Chỉ mục bài viết

 

Sau chuyến đi thành công của chuyến tàu vỏ sắt đầu tiên đó, nhiều con tàu vỏ sắt lần lượt được hạ thủy, lần lượt vượt biển vào Nam. Chỉ trong vòng một năm, đã có 28 chuyến tàu vỏ sắt vượt biển vào Nam Bộ, chuyên chở 1.318 tấn vũ khí chi viện cho chiến trường.

Các đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Võ Nguyên Giáp - Bí thư Quân ủy Trung ương - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến cơ quan Đoàn bộ Đoàn 759 để khen ngợi, động viên và giao nhiệm vụ tiếp theo cho đơn vị.

Kỳ tích ấy có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Chúng ta biết rằng, vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, lực lượng vũ trang của các tỉnh miền Đông Nam Bộ phát triển rất mạnh, nhu cầu về vũ khí rất lớn. Nhưng vũ khí cung cấp cho chiến trường miền Đông lúc đó vẫn phải theo phương thức: Tàu từ miền Bắc phải đưa vào Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh; từ đó Đoàn 962 và các lực lượng khác phải dùng xuồng nhỏ bí mật vượt qua những vùng địch tạm chiếm để đưa vũ khí tới miền Đông.

duong HCM tren bien  phan 4 anh 1
Cán bộ chiến sỹ trong đội tàu sắt đầu tiên - người đeo quân hàm là Chính ủy Võ Huy Phúc

Để mở luồng có thể chạy tàu thẳng từ miền Bắc vào Đông Nam Bộ, đêm 26/9/1963, một tàu vỏ gỗ do thuyền trưởng Lê Văn Một và chính trị viên Đặng Văn Thanh chỉ huy cùng 12 thủy thủ, chở 18 tấn vũ khí, đã xuất phát từ cảng Bính Đông (Hải Phòng) chạy thẳng vào Bà Rịa. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm trong hành trình, nhưng cuối cùng tàu đã cập bến thành công, mở ra một hướng vận chuyển mới trực tiếp chi viện cho miền Đông Nam Bộ.

Chỉ tính riêng 2 năm 1964 - 1965, Đoàn 759 đã tổ chức được 88 chuyến vận tải bằng cả tàu gỗ và tàu vỏ sắt được hơn 4000 tấn vũ khí cung cấp cho chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Khu V. Không những vậy, Đoàn 759 còn mở thêm được các bến khác như: Vũng Rô (Phú Yên), Lộ Giao (Bình Định), Đạm Thủy (Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam)… Tiếc rằng, do yêu cầu tuyệt đối bí mật lúc đó nên cho đến nay vẫn không ai biết được chính xác kiểu dáng, kích thước, trọng tải, tốc độ tối đa của loại tàu độc đáo này.

Có lẽ cũng cần nói thêm rằng, vượt Biển Đông vào Nam ngày ấy chỉ là những con tàu nhỏ có trọng tải từ vài chục tấn đến 100 tấn, trang bị rất thô sơ; vậy mà dám vượt tuyến biển mấy nghìn hải lý qua vòng vây dày đặc tàu chiến và máy bay địch để chở vũ khí chi viện cho chiến trường suốt 14 năm ròng, quả là chuyện chưa từng có trong lịch sử hàng hải thế giới. Xét theo mọi khía cạnh, những chiến sỹ của Đoàn tàu Không số năm xưa đều là những người Anh hùng đích thực!

Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Đoàn 759 không ngừng được bổ sung cán bộ, hoàn thiện tổ chức nhằm đáp ứng nhiệm vụ ngày càng tốt hơn. Vì vậy, tháng 11 năm 1961, đồng chí Nguyễn Văn Lắm được cử giữ cương vị Chủ nhiệm chính trị, đồng chí Đặng Văn Lâm làm chủ nhiệm hậu cần. Đến tháng 6 năm 1963, đồng chí Võ Huy Phúc được cử giữ cương vị Chính ủy đoàn. Tháng 7 năm 1963, đồng chí Huỳnh Công Đạo được bổ sung làm đoàn phó. Cũng về mặt tổ chức, tháng 8 năm 1963, Thường trực Quân ủy Trung ương đã quyết định giao Đoàn 759 cho Quân chủng Hải quân, nhằm tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho đoàn trong suốt quá trình hoạt động lâu dài trên biển, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam.

Ngày 24 tháng 01 năm 1964, Bộ Tổng Tham mưu đã đồng ý đề nghị của Quân chủng Hải quân đổi tên Đoàn 759 thành Đoàn 125; đồng chí Võ Hành làm chủ nhiệm chính trị; đồng thời quân số cũng được tăng cường.

*

*       *

Nhằm đối phó với phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ ở miền Nam đồng thời ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, từ năm 1964, Mỹ - Ngụy ra sức tăng cường các chiến dịch phong tỏa, kiểm soát chặt chẽ biên giới đất liền và trên biển.

Trong tình hình đó, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III họp tháng 12 năm 1963 đã chỉ rõ: “Lực lượng tiềm tàng của cách mạng miền Nam là vô cùng to lớn. Sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và các cấp ủy ở chiến trường là hoàn toàn đúng đắn và có nhiều sáng tạo”; “…Sự nghiệp cách mạng của quân dân miền Nam nhất định toàn thắng ”.

Trên tinh thần đó, nhiệm vụ chi viện cho chiến trường càng phải được tăng cường mạnh mẽ hơn. Và, nhiệm vụ của Đoàn 125 Hải quân càng nặng nề hơn mà phương châm lúc này là: Nhanh, nhiều, táo bạo,thận trọng, bí mật và an toàn; theo phương thức: Bí mật, độc lập, đơn tuyến.

Theo phương châm và phương thức đó, năm 1964 cả về số lượng và chất lượng của những chuyến tàu chi viện cho miền Nam của Đoàn 125 - Đoàn tàu Không số, đã được nâng cao hơn trước.

Ngày 10 tháng 01 năm 1964, đội tàu số 5 do thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và chính trị viên Hồ Đức Thắng chỉ huy đã nhổ neo mang theo 69 tấn vũ khí vào Nam, tới Bạc Liêu. Ngày 01 tháng 3 năm 1964, đội tàu gỗ 1 do thuyền trưởng Lê Văn Một chỉ huy chở 14 tấn hàng vào Trà Vinh. Ngày 5 tháng 3, tàu số 5 của thuyền trưởng Phan Vinh và chính trị viên Hồ Đức Thắng lại tiếp tục chở vũ khí vào Bạc Liêu. Ngày 22 tháng 3 năm 1964, hai đội tàu sắt số 7 và số 9 do thuyền trưởng Đặng Thái Nguyên và thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước chỉ huy cùng rời bến, một vào Bến Tre, một vào Bạc Liêu. Đó là sự chi viện vô cùng quý báu đối với đồng bào chiến sỹ Nam Bộ, góp phần quan trọng vào những chiến thắng to lớn của quan và dân miền Nam.

duong HCM tren bien  phan 4 anh 2
Những chiến sỹ chở vũ khí vào Bà Rịa góp phần làm nên chiến thắng Bình Giã (1964)

Đặc biệt, càng về sau, công tác vận chuyển càng được đẩy mạnh. Tháng 4 năm 1964, số lượng tàu cập các bến ở Nam bộ đã tăng lên 8 chuyến (gấp 2 lần tháng 3). Trong đó có các chuyến: Ngày 7 tháng 4, tàu 56 do thuyền trưởng Lê Văn Thêm chỉ huy chở 40 tấn vũ khí vào Bạc Liêu ; ngày 8 tháng 4, tàu 54 do thuyền trưởng Đinh Đạt và chính trị viên Ngô Văn Đức chỉ huy chở 68 tấn vũ khí vào Bến Tre; ngày 20 tháng 4 tàu 69 do thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước và chính trị viên Huỳnh Ngọc Trạch chỉ huy chở 68 tấn vũ khí vào Trà Vinh; ngày 22 tháng 4, tàu 67 do thuyền trưởng Nguyên chỉ huy chở 71 tấn vũ khí, thuốc men vào Bến Tre; ngày 23 tháng 4, tàu 43 của thuyền trưởng Châu và chính trị viên Bảng chở 40 tấn vũ khí vào Bạc Liêu.

Riêng ngày 24 tháng 4, có 2 tàu cùng xuất phát: Tàu 68 do thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Ẩn và chính trị viên Quang Phùng chỉ huy chở 70 tấn hàng vào Bạc Liêu và tàu 55 của thuyền trưởng Phan Vinh và chính trị viên Hồ Đức Thắng chở 72 tấn hàng vào Trà Vinh. Ngay sau đó, ngày 25 tháng 4 tàu 56 của thuyền trưởng Lê Quốc Thân chở 42 tấn vũ khí vào Bạc Liêu… Nhờ có sự tổ chức tốt mà tuyến vận tải biển ngày càng phát huy hiệu quả cao hơn. Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1964, đã có thêm 23 chuyến tàu chở vũ khí vào Nam được Đoàn 125 thực hiện. Vũ khí từ miền Bắc đưa vào đã thực sự góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường theo hướng có lợi cho ta. Những trận đánh lớn diệt hàng trăm, hàng nghìn tên địch cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của chúng chính là nhờ ta có trang bị tốt hơn về vũ khí từ miền Bắc chuyển vào.

Có những chuyến tàu được giao nhiệm vụ chỉ phục vụ cho một chiến dịch lớn hay một trận đánh quan trọng. Ví như tàu 56 do thuyền trưởng Lê Quốc Thân và chính trị viên Trần Quốc Tuấn chỉ huy xuất phát ngày 29 tháng 11 năm 1964 chở theo 44 tấn vũ khí vào Bà Rịa chính là để phục vụ cho chiến dịch lớn thuộc 4 tỉnh Bà Rịa - Long Khánh - Biên Hòa - Bình Thuận ở miền Đông Nam Bộ mà mở đầu chiến dịch là chiến thắng Bình Giã. Đây là chiến thắng rất quan trọng, chứng tỏ sự lớn mạnh vượt bậc của quân giải phóng miền Nam. Đánh giá về chiến thắng Bình Giã, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng - đồng chí Lê Duẩn cho rằng: “Trong quá trình chiến tranh giải phóng miền Nam đã diễn ra những bước nhảy vọt. Nếu trận Ấp Bắc (Mỹ Tho) địch thấy khó thắng ta; sau trận Bình Giã, địch thấy thua ta”.

Sự đổi thay quan trọng đó có những đóng góp trực tiếp của Đoàn 125- Đoàn tàu Không số.

*

*            *

Cuộc kháng chiến càng phát triển, nhu cầu chi viện càng lớn và càng rộng. Trong đó, chiến trường Khu V cũng không là ngoại lệ và trên thực tế cũng đang rất thiếu vũ khí. Vì vậy, việc cung cấp vũ khí cho Khu V trở thành một nhiệm vụ cấp bách.

duong HCM tren bien  phan 4 anh 3
Chuyển vũ khí xuống tàu Không số chi viện cho miền Nam

duong HCM tren bien  phan 4 anh 4
Bến Lộc An (nay thuộc xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa)
nơi trước đây những con tàu Không số cập bến

Sau một thời gian chuẩn bị công phu và kỹ càng, được sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp trên, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chọn bến đầu tiên mở đường vào Khu V là bến Lộ Giao (Hoài Nhơn - Bình Định). Và, ngày 16 tháng 9 năm 1964, chuyến tàu gỗ 401 do thuyền trưởng Phạm Vạn và chính trị viên Đặng Văn Thanh chỉ huy chở 33 tấn vũ khí đã rời Hải Phòng đi Khu V. Chuyến đi này còn có các thủy thủ: Trần Phấn, Phạm Khanh (là 2 thuyền phó), Nguyễn Văn Hiệu, Đặng Hồng Hoàng, Lê Quang Hiến, Phạm Trường Nam, Lê Nót, Ngô Dần, Phạm Văn Đon và Trần Kim Hiền. Tuy vậy, do gặp gió mùa đông bắc, sóng gió lớn quá nên tàu phải quay lại. Ngày 10 tháng 10 tàu 401 tiếp tục lên đường.

Thực sự đây cũng là một chuyến đi vô cùng khó khăn và không ít nguy hiểm. Do gặp bão nên tàu phải trú ở đảo Hải Nam, mãi ngày 30 tháng 10, tàu mới tới khu vực đã định và đêm 31 tháng 10 tàu mới bắt được bờ. Khi đó tàu lại hỏng máy nên mất thêm nhiều thời gian sửa máy, mãi 4 giờ sáng mới vào bến.

Do trời gần sáng nên bến phải huy động cao nhất lực lượng để bốc hàng, thế nhưng vẫn không xong sớm nên đành bốc hàng vào ban ngày và tìm cách đánh lạc hướng địch.

Bốc xong hàng, do tàu hỏng nặng, không thể tiếp tục hành trình nên anh em quyết định hủy tàu để giữ bí mật. Và, sau đó chấp hành chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, để đảm bảo cho những chuyến tàu sau, quân chủng hải quân đã chọn Vũng Rô làm điểm đến cho các tàu chở hàng vào Khu V.

Tàu 41 là tàu sắt đầu tiên chở hàng vào Khu V sau chuyến đi của tàu gỗ 401.

Nửa đêm 16 tháng 11 năm 1964, tàu rời bến Bãi Cháy mang theo 45 tấn vũ khí đi khu V. Tàu 41 có 16 thuyền viên do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và chính trị viên Trần Hoàng Chiếu chỉ huy. Chuyến đi thắng lợi. Sau đó, tàu 41 lại có chuyến hành trình thứ 2 vào Vũng Rô thành công (ngày 21 tháng 12 năm 1964); rồi chuyến thứ 3 xuất phát ngày 28 tháng 01 năm 1965 cũng đã thành công trong niềm vui khôn tả của đồng đội.

Như vậy, tính từ tháng 10 năm 1962 đến tháng 2 năm 1965, Đoàn 125 đã sử dụng 3 tàu gỗ, 17 tàu sắt, tổ chức 88 chuyến đi, vận chuyển được 4719 tấn vũ khí cho miền Nam. Trong đó, bến Bạc Liêu 45 lần, bến Bến Tre 23 lần, bến Trà Vinh 12 lần, bến Bà Rịa 3 lần, bến Phú Yên 4 lần và bến Bình Định 1 lần.

Nói đến vận chuyển vũ khí vào Khu V của Đoàn 125 không thể không nhắc tới “sự kiện Vũng Rô” - Một sự kiện mà khi đánh giá một cách nghiêm túc, không thể không nhận thấy đây là một tổn thất quan trọng của công tác chi viện cho chiến trường bằng đường biển của ta. Bởi sau sự kiện này, yếu tố bí mật, bất ngờ của tuyến đường đã không còn nữa. Địch cũng từ sau sự kiện này, đã ráo riết tăng cường lực lượng và phương tiện để tuần tra, ngăn chặn, khống chế vùng biển suốt ngày đêm, gây rất nhiều khó khăn cho công tác chi viện của ta. Sự kiện Vũng Rô có thể tóm tắt như sau:

Ngày 01 tháng 2 năm 1965 (mồng 1 Tết Ất Tỵ), tàu 143 do đồng chí Lê Văn Thêm làm Thuyền trưởng và đồng chí Phan Văn Bảng làm Chính trị viên, được lệnh chở 63 tấn vũ khí vào bến Lộ Riêu (Bình Định).

duong HCM tren bien  phan 4 anh 5
Vũng Rô - nơi gần nửa thế kỷ trước những con tàu Không số cập bến đưa vũ khí vào Khu V
 và gắn liền với “Sự kiện Vũng Rô ” (tháng 2/1965)

Đi được nửa đường thì nhận được điện của Sở Chỉ huy: Không vào bến theo dự kiến mà cho tàu vào Vũng Rô…Nửa đêm 15/2, tàu cập bến Vũng Rô. Sau khi bốc hết hàng vào lúc 3 giờ ngày 16/2, tàu định quay ra thì tời neo bị hỏng, khi chữa xong thì trời sáng, đành phải ngụy trang rồi để tàu lại.

Nhưng khoảng gần trưa hôm đó thì máy bay của địch phát hiện dấu hiệu lạ và tiến hành những hành động xác minh. Sau đó, địch bắn phá nơi tàu 143 kẹt lại. Mặc dù đã tìm mọi cách để phá hủy tàu, nhưng do tàu bị nghiêng nên anh em không thể vào được khoang máy để đặt bộc phá.

Địch đã sử dụng nhiều tàu chiến, máy bay ném bom và đổ 2 tiểu đoàn bộ binh vào khu vực nhằm bắt sống cả người và tàu của ta.

Mặc dù hết sức chênh lệch về lực lượng, nhưng các chiến sỹ tàu 143 và một số anh em du kích địa phương đã chiến đấu rất ngoan cường, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của địch. Tối 17/2 với sự hỗ trợ của công binh quân khu, anh em đã đặt bộc phá hủy tàu, nhưng tàu chỉ vỡ đôi và chìm dần xuống nước chứ không nổ cả tàu.

Chiến đấu kiên cường, nhưng do địch quá đông, lại nhiều vũ khí, phương tiện hỗ trợ nên đến đêm 24/2 (sau 8 ngày chiến đấu), Ban Chỉ huy quyết định cho anh em phá vòng vây rút lui…Và, dĩ nhiên địch không bỏ lỡ cơ hội này để rùm beng về “chiến tích thu hồi vũ khí Bắc Việt tiếp tế cho Việt cộng bằng đường biển”.

Để đảm bảo cho việc vận chuyển vào Nam được an toàn và lâu dài, sau sự việc Vũng Rô, theo chỉ thị của cấp trên, Đoàn 125 tạm thời ngừng vận chuyển một thời gian để xem xét tình hình, kiểm điểm rút kinh nghiệm và tìm phương thức vận chuyển mới cho phù hợp hơn.

*

*       *

Trong cuốn “Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân” - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - 2001, phần nói về giai đoạn sau sự kiện Vũng Rô, có đoạn viết:

“Thời gian sau sự kiện Vũng Rô, Đoàn 125, một mặt học tập, huấn luyện nghiệp vụ, chuyên môn, mặt khác tích cực chuẩn bị cho giai đoạn vận chuyển mới trong tình hình mới. Đoàn đã cử nhiều nhóm cán bộ đi dọc Trường Sơn vào chiến trường để nghiên cứu, củng cố lại các bến cũ và phát triển thêm bến mới.

Được sự chấp thuận của trên, đoàn cải dạng 4 tàu từ dạng tàu vận tải Quảng Châu sang dạng tàu đánh cá. Đó là các tàu 68, 69, 100 và 42. Mỗi tàu lắp thêm một  ra đa, lắp thêm thùng đầu phụ để đi biển dài ngày. Đoàn tổ chức đóng mới 12 tàu cao tốc có trọng tải từ 15 đến 20 tấn, 5 tàu có trọng tải 50 tấn theo kiểu tàu đánh cá và tàu buôn. Đồng thời Bộ Ngoại thương cấp cho đoàn nhiều quần áo theo kiểu của các thủy thủ nước ngoài thường mặc, trang bị từ thuốc lá ngoại, đến mọi đồ dùng đều “ngoại”.

duong HCM tren bien  phan 4 anh 6
Đại tướng Võ Nguyên Giáp động viên các chiến sỹ thực hiện chuyến vượt biển.  Ảnh: TL

Ngày 5 và 6 tháng 7 năm 1965, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quânhọp để nghe Chỉ huy Đoàn 125 báo cáo tình hình chuẩn bị của đoàn về công tácvận chuyển của Đoàn trong giai đoạn mới. Thường vụ Đảng ủy Quân chủngHải quân và Đảng ủy Đoàn 125 nhất trí nhận định: Tuy ý đồ vận chuyển vũ khíbằng đường biển của ta đã bị lộ, địch phong tỏa gắt gao vùng biển miền Nam,song do chưa rõ lực lượng, phương tiện của ta nên dù huy động lực lượng máybay, tàu chiến đông nhưng chúng vẫn còn sơ hở. Lực lượng của địch chủ yếu tậptrung kiểm soát ven bờ, do vậy khu vực ngoài khơi vẫn còn chỗ trống, Đoàn 125có thể lợi dụng điểm yếu ấy của địch để hoạt động. Yếu tố bí mật về con đườngkhông còn, nhưng từng chuyến đi, cách thả hàng, đi lối nào, vào bến ra sao…hoàn toàn do ta chủ động, nên vẫn khiến kẻ địch bất ngờ ”.

Như vậy, quyết tâm tiếp tục thực hiện việc vận chuyển vũ khí vào Nam đãđược xác định trên cơ sở một phương thức mới. Công tác chuẩn bị cũng đượctiến hành rất khẩn trương và chặt chẽ.

Tàu 42 do thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng và chính trị viên Trần Ngọc Ẩn chỉ huy, được chọn thực hiện chuyến mở đường trong tình hình mới. Trên tàu 42còn có các thủy thủ: Thanh, Tao, Sang, Vinh, Lương, Hiệp, Từ, Ở, Thuận, Tình,Thông, Sự, Lừng, Mũi. Chở theo 60 tấn vũ khí, tàu 42 nhổ neo đêm 15/10/1965.

Dự kiến ban đầu là cập bến Bồ Đề (Cà Mau), nhưng do nhận được tin báo cóđịch ở khu vực bến chính nên tàu được lệnh đi vào bến phụ là rạch Kiến Vàng.Và, chuyến đi của tàu 42 đã thành công. Con đường vận chuyển đã thông trở lạisau 8 tháng chờ đợi.

Tiếp đến, ngày 10 tháng 11, tàu 69 lại nhổ neo, mang theo 60 tấn vũ khí cậpbến Vàm Lũng - Cà Mau). Tàu do thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Ẩn và chính trịviên Tăng Văn Huyên chỉ huy, đã cập bến an toàn.

Ngày 17 tháng 12, tiếp tục các chuyến vượt biển vào Nam là tàu 68 dothuyền trưởng Đỗ Văn Bé và chính trị viên Phạm Văn Bát chỉ huy, cũng đã cậpbến an toàn tại Cà Mau.

Ba chuyến mở đầu của giai đoạn mới thành công không những là nguồn chiviện rất quan trọng cho khu vực Nam Bộ, mà còn khẳng định chủ trương đúngđắn của ta trong việc tiếp tục chi viện vũ khí cho miền Nam trong giai đoạn mới.“Lịch sử thường có những điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng của conngười. Tàu địch ken dày, tàu của Đoàn 125 vẫn đi. Và vũ khí vẫn đến nhữngnơi cần đến. Sự kỳ lạ đó làm ngạc nhiên nhiều nhà chiến lược quân sự phươngTây - “Việt cộng chở vũ khí vào Nam bằng đường biển là mạo hiểm, cuồng tín,không sao hiểu nổi ”- chúng đã kêu lên như vậy”. (Theo “Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân”). Sự kỳ diệu đó lại chính là thực tế sinh động ở Đoàn 125, ngay cảtrong lúc khó khăn nhất.

Bước sang năm 1966, Đoàn 125 tiếp tục khai thác tuyến đường mới ở vòngngoài do tàu 42 đã mở cuối năm 1965. Theo đó, ngày 15 tháng 3 năm 1966, tàu 42 chở 60 tấn vũ khí lại rời bến và ngày 22 tháng 3 cập bến Cà Mau an toàn. Tiếpđó, ngày 21 tháng 3 năm 1966 tàu 69 được lệnh xuất phát, nhưng do tàu và máybay Mỹ- Ngụy bám sát quá nên để đảm bảo an toàn, tàu phải quay lại.

Đến ngày 15 tháng 4, tàu 69 tiếp tục lên đường. Đây là chuyến đi vô cùngkhó khăn. Mặc dù tàu đã vào bến và chuyển hết hàng, nhưng do bị hỏng nênphải gần 9 tháng sau tàu mới trở ra Bắc. Nhưng trên đường ra lại gặp địch, bịlộ nên các chiến sỹ phải chiến đấu quyết liệt với kẻ địch. Chiến sỹ Phan Hải Hồbị thương và đề nghị mọi người chặt chân mình để tiếp tục chiến đấu, chính làtrong chuyến đi này.

Sau tàu 69, tàu 100 xuất phát. Nhưng cũng bị lộ ở Rạch Giá và bị đánh chìm sau những giờ chiến đấu quyết liệt. Tiếp đến là tàu 187 xuất phát ngày 11 tháng 6 cũng bị địch phát hiện và tập trung lực lượng bao vây. Các chiến sỹ tacho hủy tàu nhưng không thành công. Tàu đã rơi vào tay địch.Mặc dù địch tăng cường tối đa việc phong tỏa đường biển, gây rất nhiềukhó khăn cho ta, nhưng do đòi hỏi cấp bách của chiến trường, công tác chi việnbằng đường biển vẫn không thể buông lỏng. Những chuyến tàu vẫn nối nhauvượt biển vào Nam.

Đêm 19/11/1966, tàu 41 do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh và chính trị viênĐặng Văn Thanh chỉ huy rời bến, chở theo 59 tấn vũ khí vào Đức Phổ (QuảngNgãi). Tuy đã bốc dỡ hàng, nhưng do lúc quay ra tàu bị mắc cạn, lại có địch nênanh em phải hủy tàu. Hai đồng chí là thuyền phó Dương Văn Lộc và thủy thủtrưởng Trần Nhợ đã hy sinh trong chuyến này.

Cuộc chiến đấu của những chiến sỹ Đoàn tàu Không số trên biển thật vôcùng khốc liệt, đầy giankhổ hy sinh. Nhưng khônggì có thể làm chùn bước cácAnh - Những con ngườilàm nên “HUYỀN THOẠIĐƯỜNG HỒ CHÍ MINHTRÊN BIỂN”.

Tính từ chuyến điđầu tiên cho đến cuối năm1966, Đoàn 125 - Đoàn tàukhông số - đã tổ chức 117lần chuyến tàu, vận chuyểnhàng ngàn tấn vũ khí vàoNam, góp phần to lớn vàonhững chiến công của quânvà dân Nam bộ và Khu V,Khu VI .

duong HCM tren bien  phan 4 anh 7
Tàu 69 bị kẹt tại rạch Xẻo Già (Tân Ân - Cà Mau)

Kim Yến (st)
Còn nữa

Bài viết khác: