Chỉ mục bài viết

 111. Kỷ niệm không quên

Tôi sinh ra và lớn lên trên sông nước. Bố mẹ tôi làm ở Hợp tác xã thuyền buồm Hợp Nhất chuyên chở sỏi cát. Do hoàn cảnh gia đình đông con, nghèo, nay đây mai đó, tôi là con lớn phải bế hết em này đến em khác nên không được ăn học đến nơi đến chốn. Năm 17 tuổi tôi phải theo thuyền, khi chèo đẩy, khi ngược gió phải lên bờ kéo dây. Sau hai năm, tôi được về công tác ở Công ty Vận tải đường sông. Năm 1965, tôi được Công ty cho đi học trường trung cấp hàng hải khóa 8 ở Hải Phòng. Lớp của tôi có 6 học sinh con gái, hai người học máy, bốn người học boong (lái). Đây là lớp đầu tiên có con gái học boong máy.

Học xong, chúng tôi lại được trở về công tác tại Công ty Vận tải đường sông Hà Nội. Công ty giao cho chị em chúng tôi hai con tàu nhỏ bằng gỗ. Lúc ấy đang thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có phong trào "ba đảm đang", hai con tàu của chúng tôi được mang tên "ba đảm đang" tự hào ấy, Nguyễn Thị Đông là thuyền trưởng tàu "ba đảm đang" số 1, tôi là thuyền trưởng tàu "ba đảm đang" số 2.

Được biết mình là thuyền trưởng con gái đầu tiên và hai con tàu đều do con gái quản lý, chúng tôi bảo nhau phải đoàn kết phấn đấu hết sức mình. Tàu của tôi có Mai là thuyền phó, Xuyên là máy trưởng, Điển là máy phó và Loan là thủy thủ. Chúng tôi chở hàng đường dài, khi đi Phú Thọ, Tuyên Quang, khi đi Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, mỗi con tàu của chúng tôi kéo theo 6 chiếc thuyền, mỗi thuyền chở 30 tấn hàng.

Do thời chiến, hai con  tàu của chúng tôi được trang bị 10 khẩu súng trường. Thường là đêm đi ngày nghỉ. Bao giờ chúng tôi cũng tìm đủ cành lá ngụy trang cho tàu và giấu tàu ở những nơi xa làng mạc, dù đến địa phương nào chúng tôi cũng phối hợp với dân quân, nếu máy bay giặc đến đánh phá thì hiệp đồng chiến đấu. Đi đường dài được hơn một năm, hai tàu "3 đảm đang" được chuyển sang công tác đưa đồng bào qua sông Hồng. Sông rộng, người đông. Tiếng còi báo động vang lên liên tiếp, chúng tôi càng phải khẩn trương để không ứ đọng người ở bến. Ngày đầu tiên chúng tôi chỉ đưa được trên một vạn người qua sông. Vừa lái tàu vừa quan sát, rút kinh nghiệm từng ngày để sắp xếp phương tiện, sửa sang bến làm bậc cho đồng bào lên xuống dễ dàng, nhất là chúng tôi động viên lẫn nhau phải bình tĩnh dũng cảm để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó chúng tôi đã đưa được tám vạn người qua sông mỗi ngày.

Cho đến một hôm tôi ghi vào nhật ký là 19/8/1967 hôm ấy trời đẹp lắm. Từng đám mây trắng mỏng như tơ non nhẹ nhàng trôi trên nền trời mùa thu xanh trong. Nước sông Hồng đỏ phù sa cuồn cuộn. Vào khoảng gần 2 giờ chiều, hai con tàu của chúng tôi vừa cập bến buông neo, đồng chí Trần Nghiên chủ nhiệm Công ty xuống tàu một cách vội vã:

- Các cô lên bờ ngay, chiều nay chúng ta sẽ đi gặp đoàn nhà báo quốc tế. Chúng tôi nhao nhao lên là gặp nhà báo quốc tế thì phải ăn mặc cho tươm tất nghĩa là phải cho chúng tôi có thì giờ chuẩn bị. Song đồng chí chủ nhiệm lắc đầu:

- Không cần, không cần. Người ta muốn tiếp các cô một cách thật tự nhiên như lúc các cô đang lao động ấy. Điều cần thiết là khi người ta hỏi thì trả lời cho đàng hoàng, không được e lệ như cô dâu về nhà chồng đâu đấy.

Điều đồng chí chủ nhiệm căn dặn quả là đúng lý. Vì chúng tôi cầm lái cho con tàu xuôi ngược trên sông nước có khi gặp mưa to gió lớn hoặc máy bay giặc  gầm rít trên đầu nhưng vẫn vững vàng, có khi gặp trường hợp cần phải đối đáp với thanh niên trong nghề nghiệp hay lúc mọi người tò mò quan sát "con gái lái tàu" chúng tôi vẫn bình tĩnh, thản nhiên. Song cứ hỏi đến thành tích, đến sự phấn đấu, rèn luyện v.v... là chúng tôi rất hoảng, sẽ nói chẳng ra đâu với đâu. Gặp nhà báo chúng tôi đã ngại đằng này lại là nhà báo quốc tế.

Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải chấp hành nghiêm mệnh lệnh cấp trên, lên bờ ngay. Vừa đi tôi vừa tranh thủ chải lại mái tóc, buộc thành hai túm nhỏ sau gáy. Lên đến bờ đã thấy chiếc xe com-măng-ca chờ sẵn. Đồng chí Trần Nghiên cùng lên xe với chúng tôi. Đó là điều làm chúng tôi yên tâm hơn, vì có người "đỡ đòn" khi lúng túng.

Chiếc xe đưa chúng tôi qua đường Điện Biên Phủ, Trần Phú rồi đến quãng rẽ vào Câu lạc bộ quốc tế. Chúng tôi khẽ bấm nhau chắc là gặp đoàn nhà báo ở đây. Nhưng chiếc xe cứ đi thẳng vào Phủ Chủ tịch. Bọn chúng tôi nhìn nhau, không ai bảo ai, đều nghĩ ngay chắc sẽ được gặp Bác. Mới nghĩ thế thôi, tim tôi đã đập thình thịch. Đồng chí đi đón chúng tôi lúc này mới nói:

- Bác cho chúng tôi đi đón các đồng chí lên gặp Bác, trong khi chờ đợi, các đồng chí hãy đi xem vườn hoa, toàn cây Bác trồng đấy, Bác đang bận một chút.

Nghe đồng chí giúp việc Bác nói, chúng tôi sung sướng ôm choàng lấy nhau. Chúng tôi được gặp Bác Hồ. Điều vui sướng vô vàn và quá bất ngờ làm chúng tôi luống cuống. Ôi nếu biết trước, chúng tôi phải ăn mặc chỉnh tề chứ mấy chị trong tàu tôi còn mặc cả bộ quần áo lao động rộng thùng thình thế kia! Nhưng chúng tôi lại an ủi lẫn nhau:

- Hồi rời nước nhà ra đi tìm đường cứu nước cứu dân, Bác từng làm bồi tàu cơ mà! Bác cũng đã lao động như chúng ta. Riêng tôi, tôi bồi hồi xúc động. Các bạn tôi chắc cũng tâm trạng như thế. Tôi chợt nhớ tới bố mẹ với những cuộc đời lênh đênh trên sông nước. Chẳng riêng gia đình tôi, trong chị em cùng đi với tôi hôm nay, có chị đã ra đời trên chiếc xuồng nát dưới một lùm tre... và chúng tôi thường được cha mẹ răn dạy:

- Cuộc đời của chúng tao xưa kia cực lắm. Một khoang thuyền hẹp, ăn đấy ngủ đấy. Ngày nắng đã vậy, ngày mưa lấy áo tơi bằng lá che trùm cho con cái, còn mình cứ ngồi thu lu mong trời mau tạnh. Một chữ bẻ đôi không biết. Bây giờ các con được lên bờ, được học hành, con gái cũng được đi lái tàu. Thật là đổi đời, thật là sung sướng. Đó là ơn của Đảng, của Cụ Hồ, các con phải sống cho xứng đáng... Bố mẹ ơi, chúng con sắp được gặp Bác Hồ, chúng con vinh dự hơn bố mẹ nhiều lắm. Gặp Bác, con sẽ nói những điều mà bố  mẹ vẫn dạy dỗ con, những điều bố mẹ muốn nói với Bác...

Các bạn tôi thì thầm với nhau:

- Trước kia cứ bảo nhau có lẽ chẳng bao giờ được gặp Bác. Bác trăm công ngàn việc, đồng bào cả nước ai cũng gặp thì bao giờ đến lượt mình. Vậy mà hôm nay chúng ta được gặp Bác. Ôi cứ như người nằm mơ ấy.

Chúng tôi sửa sang lại quần áo cho ngay ngắn, vuốt lại tóc cho nhau. Một lát sau, chúng tôi được đưa vào phòng khách, mấy chị rụt rè không dám bước vào. Đồng chí giúp việc Bác thấy vậy cười thân mật:

- Đây là nhà của Bác, các cô đã được đón vào đây thì cứ tự nhiên.

Được lời, chúng tôi bạo dạn hẳn lên. Ai nấy tự tìm chỗ ngồi và không ai bảo ai, đều ngắm chung quanh. Đó là một căn phòng nhỏ kê vừa đủ hai chiếc bàn dài phủ vải trắng, trên đặt mấy bát hoa hồng. Hai bên bàn là những chiếc ghế tựa mà chúng tôi đã ngồi.

Trước mặt tôi đặt một bát hoa rất đẹp. Tôi chỉ vào bông hồng bạch đang còn hàm tiếu, xí phần với các bạn:

- Bông này là của tớ. Lát nữa tớ phải xin Bác. Bỗng một chị ngồi phía trước mặt tôi đứng dậy:

- Bác đã đến!

Tôi vội ngoảnh nhìn ra và đứng lên theo. Bác đã đến bên bàn. Chúng tôi vỗ tay và ùa đến vây quanh Bác, ríu rít, quên phắt những lễ nghi đã định khi Bác đến, quên phắt những bộ quần áo quá xuềnh xoàng làm chúng tôi ngượng nghịu.

Bác vui vẻ ra hiệu cho chúng tôi về chỗ ngồi rồi cất tiếng hỏi:

- Cháu nào là thuyền trưởng, cháu nào là thuyền phó và máy trưởng?

Chúng tôi chưa kịp thưa, đồng chí giúp việc của Bác đã giới thiệu từng người trong chúng tôi với Bác:

- Thưa Bác, cả hai cô Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Đông là thuyền trưởng. Nguyễn Thị Thục, Trương Thị Xuyên là máy trưởng, cô Mai, cô Tạo là thuyền phó. Còn các cô Điền, Thanh, Bát, Loan là máy phó và thủy thủ.

Lúc này tôi mới nhớ ra đồng chí giúp việc Bác có dạo rất hay xuống tàu xem chúng tôi làm việc. Tôi cứ tưởng đồng chí là người trên công ty. Thảo nào mà đồng chí thuộc tên chúng tôi thế. Bác quay sang đồng chí Trần Nghiên:

- Còn chú này, chú làm gì?

Đồng chí Nghiên vội đứng lên:

- Thưa Bác, cháu làm Bí thư Đảng ủy Công ty Vận tải đường sông Hà Nội ạ!

Khi đã biết rõ từng người, Bác đưa cho chúng tôi mỗi người một mảnh giấy và nói:

- Các cháu viết đi, viết rõ họ tên, bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, bố mẹ làm nghề gì?

Chúng tôi cắm cúi viết theo lời Bác. Đến đồng chí Nghiên cũng cầm lấy một mảnh giấy thì Bác xua tay, nói vui:

- Chú không có "tiêu chuẩn" viết.

Chúng tôi đưa những mảnh giấy đã ghi cho Bác. Bác xem rồi gật đầu:

- Bố mẹ là dân thuyền, con cũng là dân thuyền rồi là thuyền trưởng, thủy thủ thế là tốt lắm.

Bác hỏi đồng chí Trần Nghiên:

- Công ty của chú đang làm gì?

- Thưa Bác, công ty chúng cháu làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa. Từ ngày giặc Mỹ bắn phá Thủ đô, chúng cháu nhận thêm việc đưa nhân dân qua sông Hồng ạ!

Bác chăm chú nghe rồi kể lại một câu chuyện đại ý ngày xưa Bác cũng thường qua sông qua đò, song người lái đò không hề nghĩ đến khách, đợi đò đầy người mới chở. Khách đợi hàng buổi, mưa, nắng cũng mặc. Bây giờ địch đánh phá Thủ đô, các cháu có nhiệm vụ đưa đồng bào đi sơ tán. Đồng bào đi như vậy có rất nhiều khó khăn, các cháu phải làm sao cho mọi người đi lại thuận tiện dễ dàng...

Ngồi nghe chuyện của Bác trong lòng chúng tôi càng thấm thía. Bác nói giản dị mà như thấu hiểu từng suy nghĩ của chúng tôi. Nhiều lần chúng tôi muốn tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại giống người lái đò ngày xưa là đợi người xuống đầy phà mới nhổ neo. Như vậy người xuống trước phải đợi hàng giờ, hơn nữa đường xuống bến còn gập ghềnh, cầu tàu lại hẹp, lại nhỏ, cụ già dễ bị vấp ngã. Ngay ngày mai chúng tôi phải khắc phục những việc này.

Bác quay sang hỏi đồng chí Nghiên:

- Tàu của các chú đi những đâu?

Đồng chí Trần Nghiên thưa với Bác là tàu của công ty đi khắp các triền sông vận chuyển lương thực, thực phẩm, chất đốt về cho nhân dân thành phố.

Bác lại hỏi:

- Thế các chú có làm cái mà các chú vẫn gọi là "vận trù học" không?

Chúng tôi hiểu Bác muốn hỏi về việc kết hợp hàng hai chiều và đưa mắt nhìn nhau tỏ ý nhắc nhau Bác thông thạo nghiệp vụ vận tải lắm đây.

Đồng chí Nghiên thưa:

- Thưa Bác, cũng có đường kết hợp được hàng hai chiều, có đường không làm được vì không có hàng ạ!

Bác hỏi tiếp:

- Tàu của công ty ta có to không? Đồng chí Nghiên báo cáo với Bác tàu to nhất của công ty cháu là 150 mã lực. Bác cười nhắc nhở:

- Gọi là sức ngựa chứ đừng gọi là "mã lực" - quay sang chúng tôi.

Bác hỏi - các cháu có biết tại sao người ta lấy sức ngựa mà không lấy sức trâu bò làm đơn vị đo sức kéo của máy không? Điều này các thuyền trưởng và máy trưởng đều đã được học ở trường trung cấp hàng hải, không hiểu sao khi Bác hỏi, chúng tôi chẳng thể nhớ ra. Thấy Bác nhìn như khuyến khích, tôi ấp úng:

- Thưa Bác, vì ngựa khỏe, dai sức và chạy nhanh ạ. Bác cháu được một trận cười giòn tan. Tôi đỏ bừng cả mặt không dám nhìn Bác. Bác giải thích rằng ngày xưa ở bên Châu Âu ngựa kéo thay sức người. Sau đó khi phát minh ra máy nổ, người ta lấy sức ngựa làm đơn vị đo sức máy. Bác nói dễ hiểu quá. Bác hỏi về hai con tàu của chúng tôi rồi dặn dò:

- Bây giờ đất nước đang có chiến tranh, đồng bào còn nhiều vất vả. Các cháu phải khẩn trương, dũng cảm phục vụ nhân dân đánh thắng giặc Mỹ. Các cháu phải vừa làm vừa chiến đấu, vừa học thêm văn hóa và kỹ thuật nữa. Bây giờ các cháu lái tàu nhỏ, sau này các cháu sẽ lái con tàu to hơn.

Bác nói với đồng chí Nghiên:

- Chú là Bí thư Đảng ủy, phải tạo điều kiện, chăm lo cho các cháu học hành tiến bộ hơn. Bác giở tờ báo Hà Nội mới có in bài và ảnh về đồng chí Nguyễn Văn Tường do bình tĩnh dũng cảm đã đưa tàu qua cầu Long Biên giữa lúc địch ném bom. Bài báo ấy được Bác dùng bút chì đỏ đánh dấu. Bác hỏi đồng chí Nghiên:

- Chú Tường ở đơn vị chú phải không? Đồng chí Nghiên đã đọc bài báo ấy, nhưng Bác hỏi đột ngột nên trả lời lúng túng:

- Thưa Bác, vâng ạ!

Bác cười rất vui:

- Chú xem lại đi, chú Tường ở xưởng đóng thuyền chứ có phải là người của chú đâu mà chú "vơ vào" thế!

Chúng tôi lại được dịp cười khúc khích.

Sau bốn mươi lăm phút Bác cháu trò chuyện thân mật, Bác đứng dậy nói:

- Bác cháu ta gặp nhau thật vui vẻ, bây giờ Bác đưa các cháu đi xem phim với Bác.

Ở phòng xem phim tôi thấy có nhiều đồng chí bộ đội trẻ. Xem xong bộ phim hoạt hình "Con gấu giấu mặt trăng" Bác quay sang tôi đang ngồi cạnh:

- Cháu Lan này, mấy con thỏ đang vui chơi sao lại đốt đuốc làm gì nhỉ?

Tôi dè dặt thưa với Bác:

- Thưa Bác, bầy thỏ đang nhẩy múa dưới ánh trăng bị gấu giấu mặt trăng nên chúng đi tìm gấu đòi lại ánh sáng ạ!

Bác gật gật đầu. Các anh bộ đội - tôi đoán là trong Đội Bảo vệ Phủ Chủ tịch - thấy mười chị em tôi bèn hỏi chuyện. Bác bảo chúng tôi hát cho vui. Các anh bộ đội hát rất nhiều bài. Đến lượt chúng tôi, tôi thưa với Bác là chúng cháu hát không hay. Bác cười:

- Không hay cũng cứ hát đi.

Chúng tôi bảo nhau hát bài "Cô gái lái tàu", bài hát mà lần anh Đỗ Nhuận cùng các nhạc sĩ khác đến thăm chúng tôi đã sáng tác ngay tại chỗ.

Tàu hôm nay chở hàng hay khách

Xuôi Thái Bình hay ngược dòng Lô?

Tuổi năm nay em bao nhiêu nhỉ?

Mà bây giờ em lái con tàu đi

Ơ... con cháu Bác Hồ ngại chi gian khổ...

Chúng tôi hát xong, cánh bộ đội vỗ tay râm ran hẹn: "Chở nhiều hàng cho các anh nhé" chúng tôi cũng nhắc "Các anh bắn rơi nhiều máy bay giặc Mỹ nhé". Trở lại phòng khách, Bác bảo chúng tôi uống nước, ăn bánh và nhắc gói bánh đem về. Lúc này, chị Đông mới hỏi xin Bác những bát hoa. Bác vui vẻ nói:

- Các cháu cứ lấy đi. Bác nghe cháu Lan dành phần bông hồng trắng còn tất cả các cháu chia nhau nhé.

Chúng tôi vui sướng chia nhau những bông hoa tươi thắm. Người thì cài lên mái tóc, người thì nâng niu cầm về cho bè bạn, gia đình.

Xe ô tô đưa chúng tôi trở về tới đơn vị thì đèn điện vừa bật sáng. Tin chị em hai tàu "ba đảm đang" được lên gặp Bác chẳng mấy chốc đã lan nhanh trên sông nước. Thủy thủ các tàu bạn tới tấp đến hai tàu của chúng tôi để chia vui. Chúng tôi đem kẹo và hoa của Bác cho mọi người. Tôi phải kể lại không biết bao nhiêu lần câu chuyện được gặp Bác khi trở về khu tập thể Hợp tác xã thuyền buồm Hợp Nhất ở bên kia sông Hồng. Bố mẹ tôi, các em tôi và bà con cô bác xóm giềng ai cũng chăm chú lắng nghe, và mọi người cứ thích biết lúc Bác nói, Bác hỏi thì thái độ, cử chỉ của Bác thế nào...

Riêng chị em chúng tôi bàn bạc với nhau làm sao thực hiện được lời Bác dạy. Chúng tôi làm lại đường xuống bến cho rộng hơn, mắc đèn ở cạnh đường để đồng bào đi lại dễ dàng, cầu tàu cũng được đóng rộng hơn và về thời gian, cứ đúng giờ quy định là chúng tôi nhổ neo để đồng bào qua sông, không phải chờ đợi...

Mười tám năm đã qua kể từ ngày chúng tôi được lên gặp Bác. Cuộc sống và nghề nghiệp trên sông nước đối với tôi trước sau vẫn thiết tha gắn bó. Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe, các bạn tôi hầu hết đã lên bờ, thay đổi công tác. Tôi lập gia đình, rồi có con nhỏ. Trong thời gian chống Mỹ, chồng tôi công tác ở phòng kỹ thuật sửa chữa máy nổ phải đi vào phía Nam phục vụ mấy năm liền. Tôi gửi con cho cô Xuân em gái mới 14 tuổi, Xuân vừa trông nom ba em vừa trông cháu vì bố mẹ tôi vẫn đi xà lan chở hàng, hàng tháng mới về. Riêng tôi, tôi vẫn làm thuyền trưởng cho đến nay...

Từ Phòng công đoàn của Công ty nhìn ra phía sông, trời vẫn còn sương mờ mờ. Một con tàu chợt chạy lướt qua khoang cửa nơi chúng tôi nhìn ra. Chị thuyền trưởng Nguyễn Thị Lan khẽ đập vào cánh tay tôi:

- Chị nhìn kìa, con tàu của chúng tôi cũng giống như thế đó. Chị thấy cảnh sông nước có đẹp không?

Khi chị dẫn chúng tôi lên con tàu nhìn vóc dáng mảnh mai của chị với mái tóc uốn cao, đôi guốc gót nhọn, ai dám bảo đó là chị thuyền trưởng đã nhiều năm lái tàu đi trên khắp các triền sông? Và khi đã ngồi trên tàu rồi, chị Lan say sưa kể về sông, về nắng gió, về mây trời... về những đêm trăng và cả những ngày giông bão... Nhưng rồi chị thú thật:

- Hai mươi năm lái tàu, dù đẹp trời thì tôi vẫn phải chăm chú nhìn vào bánh lái. Chưa một lần nào tôi được đi chơi, ngồi trên tàu ngắm trời mây sông nước một cách thảnh thơi. Tuy nhiên, tôi vẫn yêu nghề, có lẽ tôi sẽ lái tàu cho tới lúc đủ tiêu chuẩn nghỉ hưu.

Trong cuộc đời làm thuyền trưởng, lần được gặp Bác Hồ kính yêu là kỷ niệm không thể quên, không thể phai mờ, mặc dù lâu lắm rồi, hôm nay tôi mới kể lại...

(Theo Nguyễn Thị Lan, trích trong "Bác Hồ với phụ nữ Hà Nội")

112. Bác ơi! Thương nhớ vô vàn

Tôi về xã Bình Hàng Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp tìm đến nhà ông Huỳnh Văn Đầy (Tư Tây), như để tìm thăm chiêm ngắm một “Bông Hoa Đất” theo cách nói ví von của nhà giáo Phương Thanh, người đang dạy học ở Cao Lãnh, đất xoài cát ngon nức tiếng, người vừa viết một bài viết ngắn in trên chuyên trang Văn nghệ Cao Lãnh, cho tôi những chi tiết đầy ấn tượng về "Bông Hoa Đất" Tư Tây - Huỳnh Văn Đầy!

Ông Tư đã gần chín chục tuổi, ông là một cán bộ cách mạng lão thành, người đã có 60 năm tuổi Đảng. Mấy chục năm nay, ngày nào cũng thấy ông băng qua hết lối này tới ngõ kia. Khi thấy ông ở Ủy ban nhân dân xã gặp các đồng chí lãnh đạo để bàn bạc công chuyện xã hội, tham mưu hiến kế nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh trật tự tại địa phương. Khi ông ngồi với bà con trong xóm ấp để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân, cũng có khi ông ngồi vận động nhân dân đóng góp công của xây dựng cầu đường, giúp đỡ các cháu con nhà nghèo hiếu học. Ông Tư Tây tuổi cao, chân chậm, mắt mờ trên đường làng. Bên mình ông là chiếc giỏ xách đựng nhiều thứ giấy tờ.

Trong giỏ có một thứ không thể thiếu, luôn được ông gìn giữ rất cẩn thận. Đó là những bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những người quen biết ông, hỏi lý do giữ ảnh, đã nghe ông trả lời rõ ràng từ lâu rồi:

- Để nhà nào có nhu cầu lập bàn thờ, hoặc treo là có tặng liền!

Tính ra, từ khi ông nghỉ hưu năm 1978 đến nay, số ảnh chân dung Bác Hồ ông đã tặng bà con lên tới 1.200 bức.

Toàn bộ số tiền mua ảnh, tiền ép nhựa, tiền mua khung vô ảnh cho trang trọng từ tiền lương hưu của ông.

Ngồi trò chuyện với tôi một cách chân tình là một ông già Nam Bộ. Ông hiền từ, ít nói, ít cười cũng ít muốn bộc lộ về bản thân mình. Nghe chuyện, biết rõ ý định của tôi, ông Tư hỏi:

- Chú có đọc bài viết về tôi in trong chuyên trang Văn nghệ Cao Lãnh rồi phải không? Đó, việc tôi làm có bấy nhiêu, nói hết rồi.

Tôi nhỏ nhẹ bày tỏ:

- Cháu muốn hỏi để biết thêm điều này: Riêng về chuyện tình cảm với Bác Hồ kính yêu, chắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ bác từng có những kỷ niệm, ký ức hay ấn tượng sâu sắc nào đó nên khiến bác tâm huyết như vậy?

Ông Tư ngồi trầm ngâm một hồi mới lên tiếng:

- Có chứ! Tôi đi theo cách mạng từ ngay sau tháng 8-1945, đi theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lúc đó chỉ nghe nói tên Người chớ đâu có thấy chân dung hình ảnh của Người như thế nào đâu. Chừng mấy năm sau khi tỉnh  mình tổ chức lễ thành lập Mặt trận ở khu căn cứ, tôi được cử đi dự. Thiệt là xúc động khi lần đầu tiên được nhìn thấy ảnh Bác Hồ - Bức chân dung thể hiện một con người mà chỉ mới nhìn thoáng qua đã có thể nhận ra nét cương nghị, tinh anh, bao dung, nhân ái. Lòng tin của tôi với Đảng, với Bác trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ càng ngày càng thêm bền chắc kể từ bữa đi dự lễ ấy. Ông Tư chậm rãi hớp một ngụm trà. Rồi kể tiếp: - Có một lần, đâu như năm 1950, trong một chuyến tôi đi cùng một đồng chí sang cù lao Tân Lộc, Thốt Nốt, Cần Thơ dự hội nghị, khi trở về, lúc đang vượt qua sông trên một chiếc xuồng nhỏ thì bị tàu Tây pha đèn phát hiện bắn xối xả. Chúng tôi phải bỏ xuồng lặn thoát thân. Khi vào được trong bờ thì trời đã gần sáng. Nhắm hướng chúng tôi biết mình đang ở một xóm thuộc khu vực xã đạo Hòa Hảo đất Lai Vung. Hết nguy hiểm này lại gặp nguy hiểm khác! Hồi ấy, nghe nói giữa Việt Minh với Hòa Hảo còn đương có chuyện hiềm khích nhau, chúng tôi lấy làm ái ngại lắm. Đương lúc vừa lạnh vừa đói, tôi nảy ra ý nghĩ: Bà con mình dù theo đạo nào cũng là người Việt Nam, mất nước bị thằng Tây nó hà hiếp như nhau, cùng là người nông dân biết coi trọng nghĩa khí khi thấy người khác hoạn nạn, nên thử liều một phen xem sao. Chúng tôi mò mẫm tới một ngôi nhà lá nhỏ đang leo lét ánh đèn, bên trong thấy một ông già ngồi rị mọ nấu nước châm trà. Nhà không đóng cửa, chúng tôi bước vào. Ông già ngẩng lên nhìn, hỏi:

- Mấy chú ở đâu? Tìm ai?

- Dạ! tụi cháu là dân đi buôn, qua sông bị chìm xuồng, ghé đây xin bác giúp đỡ.

Ông già chăm chú nhìn chúng tôi một hồi mới tiếp tục lên tiếng:

- Mấy chú cứ nói thiệt đi, bộ dạng mấy chú như thế này không giống người đi buôn đâu. Lúc khuya tôi có nghe tiếng súng nổ rân trời. Có phải mấy chú là…?

Biết không giấu được ông già, tôi thú thiệt:

- Dạ! Tụi cháu là cán bộ Cụ Hồ!

Ông già chợt à lên một tiếng, nét mặt tươi cười:

- Có vậy chớ! Tui mặc dù theo đạo Hòa Hảo, thờ Đức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng biết mấy chú theo Cụ Hồ đánh Tây giành độc lập cho dân mình, tui rất nể, nên việc gì phải giấu. Rồi ông đứng dậy xăng xái đi tìm hai bộ quần áo khô đưa cho chúng tôi thay, lại biểu vợ con đi bắt gà nấu cháo, sau đó còn chỉ dẫn cách thức cho chúng tôi vượt qua đồn bót địch một cách an toàn. Từ đấy tôi càng hiểu: Tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ đâu chỉ có riêng ở những người đi theo Việt Minh như chúng tôi hồi ấy. Bởi vậy… trên nét mặt bác Tư Tây chợt nở nụ cười hiền hậu, chân thành. Ông bảo mấy việc ông làm không cần nhắc chi nhiều.

Bất chợt ông vỗ tay vào cái giỏ:

- Nè! Chú có viết thì báo cho mọi người, ai cần ảnh Bác Hồ để thờ cứ kêu Tư Tây ở xã Bình Hàng Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là có liền nhe!

 (Theo Nguyễn Trọng Quý, trích trong cuốn "Miền Tây Nam bộ nhớ mãi Bác Hồ")

Tâm Trang (tổng hợp)

Bài viết khác:

https://lapak77s.pro/

https://lapak77slot.com/

https://lapak77slot.org/

https://allwpzone.com/

https://www.dirwell.com/

https://www.fmcpconservancy.org/

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

score8

https://www.filmhead.com/

https://www.askives.com/

https://coconutjerky.net/

https://www.progettopo.net/

https://www.score8.co.com/

https://score8slot.org/

https://score8sport.id/

https://subwaycrush.net/

https://colombianbrides.net/

https://hazladetos.org/

https://ketobhbpills.org/

https://loicwacquant.net/

https://meetupislamabad.com/

https://flawedfromthestart.org/

https://ketomegamart.com/

over138

over138

https://www.frozencortex.com/

https://www.horseandcountrysingles.com/

https://www.over138.com/

https://teenageteardrops.com/

https://urbanyogissg.com/

https://myannabellelane.com/

https://northlandsclinic.com/

https://over138.info/

https://over138.net/

https://over138.org/

https://over138.xyz/

https://findonlineessaywriters.com/

https://unlimiteddetailtechnology.com/

https://www.under138.com/

https://www.under138.info/

https://bsimotors.com/

https://bukuberita.com/

https://momandpopphoto.com/

https://stellardawncentral.com/

https://weissministry.com/

https://www.jamvybez.com/

               
    |\__/,|   (`\
    |o o  |__ _) brands
  _.( T   )  `  / 
 ((_ `^--' /_<  \
 `` `-'(((/  (((/  

https://poltekpelsulut.ac.id/wp-content/lp77/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Olymp/

https://green.umk.ac.id/templates/system/Lapak77/

https://green.umk.ac.id/images/2017/04/06/scr8/

http://crm.giftalove.com/barcodes/love/

http://crm.giftalove.com/images/

http://admin.thepackersmovers.com/CompanyDocument/packing/

http://admin.thepackersmovers.com/images/black/

https://res.giftalove.com/images/News/berita/

https://inkhaspress.inkhas.ac.id/artikel/

https://simtak.itpb.ac.id/codes/

https://simtak.itpb.ac.id/config/system/

https://mpd.langsakota.go.id/wp-content/sm/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/lapak77-slot-gacor-thailand-2025.html

https://stieprasetiyamandiri.ac.id/sdana/

https://stiesabang.ac.id/lapak77-slot-gacor-thailand-2025/

https://stiesabang.ac.id/under138-slot-gates-of-olympus-gacor-terbaru/

https://siakad.itpa.ac.id/system/lapak77pro/

https://giahungpro.vn/slot-pgsoft-terbaru-bet400-bisa-maxwin/

https://lms.akabi.ac.id/situs-gacor-gampang-menang-terbaru-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-gacor-terbaru-gampang-menang-2025/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/situs-deposit-dana-5000-sudah-maxwin-tanpa-batas/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/daftar-situs-slot-maxwin-gacor-tanpa-batas-tiap-hari/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/raja-situs-gacor-2025-gampang-menang/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/link-daftar-slot-online-gacor-2025-sever-thailand/

https://surat-fipk.iakntarutung.ac.id/slot-online-2025-gacor-hari-ini/