103.Phải thật sự bảo đảm lợi quyền của phụ nữ
Ngày xưa, Bà Trưng, Bà Triệu, đã phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân. Trong lịch sử của dân tộc ta nhất là những thời kỳ cách mạng và kháng chiến, phụ nữ đã rất dũng cảm. Hiện nay,phụ nữ đang góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ - Diệm ở miền Nam.
Dưới chế độ phong kiến và thực dân, phụ nữ bị áp bức tàntệ. Ngoài xã hội thì phụ nữ bị xem khinh như nô lệ. Ở gia đình thì họ bị kìm hãm trong xiềng xích “tam tòng”.
Dưới chế độ xã hội chủnghĩa của chúng ta, phụ nữ đã được giải phóng. Hiến pháp đã quy định rõ quyền bình đẳng của phụ nữ. Luật hôn nhân và gia đình đã công bố rõ ràng. Xin trích mấy điều sau đây:
Điều 3 - Cấm: Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.
Điều 18 - Cha mẹ không được hành hạ con cái, không được đối xử tàn tệ với con dâu.
Điều 12 - Trong gia đình vợ chồng bình đẳng về mọi mặt.
Điều 13 - Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ... xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Nói chung thì đồng bào ta đều theo đúng pháp luật. Nhưngvẫn còn một số người làm sai. Thí dụ: - Con không bằng lòng hoặc con chưa đến tuổi pháp luật đã định (con trai 20 tuổi, con gái 18 tuổi), mà cha mẹ đã ép buộc chúng cưới vợ, lấy chồng; con không làm theo thì chửimắng, đánh đập. Tệ yêu sách của cải trong việc cưới hỏi vẫn thường xảy ra.
- Khinh rẻ phụ nữ, và dã man nhất là thói đánh vợ. Trong nhân dân và trong một số cán bộ và đảng viên vẫn còn cái thói xấu ấy. Thậm chí có cán bộ và đảng viên đánh vợ bị thương nặng khi vợ mới ở cữ! Mẹ chồng và chị em chồng đã không can ngănthì chớ, lại còn tham gia “thượng đấm tay, hạ đá chân”!
- Điều đáng trách nữa là, trước những hành động xấu xa và phạm pháp đó, chi bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thường nhắm mắt làm ngơ!
Từ nay, đảng bộ, chính quyền và đoàn thể quần chúng (trước hết là đoàn thể phụ nữ và thanh niên) cần phải ra sức tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình sâu rộng hơn nữa và phải chấp hành thật nghiêm chỉnh. Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của phụ nữ cần được thật sự bảo đảm. Bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình.
Gia đình là hạt nhân của xã hội. Mọi gia đình đều đoàn kết cộng lại thành xã hội đại đoàn kết. Đại đoàn kết là sức mạnhvô địch của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và trong sự nghiệp đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
T.L.
Báo NhânDân, số 3199, ngày 28-12-1962.103
104. Trước ngày 09 tháng 3 năm 1963
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho em Lại Thị Thanh, 13 tuổi, học sinh lớp 6 xã Tam Dương (Vĩnh Phúc), dũng cảm nhảy xuống sông cứu một em gái 9 tuori sắp chết đuối.104
105. Ngày 24 tháng 3năm 1963
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu của Người cho chị Phạm Thế Lương, chủ nhiệm Hợp tác xã Tráng Liệt (Kẻ Sặt, Hải Dương) luôn nghĩ cách làm giàu cho Hợp tác xã.105
106. Thư chúc Tết đồng bào Hải Phòng
Nhân dịp nǎm mới, Bác gửi lời chúc Tết cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và toàn thể đồng bào Hải Phòng: Nǎm mới, cố gắng mới, thắng lợi mới.
Nǎm nay, các cô, các chú phải ra sức đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Trong công nghiệp, phải ra sức đẩy mạnh việc hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, nâng cao nǎng suất lao động, làm đúng khẩu hiệu: nhanh, nhiều, tốt, rẻ.
Ở trong nông nghiệp, phải ra sức cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, trước mắt phải ra sức chống hạn cho kỳ được.
Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động phải gương mẫu trong mọi việc.
Các cô phụ nữ thì tích cực thi đua 5 tốt.
Các cháu nhi đồng phải thi đua làm đúng 5 điều Bác dặn.
Các cô, các chú ǎn Tết cho vui vẻ, phấn khởi nhưng phải tiết kiệm, ǎn Tết xong phải khẩn trương sản xuất ngay.
Nhân dịp đồng chí Chủ tịch Antônin Nôvốtni, các vị cùng đi và Bác về thǎm Hải Phòng, mong các cô, các chú đẩy mạnh thi đua về mọi mặt. Nǎm ngoái trong đợt thi đua giành danh hiệu Titốp, Hải Phòng đã đạt thành tích tốt. Nǎm nay, cá nhân, đơn vị nào thi đua đạt thành tích tốt thì sẽ được tặng thưởng danh hiệu Nôvốtni.
Xuân Quý Mão, nǎm 1963
HỒ CHÍ MINH
In trong sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng, Nxb. Hải Phòng, 1985, tr.124-125.106
107. Bài nói tại Hội nghị cán bộ phát động cuộc vận động “cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc”
Các đồng chí,
Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở cuộc vận động “cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc”. Cuộc vận động này rất cần thiết, rất kịp thời.
Từ cải cách ruộng đất đến tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, từ tổ chức hợp tác xã đến cuộc vận động cải tiến này, đó là những giai đoạn tiến lên của nông nghiệp ta.
Để làm tốt cuộc vận động này, chúng ta cần phải làm cho mỗi một người nông dân hiểu thấu rằng mọi chính sách của Đảng đều nhằm mục đích không ngừng nâng cao đời sống của nông dân.
Để đạt mục đích ấy, chúng ta cần phải tập trung lực lượng làm cho nước ta sản xuất ngày càng nhiều lương thực; trồng càng nhiều cây công nghiệp; chǎn nuôi càng nhiều trâu, bò, lợn, gà …
Muốn có kết quả đó, thì nhất định phải cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật.
- Ai sẽ là người trực tiếp thực hiện những việc đó? Những việc đó phải do cán bộ và xã viên hợp tác xã thực hiện. Vì vậy, tôi thânái kêu gọi các cụ phụ lão, chị em phụ nữ và toàn thể cán bộ cùng xã viên hợp tác xã hãy hǎng hái tham gia cuộc vận động này. Với tinh thần làm chủ, mọi người hãy đưa hết trí tuệ và lực lượng của mình góp phần làm cho cuộc vận động kết quả tốt.
- Các cấp ủy đảng và Đoàn thanh niên từ tỉnh đến huyện, đến xã phải ra sức lãnh đạo tốt cuộc vận động. Cán bộ kỹ thuật và các ngành như công nghiệp, thuỷ lợi, vǎn hóa, v.v. phải ra sức giúp đỡ và phục vụ tốt cuộc vận động.
Đợt thí nghiệm của cuộc vận động đã có những kinh nghiệm tốt.
Ví dụ: Các đồng chí Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính Nghệ An đã đi sâu đi sát một số hợp tác xã, đã điều tra, nghiên cứu, đã cùng chi bộ và ban quản trị hợp tác xã tổng kết tình hình, thiết thực đề ra nội dung và yêu cầu của cuộc vận động. Các đồng chí ấy thường xuyên đi kiểm tra và giúp đỡ các huyện, các xã, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm và đào tạo thêm cán bộ.
Đó là một cách lãnh đạo tốt.
Một kinh nghiệm khác: Vừa rồi ở huyện Duy Tiên (Hà Nam) có 10 xã chống hạn kém. Họ kêu thiếu nước, thiếu trâu, thiếu người làm, v.v.. Tất cả các đồng chí trong ban thường vụ huyện uỷ đã chia nhau về các xã đó. Đến xã nào, họ mời bí thư chi bộ và chủ tịch xã ấy họp ngay tại ruộng bị hạn để bàn cách giải quyết. Nhờ cách chỉ đạo thiết thực đó chỉ trong 3 ngày, 10 xã ấy đã có đủ nước cấy xong 2.200 mẫu bị hạn. Nhân dân đã nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí huyện ủy.
Trong việc huyện Duy Tiên còn cho chúng ta thấy một khía cạnh khác: Vì sao mà các chi bộ nơi đó không biết giải quyết việc chống hạn? Vì sao ruộng đã cấy xong là 8.809 mẫu, thì báo cáo là 5.658 mẫu? Ruộng bị hạn là 2.560 mẫu thì bán cáo là 6.115 mẫu? Vì sao các chi bộ cố ý báo cáo sai sự thật như vậy?
Đó là một vấn đề cần phải nghiên cứu và giải quyết, không nên để có những sự giả dối như vậy. Báo cáo phải thật thà, phải có tinh thần trách nhiệm. Nói tóm lại, phải củng cố tốt chi bộ và ban quản trị thì cuộc vận động sẽ kết quả tốt. Cũng như trong mọi việc khác, trong cuộc vận động này, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải xung phong gương mẫu. Trung ương sẽ xem kết quả tốt hay là kém của cuộc vận động mà đánh giá mỗi chi bộ, chi đoàn và các cấp ủy huyện, tỉnh và các ngành.
Một điểm nữa cần nhấn mạnh là:
Cải tiến đến đâu cần phải thật tốt và thật chắc đến đó. Phải làm khẩn trương, nhưng tuyệt đối tránh nóng vội, qua loa.
Các đồng chí,
Cuộc vận động này bao gồm cả nội dung tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật. Vì vậy, phải phát động tư tưởng của quần chúng. Phải đi sâu vào việc tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Phải ra sức cải tiến kỹ thuật. Có như vậy mới bảo đảm thắng lợi toàn diện. Cuộc vận động này thắng lợi sẽ giúp chúng ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và trong sự nghiệp đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Chúc các động chí cố gắng, quyết giành cho được nhiều thành công.
Nói ngày 7-3-1963.
Báo Nhân Dân,số 3275, ngày 15-3-1963.107
108. Đại hội phụ nữ quốc tế
Đại hội phụ nữ quốc tế đang họp ở Mátxcơva là một cuộc hội họp rất lớn. Dự hội có 119 đoàn đại biểu, trong đó:
Châu Á có 28 đoàn; kể cả Đoàn đại biểu phụ nữ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam,
Châu Phi có 39 đoàn,
Châu Âu có 27 đoàn,
Châu Mỹ có 25 đoàn,
Tất cả là 1.400 người.
Mục đích của Đại hội là: đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự do của phụ nữ, hạnh phúc của trẻ con.
Bốn điều ấy là mục đích chung của tất cả những người lương thiện trên thế giới.
Muốn giữ gìn hòa bình thì phải ngăn ngừa chiến tranh. Muốn ngăn ngừa chiến tranh thì phải đấu tranh chống bọn âm mưu gây chiến, tức là bọn thực dân đế quốc, do Mỹ cầm đầu.
Bà Sôncurôva (người Udơbêkixtan, Chủ tịch Hội Liên lạc văn hóa với nước ngoài) nói rất đúng: “Đại hội này làmột đại hội đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Đã đến lúc tiêu diệt chủ nghĩa đó. Nó là một vết nhơ cho thế kỷ thứ XX này...”.
Tổng Thư ký Hội Phụ nữ Inđônêxia là bà M. Xiuvi cũng nói: “Đây là một cuộc biểu tình hùng mạnh của tất cả những người phụ nữ đang đấu tranh chống áp bức và bóc lột, chống tất cả những cực khổ do thực dân đế quốc gây ra...”.
Hòng lừa bịp nhân dân thế giới, trước hôm Đại hội phụ nữ quốc tế khai mạc, trùm đế quốc Mỹ là Tổng thống Kennơđi cũng nói giọng “hòa bình”. Hôm 23-6-1963, y nói ở Tây Đức: “Chúng ta chỉ muốn có một thứ chiến tranh là chiến tranh chống bần cùng, chống dốt nát và bệnh tật...”.
Nhưng “khỉ không sao giấu được đuôi”. Cũng trong hôm đó,Kennơđi đã nói: “Mỹ sẽ làm hết sức mình để các nước tự do giữ vững được sự tự do của mình từ Bá Linh đến Sài Gòn” (tức là miền Nam Việt Nam).
“Tự do” kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam sự thật ra sao?
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 vừa được ký kết, thì đế quốc Mỹ nhảy vào thay thế thực dân Pháp và nặn ra chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Rồi từ đầu tháng 8-1954 đến tháng 10-1962 tự do kiểu Mỹ đã diễn ra bằng những con số (chưa thật đầy đủ) như sau:
140.000 người bị giết,
350.000 người bị giam trong hơn 900 nhà tù,
600.000 người bị tra tấn thành tàn tật. Trong số người đó, một phần khá lớn là đàn bà. Ngoài ra có:
6.000 trẻ con bị giam cầm, ngược đãi,
14.000 phụ nữ bị hãm hiếp.
Có hàng trăm phụ nữ (bé gái 10 tuổi và cụ già 70), sau khi bị hãm hiếp, lại bị mổ bụng, chặt đầu, moi gan, khoét mắt...
Lại còn hàng chục vạn phụ nữ và trẻ con bị nhốt trong nhữngđịa ngục trần gian mà Mỹ - Diệm gọi là “ấp chiến lược”.
Chính vì để giữ gìn hòa bình thế giới và độc lập của nước nhà, bảo vệ tự do của mình và hạnh phúc của con cháu, mà người phụ nữ miền Nam Việt Nam đang chen vai sát cánh cùng toàn dândũng cảm chiến đấu chống Mỹ - Diệm. Phụ nữ miền Bắc thì đều hăng hái thì đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đểủng hộ chị em ruột thịt ở miền Nam.
Chúng ta tin chắc rằng trong cuộc đại hội ở Mátxcơva, chị em phụ nữ khắp năm châu sẽ nghiêm khắc lên án bọn Mỹ - Diệm; hết lòng đồng tình và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng cho đến thắng lợi cuối cùng.
THANH LAN
Báo Nhân Dân, số 3377, ngày 26-6-1963.108
Thu Hiền (tổng hợp)
--------------
103. Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tập 13, tr.523-524.
104, 105. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, sđd, tập 8, tr.280;tr.286.
106, 107, 108. Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tập 14, tr.15-16; tr.42-44; tr.127-129