đài bay B52
Nhận được báo cáo của chỉ huy Tiểu đoàn 59, đoàn trưởng đoàn tên lửa Loa Thành Trần Hữu Tạo, điện ngay về Bộ Tư lệnh Sư đoàn.
Tin B.52 bị bắn rơi làm nức lòng cán bộ chiến sĩ, có mặt trong Sở Chỉ huy. Tư lệnh Sư đoàn Trần Quang Hùng đứng lặng. Ông hết sức kìm giữ niềm vui, thận trọng hỏi lại:
- Các anh có chắc chắn đúng là B.52rơi tại chỗ không? Các đài quan sát báo vềlà máy bay cháy, cháy rất lớn, nhưng chưanhìn tận mắt, sờ tận tay là chưa được.Chúng ta mong, cả nước mong, các đồngchí trong Trung ương, Bộ Chính trị đềumong. Do vậy càng phải chính xác. Anhcử người đến tận nơi máy bay rơi kiểmtra. Nhớ là thật khẩn trương.
Chiếc Com-măng-ca chở Phó Trungđoàn trưởng Võ Công Lạng cùng 2 trợ lýlao vào trong đêm. Đường đến nơi máybay rơi bị tắc, hố bom chi chít, cây haibên đường đổ ngổn ngang. Xe phải quaylại đi theo đường vòng và dừng lại ở địaphận xã Đông Xuân (nay thuộc huyện SócSơn). Được dân quân dẫn đường, các anhđi như chạy về phía cánh đồng Chùa. Mộtkhối sắt thép đồ sộ lù lù trước mặt, nhữngngọn khói mờ vẫn bay lên.
Ánh đèn pin rọi nhanh và dừng lạinơi có chiếc phù hiệu “Bộ chỉ huy Khôngquân chiến lược” với nắm tay sắt bẹp rúmró.
- Đúng nó rồi! Nhưng phải mangvề bằng được một chứng tích gì của nó.Không thể về tay không…
Phó trung đoàn trưởng Võ CôngLạng cùng anh em lại lần tìm và cuối cùngđã lượm được một mảnh xác máy bay cònnguyên vẹn hàng chữ: “B.52G”.
Chính nó là B52
20 giờ kém 15 phút đêm 18-12-1972, cùng một lúc trên màn hiện sóng đàiK Đại đội 45, đoàn Ba Bể xuất hiện hàngđàn “mục tiêu B”. Trong mớ tín hiệu hỗnloạn giống hệt nhau này, có B.52 thật, có“A”, có “F” đóng giả B.52, có cả tên lửa“Quai” (tên lửa bẫy do B.52 phóng ra).
Xác pháo đài bay - B52
Phải nhanh chóng phá phép “phânthân” điện tử, vạch mặt, chỉ tên kẻ thù, bắtnhững con “yêu” Mỹ gian ác hiện nguyênhình, tạo thời cơ tốt nhất cho các đơn vịhỏa lực tiêu diệt chúng! Đó là ý nghĩ nungnấu của đại đội trưởng Đinh Hữu Thuầnvà các trắc thủ Nghiêm Đình Tích, ĐinhMinh Hạo. Hàng chục năm đọ sức vớibọn giặc trời, mấy tháng qua liên tục khổluyện, đã giúp họ tìm ra chỗ yếu cơ bảncủa thủ đoạn kỹ thuật tinh vi xảo quyệtcủa Không quân chiến lược Mỹ. Họ đãnhận ra được bộ mặt của chúng.
01! X200!.. 02! 07314! …03!
05427…
Đó chính là ký hiệu phân tử, những tốp B.52 đầu tiên được xác định và thông báo ở khu vực Hà Nội - Vĩnh Phú đêm 18/12/1972.
Có đúng tốp “01” là mục tiêu “B” không?
Đại đội trưởng Thuần nhận ra tiếng nói quen thuộc của thủ trưởng ở Sở Chỉ huy cấp trên. Anh đưa mắt nhìn khắp lượt phiên ban chiến đấu. Niềm tin hiện rõ trên những khuôn mặt tươi trẻ, những ánh mắt long lanh của những trắc thủ thân yêu.
Anh trả lời cấp trên giọng tin tưởng quả quyết.
Báo cáo thủ trưởng! Chính nó là B.52! ...“Chính nó là B.52” - câu trả lời khẳng định chỉ có bốn từ ấy chính là chiến công đầu xuất sắc cách đây 40 năm của Đại đội 45. Phần tử mục tiêu do Đại đội 45 cung cấp, cùng với sự đóng góp của các đại đội khác góp phần đắc lực vào chiến công chung trong mười hai ngày đêm cuối tháng chạp năm 1972 lịch sử.
Đơn vị ra đa P-12 thuộc tiểu đoàn 57 vào lệnh chiến đấu cấp 1
Trận đánh kỳ lạ
Trong chiến dịch ném bom hủy diệt bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ không chỉ dùng sức mạnh bom đạn để gây thiệt hại lớn cho ta cả về con người và cơ sở vật chất, mà còn dùng rất nhiều mưu mô, thủ đoạn hòng gây khó khăn cho ta trong khi chống trả, làm cho lực lượng phòng không của ta hoang mang không thể xác định được thực - hư và sẽ không có được phương án chiến đấu hiệu quả. Khi đó đương nhiên kẻ địch sẽ thắng thế và càng có dịp huênh hoang và tuyên bố về chiến thắng của chúng... Nhưng mọi tính toán, mưu mô của địch đều đã bị phá sản trước ý chí và sự thông minh, sáng tạo của các chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam ta.
Một trong vô vàn kỷ niệm của các chiến sỹ ra đa và tên lửa phòng không trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không lại chính là “cuộc cân não” ngay trong những trận chiến đấu căng thẳng của chiến dịch.
Trung tướng Vũ Trọng Cảnh, nguyên là Trung tá - Chính ủy Sư đoàn phòng không Hải Phòng 363 kể lại rằng:
...Đêm 23/12/1972, địch tiếp tục đánh phá Hà Nội, Hải Phòng rất ác liệt. Lúc 20 giờ, báo động có B52. Sở Chỉ huy Quân chủng lệnh: “Hải Phòng chuẩn bị sẵn sàng đánh B52!”. Lúc 21 giờ 10 phút trên màn hình rađa có 9 dấu hiệu, tức là 9 tốp B52 lần lượt xuất hiện nối đuôi nhau từ phía biển lao vào... Cả Sở Chỉ huy nín thở, các đơn vị đã sẵn sàng và chỉ chờ có lệnh là bấm nút đạn... Nhưng:
- Báo cáo... tốp đầu tiên là máy bay B52 giả.
Mọi người vô cùng hồi hộp, như nín thở. Có sự phân vân thực sự: Đánh hay không đánh? Nếu là máy bay B52 thật mà không đánh thì chỉ trong phút chốc cả thành phố sẽ có thể tan thành bình địa.
Nhưng nếu là máy bay giả mà vẫn đánh thì sẽ phí tên lửa - trong khi đây cũng là thời điểm phải tiết kiệm từng quả đạn, đã đánh là phải đạt hiệu quả. Hội ý rất nhanh, Chỉ huy ra lệnh cho rađa của các đơn vị C171, C174 đoàn pháo phòng không 100 Sông Cầu cùng 3 tiểu đoàn tập trung kiểm tra ngay tốp B52 đầu. Không khí thật căng thẳng. Ai cũng cảm thấy trong lòng như có lửa đốt. Cùng khi đó lại nhận được điện của Tổng cục Chính trị, của Bộ Tổng tham mưu và Sở chỉ huy Quân chủng hỏi sao F363 chưa lệnh cho đánh B52?
-Báo cáo, chúng tôi cho kiểm tra lại một loạt thông số kỹ thuật và tin tưởng tuyệt đối vào sự nhạy bén, chính xác cùng kinh nghiệm của các chiến sỹ rađa. Chúng tôi quyết định: “Không bắn tốp B52 đầu”.
Mặc dù vậy, sự lo lắng vẫn hiện trên nét mặt nhiều người với ý nghĩ, nếu là B52 thật thì sẽ ra sao, sẽ có bao nhiêu người, bao nhiêu bà mẹ, trẻ em, bao nhiêu bệnh viện, trường học... bị hàng trăm tấn bom hủy diệt, giết hại?
Phá nhiễu nhận diện B52 rađa
Thời gian nhích từng giây mà ai cũng cảm thấy dài lê thê. Tốp B52 đi đầu vẫn lao về phía thành phố...Rồi nó cũng đến trung tâm thành phố. Mọi người như nín thở...Không thấy một tiếng bom nổ nào! Và, tốp B52 đầu tiên đã bay qua. Cả Sở Chỉ huy thở phào nhẹ nhõm. Nhưng vẫn còn nhiều tốp tiếp theo sau. Sở Chỉ huy lệnh cho các đơn vị: “Cảnh giác kiểm tra kỹ từng tốp một, không bỏ sót tốp nào”... Cứ như vậy, từng tốp một bay qua trong sự “kiểm soát” chặt chẽ của các chiến sỹ, tới tốp thứ 9. Không một quả đạn nào được bắn lên và cũng chưa có một tiếng bom nổ nào.
Đó là một trận đánh kỳ lạ - ông Vũ Trọng Cảnh nói vậy trong sự xúc động vẫn vẹn nguyên sau 40 năm trôi qua. Kỳ lạ bởi trận đánh không có tiếng đạn nổ bom rơi, nhưng không kém căng thẳng và cuối cùng chúng ta đã chiến thắng mưu ma chước quỷ của kẻ địch bằng cả trí tuệ của mình - Cần nói thêm rằng, B52 khi đó có một hệ thống gây nhiễu rất hiện đại, tinh vi, gồm 16 loại khác nhau, chưa kể còn rất nhiều tốp máy bay tiêm kích hộ tống bảo vệ và cũng tung nhiễu bảo vệ cho B52. Các chiến sỹ rađa của ta, bằng trí thông minh và kinh nghiệm, đã phát hiện và phân biệt được dải nào là của B52, dải nào là máy bay tiêm kích, dải nào là máy bay B52 giả...Đó cũng thể hiện bản lĩnh và ý chí Việt Nam trong cuộc chiến đấu khốc liệt chống lại tên đế quốc đầu sỏ./.
Thanh Quỳnh (st)
Còn nữa