Chỉ mục bài viết

 122. Bữa cơm trên tàu với Bác

Cuối tháng 3-1959, lần đầu Bác Hồ cùng đồng chí Nguyễn Lương Bằng và các đồng chí ở Trung ương về thăm quân chủng Hải quân đi thăm biển, các đảo thuộc vùng biển tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhiệm vụ đưa đón Bác và các đồng chí đại biểu, cấp trên tin tưởng giao cho cán bộ, chiến sĩ tàu 524. Lúc đó, không riêng gì tôi (Trần Bạch) mà tất cả cán bộ, chiến sĩ tàu 524 đều cảm thấy vinh dự và tự hào.

Hôm Bác đi thăm đảo Tuần Châu xong, Bác trở về tàu 524, đồng chí Tư Tường bàn với anh em trên tàu là sẽ mời Bác, đồng chí Nguyễn Lương Bằng và các đồng chí cùng đi ở lại ăn cơm với cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Sau khi anh Tư Tường báo cáo nguyện vọng của anh em với Bác, Bác vui vẻ nhận lời và bảo: Để Bác xem các chú nấu ăn có giỏi không?

Hôm đó, tàu cử đồng chí Hiên là người khéo tay nhất làm bếp và trực tiếp nấu nướng. Tôi và các đồng chí cùng tham gia mỗi người một việc, từ vo gạo, nhặt rau… Ai nấy đều rất vui và chăm chú làm việc như muốn góp phần công sức của mình vào bữa ăn “chiêu đãi Bác”. Trong lúc anh em đang loay hoay nấu nướng thì Bác xuống bếp. Nhìn quanh một lượt, Bác khen bếp sạch, ngăn nắp. Bác đang xem ngăn để gia vị, hành tỏi, chợt quay lại bảo với Hiên:

- Chú nấu cơm khê rồi! Anh Tư Tường cũng quay lại. Hiên vội bớt lửa, rồi mở vung nồi ra kiểm tra. Khi đó anh em mới ngửi thấy mùi cơm khê. Anh Tư Tường và anh em trên tàu rất áy náy về việc nồi cơm bị khê. Tất cả không ai nói một lời và cảm thấy như mình có lỗi với Bác. Trong lúc mọi người chưa biết xử lý thế nào thì Bác bảo: Chắc các chú đói rồi, cơm hơi khê, không việc gì, ta ăn thôi.

Bác nói với giọng dịu dàng, khoan dung, làm xua tan đi nỗi băn khoăn, lo lắng của mọi người. Nghe theo lời Bác, mọi người vui vẻ cùng ngồi vào bàn ăn.

Lúc đó tôi không nghĩ mình được vinh dự ngồi ăn cơm với Bác. Khi nghe anh Tư Tường bảo: “Bạch lên cùng ăn cơm với Bác”, tôi xúc động không nói nên lời. Ngoài tôi ra còn có Trung sĩ Bùi Văn Đào là lính tín hiệu.

Hôm ấy danh nghĩa là tàu mời cơm Bác nhưng cũng chỉ có món thịt gà luộc, lòng gà xào miến và nước luộc gà nấu miến làm canh. Còn bàn ăn thì kê ngay ở mạn phải đuôi tàu. Bác ngồi ở phía ngoài, sát với cọc lan can. Nhìn Bác vui vẻ ăn, chúng tôi mới đỡ lo. Lúc đang ăn, Bác gọi xuống bếp: Thức ăn của ta đã nấu xong chưa hả chú? Đồng chí phục vụ trả lời: Thưa Bác xong rồi ạ! Mang lên đây góp cùng ăn với Hải quân. Đồng chí phục vụ Bác bê lên một đĩa bốn con cá rô phi rán. Nhìn đĩa cá, Bác bảo: Ở giữa biển, Bác mời các chú ăn cá.

Sau này chúng tôi được biết bốn con cá rô phi là của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh biếu Bác, Bác dành cho bữa ăn với anh em ở tàu. Suy ngẫm về câu nói của Bác mới hay, phải chăng Bác muốn nhắc nhở sống ở khu vực có biển phải biết giăng lưới, thả câu bắt cá để cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với anh em trên tàu về bữa ăn hôm đó là khi sẻ thức ăn cho từng người, Bác bảo: Các chú ăn cơm với Bác hoặc ăn cơm phải ăn hết thức ăn, không được để thừa, thừa đổ đi thì lãng phí, để người khác ăn thừa của mình thì không được.

(Theo Trần Bạch, trích trong "Kể chuyện về Bác")

123. Người lãnh đạo cần nắm vấn đề như thế nào?

Tháng 8-1960, tôi về nước và được giao nhiệm vụ Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, đầu năm 1963 làm Phó Ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Mỗi lần đại biểu các Đảng bạn sang trao đổi kinh nghiệm với Đảng ta thường được Bác mời vào gặp. Mỗi lần như thế, tôi có nhiệm vụ vào gặp Bác trước khi khách đến độ 30 phút để báo cáo tình hình Đảng nước đó, kết quả và cảm tưởng của vị đại biểu về những ngày gặp các vị lãnh đạo Đảng ta. Mỗi năm, thường có hàng chục đoàn sang trao đổi kinh nghiệm với Đảng ta. Do trách nhiệm được giao, suốt tám năm (1961-1969) tôi được vào báo cáo nhiều lần với Bác. Các đồng chí giúp việc Bác thường cho tôi vào trước 30 phút, chờ có thể gặp trước giờ quy định hoặc đúng giờ quy định. Nếu báo cáo xong, còn thì giờ thì Bác thường hỏi chuyện về công tác, về tình hình trong nước và dư luận nhân dân về một sự kiện gì đó mới xảy ra. Mỗi lần như vậy tôi học tập được rất nhiều. Trong câu chuyện nhỏ này, tôi chỉ viết một số vấn đề cảm thấy bổ ích cho bạn đọc. Trước hết, Bác dạy “người lãnh đạo cần phải nắm vấn đề như thế nào?”.

Đầu năm 1963, lần đầu tôi vào báo cáo, chuẩn bị để Bác gặp một vị đại biểu Đảng bạn đến chào. Bác nhìn tập tài liệu dày 30 trang tôi cầm trong tay. Bác hỏi: Chú định gặp Bác bao nhiêu phút? Thưa Bác, 15 phút. 15 phút, chú không đọc xong tập báo cáo thì Bác còn thì giờ đâu để trao đổi? Chú gấp tài liệu lại, báo cáo trong một phút Bác nghe. Cũng may, tôi tự tay viết báo cáo nên chỉ phát biểu không đến một phút. Bác gật đầu: Chú nói ngắn như thế là được, nhiều chú giao cho cán bộ viết hộ rồi vào đọc như “thầy đọc”.

(Theo Song Tùng, trích trong "Búp sen xanh")

124. Những lần gặp Bác

Đầu năm 1962, tôi được về dự Hội nghị tổng kết phong trào “Trai gái Đại Phong” toàn miền Bắc tại Hà Nội. Khi toàn hội trường đứng lên đón khách thì bất ngờ tôi nhận ra Bác. Thế là tôi lại được gặp Bác. Chưa phải đợi đến mười năm sau, ngày Bác hẹn về thăm lại quê tôi mà tôi đã được gặp Bác! Đến giờ nghỉ, Bác bảo: Các cô, các chú đoàn Thanh Hóa đến Bác gặp. Anh em chúng tôi sung sướng hết chỗ nói. Khi đoàn Thanh Hóa tới, Bác nhận ngay ra tôi, Bác hỏi: Hợp tác xã cháu bây giờ làm ăn có khá không? Tôi đáp:

- Thưa Bác! Khá ạ, Bác khen: Tốt!

Một niềm vui sướng bất ngờ đến nữa là, riêng đoàn Thanh Hóa được Bác mời vào nơi ở và làm việc của Người. Bác lấy kẹo chia cho mỗi chúng tôi, Bác hỏi thăm hoàn cảnh từng người. Nghe xong, Bác bảo tôi: Cháu phải cố gắng lao động tích cực để nuôi mẹ, nuôi em. Mẹ khoẻ sau này mà nhờ. Các em lớn lên, sau này nó nuôi lại.

Tự nhiên nước mắt tôi ứa ra. Lúc ấy, tôi thấy Bác như một người ông hiền lành, giàu tình thương đang nói với tôi, một đứa cháu bé bỏng. Rồi Bác dẫn chúng tôi ra vườn của Bác ngắm hoa. Chỉ vào những bông hoa tươi thắm trong vườn, Bác bảo với chúng tôi: Đây là hoa thật cả đấy các cháu ạ. Ở quê các cháu còn nhiều người thích dùng hoa giấy lắm. Các cháu cố gắng trồng lấy hoa thật mà dùng.

Không nói ra nhưng có lẽ tất cả chúng tôi đều hiểu được Bác muốn nói điều gì qua câu ấy. Tất cả chúng tôi đều thưa với Bác: Thưa Bác! Chúng cháu sẽ trồng hoa thật ạ. Bác cười. Và cũng trong khoảnh khắc ấy, tôi kịp nhận ra, nước da Bác hồng hào hơn ngày về quê tôi.

(Theo Hoàng Thị An, trích trong "Bác Hồ với phụ nữ")

125. Những điều tôi biết về Bác Hồ

Bác thương yêu cán bộ rất chân thực, mộc mạc và xuất phát từ đáy lòng. Trong tám đồng chí: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi thì đồng chí Lợi là người dân tộc Nùng ở Cao Bằng. Anh bảo vệ Bác mấy năm thì xin Bác về với gia đình. Bác tiếc nhưng thông cảm với hoàn cảnh, biết lưu lại không được nên phải cho đồng chí Lợi về. Bác luôn luôn nhớ đồng chí Lợi. Hồi đó tôi công tác tại Cao Bằng. Hai lần được sang báo cáo công tác với Bác, Bác đều dặn tôi lên nói với địa phương thăm nom đồng chí Lợi, giúp đỡ khi ốm đau, kể cả đối với gia đình đồng chí.

Những lúc báo cáo công việc cũng chính là lúc được Bác giáo dục. Bác giao cho tôi và các đồng chí Tỉnh ủy Cao Bằng và Ủy ban Ngoại giao phải khéo giữ yên ổn vùng biên giới để khỏi bị bọn thân Pháp và phản động ở biên giới quấy rối ta trong lúc ta đang phải tập trung chống Pháp.        

Nói chung chúng tôi đã thực hiện được lời Bác dặn. Riêng tôi vì có quan hệ buôn bán với bọn cầm đầu trong chính quyền và quân đội ở biên giới nên quan hệ đôi bên cũng yên ổn. Có lần tôi về báo cáo ngắn gọn. Sau khi nghe xong Bác vui vẻ nhận xét rồi dặn thêm mấy điều mà đến nay tôi còn nhớ mãi. Bác dặn:

Bọn đặc vụ thân Pháp đang hoạt động ở biên để tìm hiểu tình hình của ta và phá hoại ta. Khi sang giao thiệp cái gì đáng nói hãy nói, cái gì không đáng nói thì đừng nói. Ngay trong gia đình cũng có những việc không nên nói cho bên ngoài biết. Chú đừng thật thà quá. Đi với Phật phải mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Các chú giữ yên biên giới như thế là tốt, nhưng thành ngữ có câu: "Cư yên tư nguy, cư trị bất vong loạn". Chú có hiểu hai câu đó không?

- Thưa Bác có ạ.

Bác cười. Thế là tôi lại khoác balô từ giã Bác để đi Cao Bằng. Khi đi đường, tôi suy nghĩ thấy Bác thật là một bậc túc nho. Bác thuộc các thành ngữ Hán rất nhiều, sử dụng rất nhuần nhuyễn và mỗi khi dùng thành ngữ là một lần Bác giáo dục cán bộ, để cho cán bộ trưỏng thành mà không cần nói dài.

(Theo Nguyễn Đức Thụy, trích trong "Bác Hồ sống mãi với chúng ta")

126. Suốt đời tôi không bao giờ quên

Năm 1946

Một hôm tôi được anh Nguyễn Đình Thi đến báo tin vui khá bất ngờ:

- Để chuẩn bị cho cuộc triển lãm sắp tới, Hội cử chị và hai anh Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung nặn tượng và vẽ chân dung Bác. Chúng tôi đã đề nghị và được Bác đồng ý rồi. Chị chuẩn bị nhé.

Nghe anh Thi nói, tôi bàng hoàng sung sướng. Mình được vinh dự lớn lao thế kia ư? Suốt từ lúc nghe tin, tôi cứ hồi hộp chờ được cho gặp Bác. Tôi luôn luôn tưởng tượng đến việc làm sắp tới của mình với sự náo nức và lo lắng. Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng mà tới hôm được gọi vào gặp Bác tôi vẫn cảm động đến lặng người đi trong giây phút. Anh Cung vẫn lúng túng với đôi dép đứt quai và phải mượn dây lưng để ăn mặc gọn gàng hơn. Chúng tôi được biết Bác rất giản dị nhưng vào gặp Bác, phải ăn mặc cho đàng hoàng, sạch sẽ. Lúc này hoàn cảnh đất nước đang đứng trước những khó khăn rất lớn. Thù trong giặc ngoài. Các đảng phái phản động chỉ rình thời cơ hòng bóp chết nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa tròn một tuổi.

Hàng ngày, Bác Hồ phải giải quyết biết bao công việc phức tạp bề bộn vậy mà vẫn dành cho chúng tôi thời gian làm việc ngay tại Bắc Bộ phủ. Khi ngồi đợi Bác ở phòng khách, mắt tôi vẫn chú ý nhìn ra cửa - cánh cửa phòng khách chỉ che một đoạn giữa nên trông thấy chân người đi ở ngoài. Thoáng thấy đôi giày vải lướt qua và ngay sau đó có người gọi chúng tôi sang phòng làm việc của Bác. Bác bắt tay và hỏi về cách làm việc. Chúng tôi trình bày ý định của mỗi người và xin phép Bác cho làm việc một thời gian. Bác hỏi:

- Một thời gian là bao nhiêu ngày? Chúng tôi dè dặt đáp:

- Thưa Bác, mười ngày ạ!

Bác đồng ý cho chúng tôi làm việc vào giờ Bác đọc báo hàng ngày - từ 6 giờ đến 8 giờ sáng. Bác cười vui vẻ hỏi chúng tôi:

- "Mẫu" phải ngồi như thế nào đây? Chúng tôi đề nghị Bác cứ ngồi đọc báo như thường vì chúng tôi muốn nặn tượng và vẽ Bác đang ngồi làm việc. Như vậy, Bác vẫn làm được việc và thoải mái tự nhiên hơn. Anh Cung, anh Vân thay nhau chạy quanh Bác để chọn các dáng ngồi. Còn  tôi, tôi đứng phía trước mặt Bác. Đồ dùng của tôi là giá nặn tượng, hòm gỗ thông đựng đất sét và dao, vừa nặng vừa lỉnh kỉnh. Thấy phòng làm việc của Bác quá sạch sẽ, tôi hơi lúng túng, Bác biết ý, cho người kiếm một chiếc chiếu "để cô Kim đặt giá và hòm đất", Bác bảo tôi:

- Lúc nào làm việc cũng phải mang đủ các thứ này à? Thế ra làm công tác văn nghệ cũng nặng nhọc vất vả nhỉ? Bác ung dung ngồi đọc báo. Trên chiếc bàn của Bác đặt hàng chồng báo đủ các loại, trong nước, nước ngoài. Tuy vậy, Bác cũng rất chú ý đến công việc của chúng tôi. Bàn làm việc của Bác kê thẳng để thích hợp với bố cục và ánh sáng, chúng tôi muốn kê chéo đi nhưng cứ ngần ngại. Bác hiểu ý, hỏi:

- Các chú và cô cần gì? Được Bác hỏi, chúng tôi mới dám nói. Bác bảo:

- Các chú và cô cần kê như thế nào để làm việc được tốt hơn thì cứ kê. Các anh Vân, Cung trong khi vẽ cần đo bằng thước và đứng xa mà ngắm. Công việc của tôi phải đo bằng com-pa mà phải đo trực tiếp vào khuôn mặt, mắt, mũi và râu của Bác và phải đo luôn. Không đo, nặn tượng không chính xác. Bác tinh ý bảo tôi:

- Cô cần đo cứ đo, đừng ngại. Không đo, làm không đúng thì hỏng việc.

Đứng trước Bác tôi vừa vui vừa sợ. Vui vì thấy Bác gần gũi, thân thiết quá. Sợ không biết mình có đủ sức để miêu tả được phần nào cái vĩ đại của Bác qua bức tượng sắp làm?

Một ngày được làm việc cạnh Bác hai giờ, tôi thấy thời gian trôi nhanh quá. Bấy giờ đã là đầu tháng 5 năm 1946. Bác sắp lên đường sang Pháp dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp.

Trong những ngày làm việc, thỉnh thoảng Bác lại cho anh Cung, anh Vân mấy điếu thuốc lá thơm. Bác mỉm cười nhìn hai anh rồi đưa cho tôi mấy chiếc kẹo:

- Cô Kim không biết hút thuốc thì Bác cho ăn kẹo. Một hôm thấy anh Cung cứ nghẹn cổ, liếc mắt nhìn lên bàn, Bác cười bảo:

- Hôm nay hết thuốc rồi! Ngày nào cũng vậy, cứ đúng tám giờ là Bác xếp báo và chúng tôi cũng thu dọn đồ đạc. Một buổi đã hơn tám giờ mà Bác vẫn đọc báo. Chúng tôi nháy nhau làm "tranh thủ". Đến tám rưỡi, Bác nhìn đồng hồ rồi vui vẻ bảo chúng tôi:

- Hôm nay "mẫu" làm thêm giờ, phải có bồi dưỡng đấy nhé! Chúng tôi cười xin lỗi:

- Thưa Bác, tại chúng cháu thấy Bác vẫn làm việc. Trước khi chúng tôi ra về, ngày nào Bác cũng lại xem tượng, xem tranh, Bác bảo tôi:

- Này, hai tai của Bác không đều nhau đâu. Bộ râu này thế mà khó nặn đấy nhỉ? Rồi Bác lấy ngón tay vẽ một đường trên trán bức tượng, ý muốn bảo tôi: Trán Bác có một đường gân nổi lên. Tôi xin Bác cho ý kiến, Bác cười, lát sau Bác nói:

- Cô làm, giống hay không thì cô phải biết chứ?

Làm việc bên Bác chúng tôi thấy thật thoải mái. Tượng tôi nặn chưa xong đã đến lễ sinh nhật Bác. Tối hôm ấy chúng tôi cũng được đến chúc mừng Bác cùng với Đoàn đại biểu của Hội Văn hóa cứu quốc. Các cơ quan và đoàn thể khác cũng đến rất đông. Sáng hôm sau, vừa vào phòng làm việc, Bác đã nói:

- Hôm qua, Bác cũng trông thấy cô và hai chú đến chúc Bác. Đông quá, Bác không tiếp chuyện được. Bác để phần bánh cho cô và hai chú đây, ra ăn đi đã.

Thường ngày, chúng tôi làm việc từ sáu giờ nhưng thường đến trước mười hay mười lăm phút và ngồi chờ ở phòng khách. Khi nào thấy đôi giày vải lướt qua, biết là Bác, chúng tôi sang ngay phòng làm việc. Một hôm ngồi đến sáu giờ rưỡi vẫn không thấy đôi giày vải đi qua, chỉ thấy đôi dép cói đi đi lại lại. Chúng tôi băn khoăn hay là Bác mệt. Vừa lúc đó, một đồng chí vào gọi chúng tôi sang kẻo Bác ngồi đợi lâu rồi. Chúng tôi vội vàng sang phòng làm việc. Bác hỏi ngay:

- Sao hôm nay các chú và cô đến muộn thế?

Chúng tôi thưa với Bác vì không thấy đôi giày vải của Bác đi qua, Bác cười:

- Thế là không biện chứng tí nào. Bác có thể đi giày khác chứ. Rồi Bác bảo:

- Hôm nay đau chân nên Bác phải đi dép.

Và từ hôm ấy, hôm nào Bác cũng đi dép. Chúng tôi được làm việc với Bác quá cả hạn mười ngày, mãi tới ngày Bác đi dự Hội nghị Phông-ten-nơ-blô mới thôi.

Những ngày được làm việc bên Bác là những ngày làm việc lịch sử ghi lại những ấn tượng sâu sắc trong đời tôi. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, vợ chồng tôi và hai cháu gái phải đi hết nơi này đến nơi khác. Tôi sẵn sàng làm mọi việc từ trang trí sân khấu, hóa trang, nhắc vở cho đoàn kịch Giải phóng do chồng tôi - anh Phạm Văn Đôn - làm Trưởng đoàn.

Một lần, vào khoảng năm 1951, anh Hoài Thanh đi công tác vào Khu IV, rẽ đến chỗ tôi đang công tác. Anh cho tôi một ít giấy vẽ và bảo: "Bác vẫn nhắc đến chị đấy". Anh kể thêm: "Một hôm, tôi được gặp Bác, Bác hỏi: "Cô Kim dạo này có còn vẽ, còn nặn tượng không?". Được nghe Bác nhắc đến mình, tôi sung sướng đến chảy nước mắt. Và bỗng dưng những vướng mắc, băn khoăn trong bước đường công tác tan biến đi đâu mất, chỉ còn lại trong lòng một niềm hân hoan náo nức, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng, cho kháng chiến. Bức tượng bán thân của Bác tôi sáng tác hồi 1946, hiện đang bày ở Viện Bảo tàng Cách mạng.

Trước khi rút khỏi Hà Nội, chúng tôi giấu bức tượng Bác vào bệ thờ ngôi nhà thờ tổ tiên. Sau ngày giải phóng Thủ đô, chúng tôi mới phá bệ thờ lấy ra. Đó là kỷ niệm thiêng liêng về Bác.

Năm 1952 ở chiến khu Thái Nguyên, tôi làm một bức tượng đắp nổi Bác Hồ. Năm 1970 và 1971 tôi sáng tác hai tượng bán thân của Bác, trong đó có một bức "Bác Hồ năm 1930". Một bức nhớ lại dáng Bác đang ngồi làm việc: Một tay cầm bút viết, một tay chặn lên tờ báo, trên hai ngón tay vẫn kẹp điếu thuốc hút dở. Năm 1972, tôi đã phác thảo lần thứ hai bức tượng toàn thân về Bác, cao hai mét. Mỗi lần đứng trước phác thảo, tôi bồi hồi nhớ lại những lần được gặp Bác. Bác hồi đầu cách mạng râu tóc còn đen, mắt sáng như hai ngôi sao.

Thời kỳ sau hòa bình 1954, mắt Bác vẫn sáng nhưng tóc đã nhiều sợi bạc. Trong cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1957, tôi được vinh dự giới thiệu tranh với Bác. Vừa trông thấy tôi, Bác đã hỏi ngay:

- À, cô Kim. Thế nào, dạo này cô vẫn còn phải "đo đo" (Bác giơ tay phác một cử chỉ) đấy chứ?

Ôi chao, Bác bận trăm công nghìn việc mà vẫn còn nhớ được tôi. Sự quan tâm của Bác đối với văn nghệ sĩ thật là sâu sắc. Tôi chỉ còn biết tự nhắc nhủ mình phải phấn đấu, phải để hết tâm trí vào nghệ thuật, dùng nghệ thuật của mình phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Đến nay, nhiều người xem bức tượng Bác đều bảo Bác hơi gầy. Đúng, Bác hơi gầy. Tôi rất thích bức tượng ấy vì tôi nghĩ: Ngày ấy Bác mới ở chiến khu về, bao nhiêu năm chiến đấu không mệt mỏi, hết nhà tù này sang nhà lao khác. Cách mạng thành công rồi nhưng đất nước còn biết bao khó khăn. Bác làm gì có thì giờ nghỉ ngơi. Có lúc nào đầu óc Bác được thảnh thơi. Mấy chục năm đi theo cách mạng, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và hiện nay đang xây dựng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, con người nghệ sĩ của tôi được rèn luyện, thử thách và lớn lên rất nhiều. Tuy nhiên cũng có lúc những khó khăn, vướng mắc đã day dứt tôi. Song mỗi lần như thế, cứ nghĩ đến sự quan tâm của Bác, cứ nghĩ đến câu nói: "Thế ra làm công tác văn nghệ cũng nặng nhọc, vất vả nhỉ" là tôi thấy như Bác thông cảm, động viên mình và phấn đấu vượt qua. Đến tận bây giờ câu nói của Bác vẫn luôn vang vọng. Suốt đời tôi không bao giờ quên.

(Theo Nguyễn Thị Kim kể, trích trong "Bác Hồ với phụ nữ Hà Nội")

Tâm Trang (tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/